intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Tuân thủ điều trị và hiệu quả kiểm soát hen ở người trưởng thành điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng ở người bệnh trưởng thành bị hen phế quản điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh – Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang năm 2020; đánh giá hiệu quả kiểm soát hen liên quan đến tuân thủ điều trị và một số yếu tố khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Tuân thủ điều trị và hiệu quả kiểm soát hen ở người trưởng thành điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG THỊ HUY TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HEN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Mã chuyên ngành: 8.72.03.01 Hà Nội - 2020
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, số lượng người dân đến khám và điều trị bệnh hen phế quản tại phòng khám hô hấp - Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang ngày càng tăng lên. Từ quan sát thực trạng cho thấy số người bệnh HPQ có hiệu quả điều trị chưa cao, chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện, liên quan đến việc tuân thủ điều trị và hiệu quả kiểm soát cơn hen của người bệnh chưa đạt hiệu quả. Việc tuân thủ điều trị và kiểm soát hen của người bệnh không đúng cách là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến việc kiểm soát bệnh hen không hiệu quả và khiến tỷ lệ nhập viện tăng gấp nhiều lần. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, có ít nhất 20% người bệnh tuân thủ điều trị và kiểm soát hen không đúng cách [15]. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang là một bệnh viện đặc biệt hàng đầu tiếp nhận khoảng 2000 lượt bệnh nhân đến khám mỗi ngày, có khoảng 100 lượt bệnh nhân khám và điều trị trong đó có 40 lượt bệnh nhân hen phế quản. Việc tuân thủ điều trị và kiểm soát hen đúng cách là một yếu tố rất quan trọng kiểm soát cơn hen của người bệnh. Người bệnh không biết cách sử dụng thuốc, không tuân thủ tái khám hoặc không thực hiện đúng các vấn đề phòng tránh theo lời dặn sẻ dẫn đến không kiểm soát được cơn hen, điều trị tốn kém, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng tuân thủ điều trị và kiểm soát hen do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tuân thủ điều trị và hiệu quả kiểm soát hen ở người trưởng thành điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở người bệnh trưởng thành bị hen phế quản điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh – Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang năm 2020. 2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen liên quan đến tuân thủ điều trị và một số yếu tố khác.
  3. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược về giải phẫu cơ quan hô hấp Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường; có tính chất đàn hồi, xốp và mềm. Phổi nằm trong lồng ngực. 1.2. Bệnh hen phế quản 1.2. Định nghĩa hen phế quản Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp trong đó có nhiều loại tế bào và thành phần tế bào tham gia. Viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí làm xuất hiện khò khè, khó thở, nặng ngực và ho đặc biệt là về ban đêm và sáng sớm tái đi tái lại [27], [14]. 1.2.2. Chẩn đoán HPQ Theo hướng dẫn của GINA 2018. 1.3. Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản Có 3 hiện tượng bệnh lý cơ bản: viêm, co thắt và gia tăng tính phản HPQ. 1.4. Yếu tố nguy cơ của hen phế quản 1.4.1. Yếu tố chủ thể Cơ địa dị ứng (atopy); Tăng phản ứng đường thở; Béo phì; Giới tính; Trẻ em. 1.4.2. Yếu tố môi trường Các loại dị nguyên; Yếu tố nghề nghiệp; Khói thuốc lá; Ô nhiễm không khí; Nhiễm trùng hô hấp bao gồm; Chế độ ăn. 1.4.3. Các yếu tố làm nặng cơn hen Dị nguyên; Gắng sức, Tăng thông khí; Thay đổi thời tiết; Thực phẩm, thuốc và các chất phụ gia [26]. 1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 1.5.1. Lâm sàng
