intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 - 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xây dựng hệ thống bài tập để nâng cao thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 - 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng rổ là môn thể thao Olympic và luôn được thi đấu chính thức trong các kỳ đại hội thể thao Châu Á, Đông Nam Á (SEA Game). Ngay từ lúc khai sinh năm 1891 tại Mỹ. Bóng rổ đã thể thiện là một môn thể thao sôi động, đối kháng trực tiếp và cùng sân. Do đó môn bóng rổ nhanh chóng phát triển rộng khắp và được rất nhiều người yêu thích, đam mê tham gia tập luyện trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thì bóng rổ đã được phát triển mạnh mẽ ở các trường học từ tiểu học cho tới trung học, các khu vực và nhiều tỉnh thành. Nhưng bóng rổ đỉnh cao thì Việt Nam vẫn còn một vị thế khá khiêm tốn trên bảng xếp hạng so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này cho thấy bóng rổ Việt Nam chưa đáp ứng kịp xu thế phát triển của bóng rổ hiện đại: Nhanh – Mạnh – Chính xác, cùng lượng vận động lớn, nhịp độ trận đấu luôn ở mức cao, chiến thuật phòng thủ hay tấn công luôn thay đổi từng phút, từng giây trên sân. Các công trình nghiên cứu bóng rổ của các tác giả trong nước cho đến nay rất đa dạng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể lực của nhiều tác giả nhưng chưa có ai nghiên cứu về chương trình huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng rổ lứa tuổi thanh thiếu niên. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng vì nó góp phần chuẩn bị cho vận động viên một nền tảng thể lực để tập luyện và thi đấu đỉnh cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng hệ thống bài tập nhằm cải thiện và nâng cao thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo điều kiện tốt và có định hướng mới cho công tác giảng dạy cũng như huấn luyện sau này. Tôi nghiên cứu đề tài:
  2. 2 “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG RỔ TUYẾN DỰ BỊ TẬP TRUNG LỨA TUỔI 15 – 16 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nhiệm Vụ 1: Xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm Vụ 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao thể lực trong quá trình tập luyện và thi đấu của các vận động viên bóng rổ nam tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết chung về huấn luyện thể lực trong bóng rổ hiện đại 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về huấn luyện thể lực 1.1.2. Lý thuyết chung 1.1.3. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực 1.2. Đặc điểm môn bóng rổ 1.2.1. Đặc điểm chung 1.2.2. Xu thế bóng rổ hiện đại a/ Chiếm ưu thế khống chế trên không b/ Ngày càng nhanh hơn c/ Tăng độ chuẩn xác d/ Nắm vững và tinh thông kỹ - chiến thuật
  3. 3 1.2.3. Đặc điểm thi đấu bóng rổ hiện đại 1.3. Những yêu cầu cơ bản của huấn luyện thể lực 1.3.1. Huấn luyện thể lực cần phải toàn diện 1.3.2. Huấn luyện thể lực cần phải được sắp xếp hệ thống 1.3.3. Sắp xếp huấn luyện thể lực cần có tính xác thực 1.3.4. Cần kết hợp huấn luyện thể lực với huấn luyện các mặt khác 1.3.5. Cần xem xét tới đặc điểm môn chuyên sâu 1.4. Những nguyên tắc chuyên biệt của huấn luyện thể thao 1.4.1. Huấn luyện thể thao là quá trình nhằm đạt thành tích tối đa ở môn thể thao chuyên sâu 1.4.2. Huấn luyện thể thao là sự thống nhất giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn 1.4.3. Tính liên tục của quá trình huấn luyện 1.4.4. Huấn luyện thể thao là một quá trình kết hợp giữa tăng từ từ và tăng tối đa LVĐ 1.4.5. Huấn luyện thể thao là 1 quá trình diễn biến LVĐ theo hình sóng 1.4.6. Quá trình tập luyện thể thao là quá trình có tính chu kỳ CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.4 Phương pháp test 2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
