TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng<br />
Chính sách xã hội Vĩnh Phúc<br />
Tác giả luận văn: Đào Anh Văn Khóa: 2009<br />
Người hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Tiên Phong<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a. Lý do chọn đề tài<br />
Vĩnh Phúc là một tỉnh đứng trong tốp đầu về tăng trưởng kinh tế từ nhiều năm<br />
trở lại đây. Mặc dù vậy, quá trình phát triển không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn<br />
như: tăng trưởng giữa các vùng không đồng đều, phân hóa giàu nghèo giữa các khu<br />
vực dân cư, giữa nông thôn - thành thị ngày càng tăng, trình độ dân trí chưa cao, việc<br />
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số còn cao... Theo thống kê<br />
của tỉnh, thiếu vốn, thiếu việc làm, không có kinh nghiệm làm việc, đông người phụ<br />
thuộc là các nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đói nghèo trong tỉnh. Do đó,<br />
giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của. Hỗ trợ vốn sản xuất kinh<br />
doanh là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo. Vốn ngân hàng đã góp phần<br />
xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, hiện<br />
chưa có một nghiên cứu được công bố nào về hiệu quả cho vay hộ nghèo của<br />
NHCSXH tại tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.<br />
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng tín<br />
dụng chính sách đối với hộ nghèo. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình<br />
tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại tỉnh Vĩnh Phúc trên hai phương diện. Thứ nhất, đánh giá<br />
hiệu quả quản lý vốn vay trong chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội qua các<br />
chỉ tiêu quy mô cho vay, khả năng quản lý mục đích sử dụng vốn của người vay, cho<br />
vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội<br />
<br />
của chương trình đối với hộ nghèo thể hiện qua các chỉ tiêu như số hộ nghèo được vay<br />
vốn, số hộ thoát nghèo, tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo<br />
- Phạm vi nghiên cứu: NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2011<br />
c. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Luận văn gồm có 3 phần:<br />
Phần I: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối<br />
với hộ nghèo, sự cần thiết phải giảm nghèo, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và<br />
rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.<br />
Phần II: Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH Vĩnh Phúc. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ<br />
nghèo tại Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua.<br />
Phần III: Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc; luận<br />
văn đưa ra 10 nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam,<br />
với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại Vĩnh Phúc, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm<br />
góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.<br />
d. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch<br />
sử, phương pháp phân tích logic hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp thực chứng<br />
dựa trên những tư liệu thực tiễn của NHCSXH Vĩnh Phúc để phân tích.<br />
e. Kết luận<br />
Mô hình NHCSXH là một mô hình ngân hàng mới ở Việt Nam, tín dụng đối với<br />
hộ nghèo mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang<br />
tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Luận văn đã khái quát được các vấn đề lý thuyết<br />
về chất lượng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của<br />
NHCSXH, đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng, qua đó đề<br />
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH.<br />
<br />