  4. 3 Triệu chứng cơ năng: Ho khan, có nhiều đờm rãi, khò khè, khó thở, nhịp thở nhanh, tức ngực [14], [13]. - Triệu chứng thực thể: Gõ phổi; Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, trẻ nhỏ có thể có cả ran ẩm (trong cơn); Biểu hiện lồng ngực hình thùng [1], [15]. 1.5.2. Cận lâm sàng Xét nghiệm máu, đờm; X-Quang; Thăm dò chức năng thông khí phổi. Bảng 1.2. Các mức độ kiểm soát hen theo GINA 2017 Kiểm soát triệu chứng Mức độ kiểm soát hen Trong 4 tuần qua người bệnh có? Kiểm Kiểm soát Không kiểm soát tốt một phần soát được Triệu chứng hen ban ngày nhiều Có = 1 Không 1 – 2 yếu 3 – 4 yếu tố hơn 2 lần trong 1 tuần? Không = 2 có yếu tố Phải thức giấc nửa đêm vì khó thở Có = 1 tố nào Không = 2 đã nêu Nhu cầu cần phải dung thuốc cắt Có = 1 ở trên cơn 2 lần 1 tuần Không = 2 Bất kỳ hoạt động nào bị hạn chế Có = 1 do hen Không = 2 1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản Theo tiêu chuân của GINA 2018. 1.6. Điều trị hen phế quản Theo tài liệu y khoa được công bố trên thế giới và Việt Nam. 1.7. Giáo dục sức khỏe Vào năm 1992 GINA hoạt động giáo dục sức khỏe được hướng dẫn cụ thể và ngày càng hoàn thiện theo số lần công bố GINA mới. 1.8. Tuân thủ điều trị hen phế quản - Sự tuân thủ có liên quan đến bệnh nhân. - Sự tuân thủ có liên quan đến cơ sở y tế. - Yếu tố liên quan đến nhân viên y tế. 1.9. Tăng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân hen phế quản Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo việc tăng tuân thủ điều trị gồm:
  5. 4 + Cải thiện các yếu tố liên quan đến người bệnh. + Cải thiện các yếu tố liên quan đến thầy thuốc. + Cải thiện các yếu tố về cơ sở y tế, quản lý dịch vụ. 1.10. Các rào cản trong tuân thủ điều trị: ❖ Chủ quan: Kiến thức và hiểu biết; Thái độ của bệnh nhân ❖ Khách quan: Thu nhập; nơi ở; việc làm…. 1.11. Các nghiên cứu cứu liên quan trong và ngoài nước: ❖ Các nghiên cứu tại Việt Nam ❖ Các nghiên cứu trên thế giới
  6. 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu sẻ được thực hiện từ 01/2020 đến 4/2020 tại Khoa Khám Bệnh – Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Kiên Giang. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh được chuẩn đoán HPQ có đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn, đang khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, BVĐK Kiên Giang. 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Người bệnh được chuẩn đoán là HPQ theo hướng dẫn của GINA 2018. - Đang khám và điều trị ngoại trú. - Người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Người bệnh có khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi. - Người bệnh HPQ > 18 tuổi. 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh không đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn như trên. 2.2.3. Thu nhập thông tin * Các thông tin cá nhân: Độ tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, khu vực sinh sống và thời gian mắc bệnh của người bệnh. * Thực trạng tuân thủ điều trị hen phế quản:Thực hành sử dụng thuốc; Tái khám; Thực hành phòng tránh; * Hiệu quả kiểm soát hen (ACT). * Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen phế quảntham gia nghiên cứu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu Mô tả cắt ngang có phân tích. 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
  7. 6 * Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện * Cỡ mẫu p  (1 − p) n = Z21-α/2 Trong d 2 đó: n: cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu. Z = hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa α = 0,05 hệ số tin cậy z =1,96. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Chính năm 2017 [2] lấy p = 0,85d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d = 5% (0,05). Cỡ mẫu cần thu thập là 194 người. 2.3.3. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu Do đặc trưng tại đơn vị nghiên cứu, việc khám và điều trị bệnh cũng như hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị chỉ xoay quanh vấn đề tuân thủ thực hành sử dụng thuốc, tái khám và thực hành theo lời dặn của bác sĩ điều trị. Chưa triển khai được vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân hen ngoại trú. Các tiêu chí đánh giá gồm: Tuân thủ dùng thuốc; Tuân thủ phòng tránh; Tuân thủ tái khám. 2.3.4. Quy trình thu nhập số liệu Bước 1: Sau khi có sự cho phép của Ban Lãnh Đạo Bệnh Viện và Lãnh Đạo Khoa, nghiên cứu viên tiếp cận với người bệnh hen phế quản đến khám tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kiên Giang trong thời gian thu thập số liệu. Giải thích cho người bệnh mục tiêu nghiên cứu, quyền lợi của người bệnh khi tham gia vào nghiên cứu và tiến hành mời người bệnh tham gia nghiên cứu. Bước 2: Quan sát trực tiếp người bệnh về các đặc điểm lâm sàng của HPQ. Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp người bệnh sử dụng bộ câu hỏi: Tuân thủ điều trị; Sự kiểm soát HPQ của người bệnh và các thông tin khác của người bệnh. 2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu thu thập và xữ lý, phân tích Excel 2010 và SPSS 20.0. Dữ liệu được tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các thông số so sánh, phân tích hồi quy đa biến logistic.
