TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thăm dò<br />
và khai thác dầu khí Việt Nam”<br />
Tác giả luận văn: Lê Thu Trang<br />
<br />
Khóa: 2010-2012.<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thu Hà.<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Dầu khí là nguồn tài nguyên khoáng sản rất quan trọng đối với an ninh, nền kinh<br />
tế được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Qua gần 40<br />
năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí đã đạt được những thành tựu<br />
đáng kể. Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự phát triển và đóng góp lớn của hoạt động<br />
thăm dò và khai thác dầu khí – hoạt động chủ lực của ngành dầu khí với đặc điểm là<br />
hoạt động nhiều rủi ro, đòi hỏi chi phí lớn, công nghệ hiện đại. Những thành tựu lớn<br />
của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đạt được là nhờ phần đóng góp quan trọng<br />
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi FDI có thể đáp ứng những yêu cầu<br />
mang tính đặc thù của ngành về vốn, công nghệ cũng như hợp tác quốc tế.<br />
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài<br />
“Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào thăm dò và khai<br />
thác dầu khí Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ cho mình.<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò<br />
và hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài.<br />
Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai<br />
thác dầu khí, những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.<br />
Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành dầu khí đến 2015 và định hướng đến 2025<br />
của Đảng và Nhà nước đặt ra, đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường thu hút<br />
và nâng cao hiệu quả của hoạt động FDI trong thời gian tới.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu về các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài vào thăm dò và khai thác dầu khí Việt nam trong thời gian tới.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hợp đồng dầu khí trong lĩnh vực thăm dò<br />
<br />
-<br />
<br />
khai thác dầu khí khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành từ năm<br />
1987 đến nay.<br />
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Chương I: Cơ sở phương pháp luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.<br />
Chương II: Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào<br />
hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam.<br />
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt<br />
động thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam.<br />
d) Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng<br />
hợp, so sánh, đối chiếu giữa các kỳ số liệu.<br />
e) Kết luận<br />
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn: “Giải pháp tăng cường thu<br />
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam”<br />
đã thực hiện các nội dung sau:<br />
-<br />
<br />
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, cơ sở phương pháp luận về đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài nói chung và vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí nói<br />
riêng.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thăm dò và<br />
khai thác dầu khí Việt nam kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban<br />
hành từ năm 1987 đến nay, chỉ ra những thành tựu đạt, hạn chế và những nhân<br />
tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào thăm dò và khai thác dầu khí.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào thăm dò và khai<br />
thác dầu khí trong thời gian tới.<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN<br />
<br />
TÁC GIẢ LUẬN VĂN<br />
<br />
TS. Phạm Thị Thu Hà<br />
<br />
Lê Thu Trang<br />
<br />