intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

141
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm đề xuất và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn khách đầy tiềm năng này trong thời gian tới để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc khai thác nguồn khách cho ngành du lịch Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ===  ===<br /> <br /> LÊ QUỲNH PHƢƠNG<br /> <br /> QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT - TRUNG VÀ HOẠT ĐỘNG<br /> THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA<br /> NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC<br /> <br /> Hµ néi, 2009<br /> 1<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ===  ===<br /> <br /> LÊ QUỲNH PHƢƠNG<br /> <br /> QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT TRUNG VÀ HOẠT ĐỘNG<br /> THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA<br /> NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành du lịch học<br /> (Chƣơng trình đào tạo thí điểm)<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH XUÂN DŨNG<br /> <br /> HÀ NỘI, 2009<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> “Lần đầu tiên trong lịch sử, số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cao<br /> như thế và kết quả là sự bùng nổ các công ty lữ hành tại nước này. Với tốc độ tăng<br /> trưởng chóng mặt như vậy, ngành du lịch toàn cầu sẽ phải vội vã thay mọi thứ<br /> bằng tiếng Trung để đáp ứng nhu cầu của làn sóng khách du lịch lớn nhất từ trước<br /> đến nay. Năm 1995, số người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch là 4,5 triệu. Năm<br /> 2005, con số này lên đến 31 triệu. Các chuyên gia về du lịch của Trung Quốc và<br /> thế giới dự đoán rằng ít nhất 50 triệu du khách nước này sẽ ra nước ngoài du lịch<br /> hàng năm trước năm 2010 và lên đến 100 triệu trước năm 2020[44]. Và quan trọng<br /> hơn cả như lời của ông Giám đốc Tổ chức Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương đã<br /> nói: “Họ là những người đến sau trong bản đồ du lịch, nhưng đến một cách<br /> hoành tráng”(www.langson.gov). Tổ chức Du lịch Thế giới cũng bình luận. “Tốc<br /> độ tăng trưởng của ngành du lịch quốc tế của Trung Quốc trong 5 năm qua cao<br /> nhất thế giới, với tỷ lệ 37% đến 38% mỗi năm”.<br /> Chính từ những ưu điểm và lợi thế to lớn trên, Việt Nam cũng như nhiều<br /> quốc gia khác trên Thế Giới, đã xác định Trung Quốc là một trong những thị<br /> trường gửi khách hàng đầu. Hiện nay Trung Quốc luôn được đánh giá là thị<br /> trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam. Đây là thị phần có tốc độ gia tăng<br /> rất cao, liên tục, chiếm tỉ trọng lớn, có thể nói là phát triển bền vững với tốc độ gia<br /> tăng từ 17.509 lượt khách năm 1993 lên đến 650.055 lượt khách năm 2008, chiếm<br /> phần lớn số lượng khách quốc tế vào Việt Nam (www.aseanta.org).<br /> Những điều kiện thuận lợi cùng số lượng khách lớn, mức gia tăng nhanh đã<br /> khẳng định tầm quan trọng của thị phần khách này đối với hoạt động của ngành du<br /> lịch Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác du lịch giữa<br /> hai nước, ngành du lịch Việt Nam cần phải tăng cường nghiên cứu và tìm hiểu, xây<br /> dựng định hướng để chủ động thu hút và khai thác nguồn khách. Đây là vấn đề vừa<br /> mang tính kế hoạch lâu dài, vừa mang tính cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với<br /> ngành du lịch cấp Quốc gia mà đối với hoạt động du lịch tại các điểm đón khách<br /> hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài<br /> 3<br /> <br /> “Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc<br /> của ngành du lich Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Với đề tài này, Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu về tình hình quan hệ hợp<br /> tác giữa hai nước Việt Trung; những hoạt động mà Việt Nam đã tiến hành để thu<br /> hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch Quốc tế nói chung, thực<br /> trạng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008; giải pháp<br /> ngành du lịch đã áp dụng để khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc. Trên<br /> cơ sở đó, đề xuất và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn khách đầy tiềm năng này<br /> trong thời gian tới để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc khai thác nguồn<br /> khách cho ngành du lịch Việt Nam.<br /> Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ<br /> nghiên cứu sau:<br /> - Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trưng và<br /> các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc.<br /> - Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc, cơ sở cho hoạt động thu hút<br /> khách du lịch Trung Quốc.<br /> - Một số hoạt động thu hút khách du lich Trung Quốc nói riêng và khách du<br /> lịch Quốc tế nói chung tại Việt Nam.<br /> - Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Trung<br /> Quốc tại thị trường Việt Nam.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực giữa hai nước Việt Trung và cơ cấu khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam.<br /> - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ<br /> 2003-2008, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu nghiên cứu.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Trung<br /> Quốc tại địa bàn Việt Nam.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Đây là một đề tài mang tính nghiên cứu thực tiễn, do đó trong quá trình<br /> thực hiện, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau để đảm bảo kết<br /> quả của công trình nghiên cứu: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu,<br /> phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp chuyên gia…<br /> những phương pháp này đã giúp tác giả khai thác thông tin, số liệu liên quan phù<br /> hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Đảm bảo số liệu được cập nhật, mang<br /> tính thời sự, có tính khách quan và đáp ứng được yêu cầu về kết quả nghiên cứu<br /> của đề tài. Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các<br /> chuyên gia trong vấn đề liên quan đến thị trường khách du lịch Trung Quốc.<br /> 5. Đóng góp của luận văn<br /> - Đưa ra bức tranh tổng quát về mối quan hệ hợp tác hai nước Việt Trung,<br /> đặc điểm của thị trường gửi khách Trung Quốc nói chung và cơ cấu của khách<br /> Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2008 nói riêng.<br /> - Nhìn nhận về hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và<br /> khách quốc tế nói chung giai đoạn 2003 – 2008.<br /> - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho việc phát triển thị trường khách<br /> TQ vào Việt Nam trong tương lai gần..<br /> 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu vấn đề<br /> Liên quan đến nội dung nghiên cứu về thị trường khách du lịch Trung Quốc,<br /> trước tác giả nghiên cứu đã có một số công trình liên quan công bố như:<br /> Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch, “Thị phần khách du lịch<br /> Trung Quốc của du lịch Việt Nam,, tiềm năng – hiện trạng – giải pháp khai thác và<br /> phát triển”, Cao Thị Thu Hiền, 2001.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2