  8. 7 2.3.6. Đạo đức nghiên cứu Đảm bảo các vấn đề đạo đức cần có trong nghiên cứu khoa học.
  9. 8 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (n = Tỷ lệ (%) 194) Giới tính Nam 105 54,1 Nữ 89 45,9 18 - 39 24 12,4 Độ tuổi 40 – 50 27 13,9 51 – 60 46 23,7 > 60 97 50 Cấp 1 86 44,3 Cấp 2 43 22,2 Học Vấn Cấp 3 39 20,1 Đại học 20 10,3 Sau đại học 6 3,1 Công nhân 17 8,8 Nông dân 39 20,1 Nghề Công chức 28 14,4 nghiệp Nội trợ 23 11,9 Hưu trí 19 9,8 Khác 68 35,1 Khu vực Thành thị 94 48,5 sinh sống Nông thôn 100 51,5 Thu nhập Dưới 5 triệu 103 53,1 Từ 5 – 9 triệu 64 33 Trên 9 triệu 27 13,9 Thời gian Dưới 6 tháng 28 14,4 mắc bệnh Từ 6 – 1 năm 43 22,2 Trên 1 năm 123 63,4
  10. 9 3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ST Nội Dung Cón (%) Không n T (%) 1 99 95 Hẹp đường thở (ran rít) (51%) (49%) 2 52 142 Gắng sức hô hấp (thở ngắn, ngắt quảng, co kéo) (26,8%) (73,2%) 3 Rối loạn thông khí và khuyết tán khí (tím tái, 1 193 giảm oxy não) (0,5%) (99,5%) 4 Căng giãn phổi và tim mạch (lồng ngực căng 10 184 vòng, mạch đảo) (5,2%) (94,8%) 3.3. Mức kiểm soát hen của người bệnh MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CƠN HEN Kiểm soát không tốt Kiểm soát tốt Phải ngừng hoạt động do bệnh Tất cả các ngày Hầu hết các Một số ngày Chỉ 1 ngày Không ngày nào ngày 0 (0%) 0 (0%) 31 (16%) 94 (48,5%) 69 (35,6%) Có thường cảm thấy khó thở không? >1 lần/ ngày = 1 lần/ ngày 3-6 lần/ tuần 1-2 lần/ tuần Không có lần nào 0 (0%) 1 (0,5%) 53 (27,3%) 124 (63,9%) 16 (8,2%) Thường phải thức giấc hay dậy sớm vì các triệu chứng của hen >4 lần/ tuần 2-3 lần/ tuần 1 lần/ tuần Chỉ 1-2 lần/ Không có lần tháng nào 1 (0,5%) 2 (1%) 37 (19,1%) 114 (58,8%) 40 (20,6%) Trong 4 tuần vừa qua, bạn có thường phải sử dụng các loại thuốc cắt cơn hen dạng khí dung không? ≥ 3 lần/ngày 1-2 lần/ngày 2-3 lần/ngày ≤ 1 lần/tháng Không có lần nào 0 (0%) 3 (1,5%) 49 (25,3%) 94 (48,5%) 48 (24,7%) Trong 4 tuần vừa qua, bạn xếp loại kiểm soát cơn hen của mình như thế nào? Không kiểm Kiểm soát Được kiểm Kiểm soát tốt Kiểm soát hoàn soát được chút kém soát một chút toàn nào 0 (0%) 3 (1,5%) 53 (27,3%) 110 (56,7%) 28 (14,4%)
  11. 10 Số điểm kiểm soát trung bình 19,78 điểm, so sánh với tiêu chí hiệu quả kiểm soát hen thì kết quả bình quân là Không đạt(điểm đạt là 0,05). Chưa tìm thấy sự khác nhau giữa thức giấc vì hen và giới tính của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05). Có sự khác biệt về sử dụng thuốc cắt cơn hen trong 4 tuần qua giữa hai giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhận xét chủ quan về kiểm soát cơn hen trong 4 tuần qua với giới tính của người bệnh HPQ (p > 0,05). 3.4. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân Điểm trung bình về tuân thủ cả 3 nhóm yếu tố là 23,02; trong đó nam giới là 22,94; nữ giới là 23,12. Điểm trung bình về tuân thủ tái khám chung là 3,16; trong đó nam giới là 3,19; nữ giới là 3,13. Điểm trung bình về tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ là 10,51; trong đó nam giới là 10,5; nữ giới là 10,52. Điểm trung bình về tuân thủ sử dụng thuốc là 9,35; trong đó nam giới là 9,25; nữ giới là 9,47. Tỷ lệ tuân thủ tái khám tốt là 64,9%; trong đó nam giới là 64,8%, nữ giới là 65,2%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ tốt là 81,4%; trong đó nam giới là 81,9%, nữ giới là 80,9%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc tốt là 55,2%; trong đó nam giới là 51,4%, nữ giới là 59,6%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  12. 