  4. 4 2.2 Tổ chức nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Là xây dựng hệ thống các bài tập huấn luyện thể lực cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: 20 nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.3 Địa điểm nghiên cứu: - Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm HLTT QG TP.HCM - Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ - Trung tâm thể thao học đường quận Phú Nhuận 2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian và kế hoạch thực hiện đề tài: từ tháng 11/2012 đến tháng 9/2014 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Để xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài tiến hành theo 2 bước sau:
  5. 5 * Bước 1: Hệ thống hóa các hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. * Bước 2: Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên để xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh.  Hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh: Q ua tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài đã tổng hợp được các bài tập thường dùng để thực nghiệm cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh VĐV bao gồm: Sức mạnh: 49 bài tập Sức bền chung: 15 bài tập Sức bền chuyên môn: 15 bài tập Sức nhanh, linh hoạt chung: 28 bài tập Sức nhanh, linh hoạt chuyên môn: 6 bài tập Mềm dẻo: 16 bài tập Chúng tôi tiến hành phương pháp phỏng vấn để xin ý kiến các chuyên gia, huấn luyện viên, những nhà chuyên môn đã từng làm công tác huấn luyện vận động viên Bóng rổ để xác định hệ thống bài tập thể lực thường dùng để ứng dụng thực nghiệm cho nam vận động viên bóng rổ lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ tổng số chỉ tiêu được lựa chọn ở bước 1, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), để thu thập ý kiến của các
  6. 6 chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên. Phiếu phỏng vấn được xây dựng theo thang đo 3 mức độ: - Không phù hợp : 0 điểm. - Phù hợp : 1 điểm. - Rất phù hợp : 2 điểm. Để đảm bảo tính khách quan và cũng tránh được sai sót của bản thân khi lựa chọn bài tập, mỗi phiếu phỏng vấn ngoài các chỉ tiêu đã lựa chọn trên, chúng tôi còn để trống các phiếu dùng để các chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên có thể bổ sung các bài tập mà theo họ là quan trọng khi huấn luyện thể lực cho nam vận động Bóng rổ lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Phiếu phỏng vấn được gửi đi 02 lần tới 15 HLV, chuyên gia, giáo viên; mỗi lần cách nhau 1 tháng (lần 1 phát ra 15 phiếu, thu vào 15 phiếu, lần 2 phát ra 15 phiếu thu vào 15 phiếu); giá trị sử dụng các chỉ tiêu được xác định theo tổng điểm cho mỗi chỉ tiêu. Như vậy, tổng điểm tối đa mỗi chỉ tiêu đạt được sẽ là 30 điểm, với nguyên tắc lựa chon các test có trên 70% điểm tối đa (tương đương 21 điểm trở lên), sẽ được lựa chọn là chỉ tiêu tuyển chọn. Đề tài tiến hành kiểm đinh Wilcoxon để đảm bảo có sự đồng nhất ý kiến giữa 2 lần phỏng vấn. Kết quả kiểm định được trình bày qua bảng 3.2 sau: Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn bài tập và test Test Statisticsb Phỏng vấn Test lần 2 - Phỏng vấn Test lần 1 Z -1.532a Asymp. Sig. (2-tailed) .268 a: Based on negative ranks. b: Wilcoxon Signed Ranks Test
  7. 7 Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập có trên 70% tổng điểm tối đa để huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:  35 bài tâp sức mạnh  8 bài tập sức bền chung  10 bài tập sức bền chuyên môn  18 bài tập sức nhanh, linh hoạt chung  7 bài tập sức nhanh, linh hoạt chuyên môn  14 bài tập mềm dẻo 3.1.2. Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực: 3.1.2.1 Xây dựng chương trình huấn luyện sức mạnh: Qua phân tích tổng hợp các nguyên lý, cơ sở để xây dựng một chương trình huấn luyện SM của các tác giả Bompa (1999), Brittenham (1996), Wetherly (1996), Wilkens (1997) và theo tài liệu biên dịch của TS. Lâm Quang Thành và TS. Bùi Trọng Toại [2], chu kỳ hoá SM, với đặc thù của nó trong giai đoạn tập luyện, là phương pháp tốt nhất để không chỉ hoàn thiện SM mà còn hoàn thiện cả công suất và sức bền cơ bắp tuỳ theo yêu cầu của từng môn thể thao. Việc chu kỳ hoá tập luyện SM theo tính chu kỳ của SM được phân chia thành 5 giai đoạn: [2] Trên cơ sở đó chúng tôi dựa vào các bài tập đã lựa chọn qua phỏng vấn, đề tài tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh theo 5 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Thích nghi giải phẫu - Giai đoạn 2: Nở cơ - Giai đoạn 3: Phát triển sức mạnh tối đa - Giai đoạn 4: Phát triển sức mạnh tốc độ (công suất phát lực)
