BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
CAO THỊ HOÀI HƯƠNG<br />
<br />
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG<br />
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO<br />
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TỈNH KONTUM<br />
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br />
Mã số: 60.14.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN<br />
<br />
Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22<br />
tháng 08 năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản là bộ phận hợp thành của<br />
quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục- đào tạo của<br />
nhà trường, đó là những hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế<br />
hoạch, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện đặc biệt.<br />
Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản đã được nhiều người<br />
nghiên cứu, tìm hiểu, đề cập đến trên nhiều phương diện: từ hình<br />
thức, nội dung, biện pháp, hiệu quả hoạt động… nhưng trên địa bàn<br />
tỉnh KonTum vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách thỏa<br />
đáng. Để hoạt động giáo dục SKSS thành công cần thiết phải có quản<br />
lý, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục<br />
SKSS tại KonTum.<br />
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi<br />
chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức<br />
khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông tỉnh KonTum”.<br />
2. Mục đính nghiên cứu<br />
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt<br />
động giáo dục SKSS cho học sinh tại các trường THPT tỉnh<br />
KonTum.<br />
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu<br />
Khách thể nghiên cứu<br />
Công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản học<br />
sinh THPT tỉnh KonTum.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản<br />
học sinh THPT tỉnh KonTum.<br />
<br />
2<br />
<br />
4. Giả thuyết khoa học<br />
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở các trường<br />
THPT trên địa bàn tỉnh KonTum còn hạn chế.<br />
Nếu xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng<br />
quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở các trường THPT thì có thể đề<br />
xuất được các biện pháp quản lý hợp lý, khả thi góp phần nâng cao<br />
chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh<br />
ở các trường THPT tỉnh KonTum.<br />
5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục<br />
SKSS ở trường Trung học phổ thông;<br />
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục<br />
SKSS ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh KonTum;<br />
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt<br />
động giáo dục SKSS cho học sinh các trường THPT tỉnh Kon Tum.<br />
6. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở một số<br />
trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh KonTum<br />
7. Phương pháp nghiên cứu<br />
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
- Phương pháp phân tích<br />
- Phương pháp tổng hợp<br />
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
7.2.1. Phương pháp quan sát<br />
7.2.2. Phương pháp điều tra<br />
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động<br />
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia<br />
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ<br />
<br />
3<br />
<br />
7.3. Phương pháp thống kê toán học<br />
8. Đóng góp của đề tài<br />
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt<br />
động giáo dục SKSS.<br />
<br />