11 Tỷ lệ tuân thủ chung tốt là 95,4%; trong đó nam giới là 97,1%, nữ giới là 93,3%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.5. Sự ảnh hưởng của tuân thủ điều trị đến hiệu quả kiểm soát hen Những người không khám định kỳ có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 6,36 lần so với những người khám định kỳ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,07; OR = 6,36 (1,67-24,28). Những người có dấu hiệu bất thường mà không đi khám có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 3,95 lần so với những người có đi khám, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,046; OR = 3,95(1,03-15,2). Những người không ngừng hút thuốc có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 4,42 lần so với những người ngừng hút thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,036; OR = 4,42 (1,1-17,73). Những người không tránh thức ăn dị ứng, kích ứng cơn hen có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 12,52 lần so với những người tránh thức ăn dị ứng, kích ứng cơn hen, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001; OR = 12,52 (2,98- 52,65). Những người không tránh môi trường kích ứng cơn hen có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 4,73 lần so với những người tránh môi trường kích ứng cơn hen, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,040; OR = 4,73 (1,07-20,81). Những người không sử dụng thuốc đúng giờ có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 14,02 lần so với những người sử dụng thuốc đúng giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000; OR = 14,02(3,17-62,0). Những người sử dụng không đúng loại thuốc có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 11,58 lần so với những người sử dụng đúng loại thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002; OR = 11,58 (2,43-55,21). Những người sử dụng thuốc không đúng phương pháp có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 5,49 lần so với những người sử dụng thuốc đúng phương pháp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,025; OR = 5,49(1,24-24,22).
  13. 12 3.6. Một số yếu tố liên quan khác ảnh hưởng hiệu quả kiểm soát hen Những người có trình độ học vấn trên cấp 3 có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 23,02 lần so với những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002; OR = 23,02 (3,26-162,47). Các yếu tố liên quan khác (Nhóm tuổi, giới tính, thu nhập bình quân, nghề nghiệp, khu vực sống, thời gian mắc bệnh) không có ý nghĩa thống kê vì đều có P >0,05.
  14. 13 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu Đặc điểm giới tính: Không có sự chênh lệch nhiều về giới tính ở người bệnh hen phế quản: Nam giới chiếm tỷ lệ 54%, còn nữ giới có tỷ lệ 46%. Phù hợp với kết quả của nhóm tác giả PGS.TS Trần Thúy Hạnh và cộng sự. Đặc điểm độ tuổi: Phần lớn bệnh nhân HPQ có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên (50%), tuổi mắc bệnh HPQ ít nhất là từ 18 – 39 tuổi (12%). Tương đồng với độ tuổi thống kê của các nghiên cứu đã công bố. Có ý nghĩa trong việc khám bệnh và thường xuyên kiểm tra hô hấp ký, chuẩn đoán hen phế quản sớm ở những đối tượng sau 50 tuổi là rất cần thiết. Trình độ học vấn: Bệnh nhân HPQ có mức trình độ học vấn khá thấp, 44,3% ở mức học cấp 1 và 22,3% người dân có trình độ học vấn là mức cấp 2. Việc nhận thức thức của người bệnh sẻ ảnh hưởng đến thối quen đời sống và ý thức phóng tránh bệnh tật. Đặc điểm về nghề nghiệp: Chiếm tỷ lệ cao là nghề khác (lao dộng tự do, người mất sức lao dộng)chiếm 35,1%. Nông dân chiếm 20,1%,Hưu trí chiếm 9,8%. Công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,8 %. Kết quả tương đồng với các nghiên cứu khác. Yếu tố nghề nghiệp có tác động đến môi trường và điều kiện tuân thủ, phòng tránh ở người bệnh hen điều trị ngoại trú. Đặc điểm khu vực sinh sống: Trong các báo cáo trước đây cho thấy mức phân bố giữa 2 khu vực là không cố định. Tuy nhiên, vùng nông thôn thường chiếm tỷ lệ cao hơn (kết quả nghiên cứu này là 51,5%). Đặc điểm thu nhập: Mức thu nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm 53,1%, đời sống của bệnh nhân được đảm bảo nhưng không khá giã. Ở các nghiên cứu trước người bệnh hen có đời sống kinh tế là mức đủ ăn (tỷ lệ chiếm từ 82% trở lên).
