BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
VÕ THỊ HIỀN<br />
<br />
BIỆN PHÁP XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON<br />
HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KONTUM.<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br />
Mã số: 60.14.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng, Năm 2012<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Trần Văn Hiếu<br />
<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Giao<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sỹ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br />
ngày 14 tháng 12 năm 2012<br />
<br />
Có thể tìm luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Ngày nay, với bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kinh tế<br />
tri thức đang trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong đó giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc<br />
nâng cao chất lượng con người.Tháng 12/1996, Ban chấp hành<br />
Trung ương Đảng Khóa VIII, ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ<br />
hai, nêu rõ: “Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu.<br />
Nhận thức sâu sắc, giáo dục-đào tạo cùng với khoa học công nghệ là<br />
nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư<br />
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển... Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp<br />
của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người chăm lo<br />
cho giáo dục. Các cấp ủy và tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các<br />
đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá<br />
nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo<br />
dục-đào tạo, đóng góp trí lực, vật lực, tài lực cho giáo dục-đào tạo”.<br />
Giáo dục mầm non (GDMN) thực hiện việc chăm sóc, giáo dục<br />
trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, giai đoạn quan trọng để hình thành nhân<br />
cách, thể lực, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Trong Nghị<br />
quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội Khóa 12 đã xác định “Phổ<br />
cập giáo dục mầm non 5 tuổi” đến năm 2015.<br />
Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum nằm ở khu vực Tây Nguyên có hơn<br />
47% là dân tộc thiểu số (DTTS) với tỷ lệ nghèo 21%, tình hình<br />
GDMN còn nhiều khó khăn: nhiều trường học chưa đạt chuẩn, đội<br />
ngũ giáo viên còn thiếu và một bộ phận còn yếu về chuyên môn;<br />
nhận thức của cộng đồng về giáo dục và công tác XHH GDMN đúng<br />
nhưng chưa được đầy đủ.<br />
<br />
2<br />
<br />
Qua thời gian thực hiện Chương trình hỗ trợ Giáo dục Kon Tum<br />
từ năm 2006 - 2012, tôi đã có điều kiện tham gia vào công tác XHH<br />
GDMN tại một số huyện miền núi Kon Tum. Xuất phát từ những vấn<br />
đề nêu trên và với những kiến thức có được khi theo học khóa học<br />
Cao học Quản lý giáo dục, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp xã<br />
hội hóa giáo dục mầm non huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” cho luận<br />
văn tốt nghiệp.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng XHH<br />
GDMN tại huyện Đăk Hà, đề xuất biện pháp tăng cường công tác<br />
XHH GDMN ở các trường Mầm non, góp phần nâng cao chất lượng<br />
giáo dục Mầm non tại địa phương.<br />
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Khách thể nghiên cứu<br />
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
3.3. Đối tƣợng khảo sát<br />
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC<br />
Nếu vận dụng đồng bộ các biện pháp thực hiện XHH GDMN<br />
phù hợp, khả thi đến các lực lượng Xã hội liên quan thì chất lượng<br />
chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non tại huyện Đăk Hà được nâng cao,<br />
đáp ứng được yêu cầu phát triển GDMN hiện nay.<br />
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
- Hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.<br />
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHH GDMN<br />
trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.<br />
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH<br />
GDMN trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kontum.<br />
<br />
3<br />
<br />
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài nghiên cứu thực trạng XHH GDMN và việc thực hiện<br />
công tác XHHGD ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum hiện nay, đồng<br />
thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH<br />
GDMN ở các trường Mầm non huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum từ nay<br />
đến năm 2020.<br />
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Về nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài<br />
liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.<br />
- Về nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phỏng vấn,<br />
phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia.<br />
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: phương pháp thống kê toán học,<br />
phương pháp so sánh để xử lý số liệu thu thập được.<br />
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục trong<br />
luận văn gồm có các chương như sau :<br />
- Chương 1. Cơ sở lý luận của hoạt động XHH GDMN.<br />
- Chương 2. Thực trạng công tác XHH GDMN ở huyện Đăk Hà,<br />
tỉnh Kon Tum.<br />
- Chương 3. Các biện pháp tăng cường thực hiện XHH GD ở các<br />
trường<br />
<br />