  15. 14 Mức thu nhập quyết định về điều kiện sống, phòng tránh và chi phí cho việc khám, điều trị bệnh ở bệnh nhân hen. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh: Bệnh nhân HPQ được khảo sát có thời gian mắc bệnh trên 1 năm chiếm phần lớn (63,4%). Tuy nhiên, mức 14,4% bệnh nhân mới mắc bệnh đến khám và điều trị HPQ cũng là con số đáng chú ý. 4.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh Đặc điểm hẹp đường thở (51%), gắng sức hô hấp (28,6%) phần lớn ở bệnh nhân mức kiểm soát hen kém giao động ở mức xếp loại 3. Tương đồng với kết quả ghi nhận ở những nghiên cứu trước đây. Tình trạng người bệnh có có đặc điểm căng giãn phổi và tim mạch (5,2%) thông thường là có đi kèm bệnh lý như huyết áp, bệnh tim hay những trường hợp có bệnh về phổi mãn tính, tỷ lệ rất thấp. Đặc điểm rối loạn thông khí và khuyết tán khí hiếm gặp ở bệnh nhân điều trị ngoại trú. Trong số dữ liệu thu thập có ghi nhận 1 trường hợp lên cơn hen kịch phát khi đang khám bệnh, có bệnh lý tim mạch kèm theo. Kết quả phù hợp với các tài liệu về đặc điểm lâm sàng của bệnh HPQ đã công bố. 4.3. Mức độ tự kiểm soát hen của người bệnh. Điểm kiểm soát trung bình 19,78 điểm, chưa đạt (
  16. 15 Tránh nơi môi trường khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mùi mạnh còn chưa được thực hiện tốt, điểm trung bình là thấp nhất trong tất cả các yếu tố tuân thủ trong điều trị, chỉ đạt 2,01. Yếu tố tuân thủ tái khám bất thường củng chỉ đạt 2,02. Trong một nghiên cứu tươngtự được công bố 2014 cho thấy người bệnh có thái độ tích cực chỉ chiếm 49,7%. 4.5. Sự tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát hen phế quản Nhóm tuân thủ kế hoạch tái khám có P đều đạt mức ý nghĩa theo yêu cầu (P < 0,05) khi phân tích hồi quy logistic, xét tỷ số chênh OR hiệu chỉnh và so sánh tỷ lệ của các yếu tố này, cụ thể như sau: những người khám định kỳ có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 6,36 lần so với những người không khám định kỳ. Tuy nhiên, có 2,4% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt. Những người khám khi có dấu hiệu bất thường có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 3,95 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên, có 2,9% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt vì chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác như phòng tránh tác nhân khởi phát cơn hen, sử dụng thuốc theo y lệnh bác sĩ. Nhóm tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơn he có 3 biện pháp với P đạt mức ý nghĩa theo yêu cầu (P < 0,05) khi phân tích hồi quy logistic, xét tỷ số chênh OR hiệu chỉnh và so sánh tỷ lệ của các yếu tố này, cụ thể như sau: những người tuân thủ ngừng hút thuốc, cách ly với khói thuốc có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 4,42 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên 4,2% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt. Những người tuân thủ tránh thức ăn dị ứng, kích ứng cơn hen có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 12,52 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên 3,5% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt. Những người tuân thủ tránh môi trường kích ứng cơn hen có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 4,73 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên 2,8% số người bệnh tuân thủ tốt yếu
  17. 16 tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt vì chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác như sử dụng thuốc theo y lệnh bác sĩ, kế hoạch tái khám….[6]. Nhóm tuân thủ sử dụng thuốc có 3 yếu tố với P đạt mức ý nghĩa theo yêu cầu (P < 0,05) khi phân tích hồi quy logistic, xét tỷ số chênh OR hiệu chỉnh và so sánh tỷ lệ của các yếu tố này, cụ thể như sau:những người tuân thủ sử dụng thuốc đúng giờ có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 14,02 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên 3,5% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt. Những người tuân thủ sử dụng thuốc đúng loại có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 11,58 lần so với những người không tuân thủ. Những người tuân thủ sử dụng thuốc đúng phương pháp có khả năng kiểm soát hen tốt cao gấp 5,49 lần so với những người không tuân thủ. Tuy nhiên 4,8% số người bệnh tuân thủ tốt yếu tố này vẫn không có hiệu quả kiểm soát hen tốt vì chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác như kế hoạch tái khám, các biện pháp phòng tránh phòng ngừa cơn hen. 4.6. Một số yếu tố liên quan khác ảnh hưởng hiệu quả kiểm soát hen Đối với các đặc điểm về trình độ học vấn của người bệnh có P = 0,002, đạt mức ý nghĩa thống kê. Tỷ số chênh OR hiệu chỉnh 23,02 cho thấy thấy những người có trình độ học vấn trên cấp 3 có khả năng kiểm soát hen không tốt cao gấp 23,02 lần so với những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống. Đối với các yếu tố liên quan khác không có ý nghĩa thống kê khi P > 0,05: yếu tố độ tuổi (P = 0,963); yếu tố giới tính (P = 0,191); yếu tố thu nhập bình quân (P = 0,829); yếu tố nghề nghiệp (P = 0,154); yếu tố khu vực sống (P = 0,152); yếu tố thời gian mắc bệnh (P = 0,717). Vì thế khẳng định không ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát hen.
  18. 17 KẾT LUẬN Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang với 194 người bệnh trưởng thành bị HPQ đang điều trị ngoại trú, kết luận như sau: 1. Đặc điểm lâm sàng ở người bệnh hen phế quản - Thời gian mắc bệnh của người bệnh chủ yếu là trên 12 tháng với tỷ lệ là 63,4%. - Người bệnh có triệu chứng hẹp đường thở (ran rít) chiếm 51%, gắng sức khi hô hấp (thở ngắn, ngắt quãng, co kéo) chiếm 26,8%, rối loạn thông khí và khuyết tán khí (tím tái, giảm oxy não) chiếm 0,5%, căng giãn phổi và tim mạch (lồng ngực căng vòng, mạch đảo) chiếm 5,2%. 2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen liên quan đến tuân thủ điều trị và một số yếu tố khác. - Về tuân thủ kế hoạch tái khám: những người có khám sức khỏe định kỳ và có khám khi có dấu hiệu bất thường có kết quả kiểm soát hen tốt hơn những đối tượng khác. - Về tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơn hen: những người ngừng hút thuốc, cách ly với khói thuốc, tránh thức ăn dị ứng, kích ứng cơn hen và tránh môi trường kích ứng cơn hen có kết quả kiểm soát hen tốt hơn những đối tượng còn lại. - Về tuân thủ sử dụng thuốc: những người uống thuốc đúng giờ, đúng loại thuốc, đúng phương pháp có kết quả kiểm soát hen tốt hơn. - Về những yếu tố khác: những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống có kết quả kiểm soát hen tốt hơn so với những người có học vấn trên cấp 3.
  19. 18 KIẾN NGHỊ Một là, Bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện y lệnh trong quá trình điều trị bệnh ngoại trú tại nhà: Tuân thủ dùng thuốc,tuân thủ phòng tránh và kế hoạch tái khám. Hai là, với các bác sĩ và điều dưỡng tại phòng khám cần tăng cường quan tâm tư vấn, hướng dẫn người bệnh các vấn đề tuân thủ điều trị theo phạm vi chức trách của mình. Nhắc nhở động viên người bệnh cố gắng thực hiện nghiêm túc y lệnh, lời dặn của bác sĩ mỗi khi đến tái khám tại phòng khám. Ba là, Chú trọng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng, đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của thuốc lá, các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Kêu gọi bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn sự ô nhiễm, cải thiện bầu không khí trong sạch hơn. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, lối sống lành mạnh trong toàn dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2