  8. 8 - Giai đoạn 5: Phát triển sức mạnh công suất bền lưng bụng Đồng thời, trong mỗi buổi tập chúng tôi vẫn tiến hành cho VĐV tập các bài tập duy trì SM bền trọng tâm cơ thể cho VĐV. Nếu SM bền của thân không tốt, không giữ thân ở trạng thái ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sức mạnh của các nhóm cơ khác trong thực hiện động tác, do thân người là cầu nối, giữ ổn định trọng tâm của toàn bộ cơ thể. 3.1.2.2. Xây dựng chương trình huấn luyện sức nhanh, linh hoạt: Nguồn năng lượng sử dụng trong tập luyện linh hoạt được cung cấp chính bởi hệ thống ATP – CP. Căn cứ trên bảng phân 5 vùng cường độ tập luyện của Bompa (1999) [10], đề tài xây dựng chương trình huấn luyện nâng cao tính linh hoạt cho nam VĐV bóng rổ đội dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh như sau: - Thời gian chương trình huấn luyện: 3 buổi/tuần vào các buổi tối ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần. - Bài tập: ứng dụng 25 bài tập sức nhanh linh hoạt có kết quả chọn cao nhất từ phiếu phỏng vấn đã được lựa chọn ở mục 3.1.1. - Khối lượng bài tập: 4 – 15 giây. - Khối lượng : 6 – 10 bài tập. - Cường độ: hoạt động với sự nỗ lực tối đa. - Quãng nghỉ: 1:5 – 1:10 - Biện pháp nghỉ ngơi giữa quãng: nghỉ ngơi tích cực, đi bộ thả lỏng. - Phân bổ trong buổi tập: các bài tập được thực hiện vào đầu phần cơ bản của buổi tập. 3.1.2.3. Xây dựng chương trình huấn luyện sức bền:  Chương trình huấn luyện sức bền cho cho nam VĐV bóng rổ đội dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh:
  9. 9  Giai đoạn chuẩn bị chung: - Mục đích: Cải thiện hệ thống hô hấp và tuần hoàn, nâng cao năng lực ưa khí (chú trọng các nhóm cơ hoạt động chuyên môn chính). - Tần số tập luyện: 3 – 7 lần/ 1 tuần. (theo lời khuyên của ACSM) - Khối lượng vận động: Kéo dài từ 10 – 40 phút/ 1 giáo án. - Cường độ tập luyện tương đối thấp. - Quãng nghỉ nhỏ hoặc không nghỉ giữa quãng. - Bài tập: có thể chọn bài tập chạy trung bình – dài từ 8 bài tập sức bền chung và 10 bài tập sức bền chuyên môn có kết quả chọn cao nhất từ phiếu phỏng vấn đã được lựa chọn ở mục 3.1.1.  Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn: - Mục đích: Nâng cao năng lực yếm khí lactac (hệ năng lượng cung cấp chính cho hoạt động thi đấu bóng rổ đỉnh cao). - Tần số: 3 – 5 lần/ 1 tuần. - Khối lượng vận động: 10 – 30 phút/ 1 giáo án. - Cường độ: Trung bình – cao. - Quãng nghỉ: Sử dụng quãng nghỉ 1:2 đến 1:3 đối với các bài tập đơn chi và quãng nghỉ 1:1 đến 1:1.5 đối với các bài tập tổng hợp.  Giai đoạn tiền thi đấu: - Mục đích: tập trung chính vào kỹ năng, duy trì năng lực ưa khí và yếm khí. - Tần số: 1 -2 lần/ 1 tuần. - Khối lượng vận động: Ngắn, bài tập đặc trưng, thời gian kéo dài từ 5 – 20 phút/ 1 giáo án. - Cường độ: Cao, nỗ lực hoạt động tối đa. - Quãng nghỉ: Dài (hồi phục gần như hoàn toàn).
  10. 10 3.1.2.4. Xây dựng chương trình huấn luyền tố chất mềm dẻo:  Chương trình huấn luyện mềm dẻo cho cho nam VĐV bóng rổ đội dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh:  Tăng dần lượng quá tải cho bài tập mềm dẻo theo hướng dẫn của ACSM về căng cơ tĩnh. - Cường độ: căng đến điểm khi cảm giác không thoải mái, nhưng không phải là đau. - Thời lượng: 30 – 60 s/lần thực hiện, và lặp lại 2 – 4 lần/nhóm cơ. - Tần suất: 3 – 7 lần/tuần 3.1.3. Kế hoạch ứng dụng thực nghiệm chương trình huấn luyện thể lực năm: Căn cứ vào hệ thống giải bóng rổ trẻ lứa tuổi U17 Việt Nam bao gồm: Giải vô địch học sinh (tháng 3) và giải vô địch trẻ U17 toàn quốc (tháng 8). Như vậy kế hoạch huấn luyện thể lực của đội bóng rổ nam tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 2 chu kỳ như sau: - Chu kỳ huấn luyện I: từ ngày 30/9/2013 đến ngày 13/4/2014. - Chu kỳ huấn luyện II: từ ngày 14/4/2014 đến ngày 20/9/2014. Tham khảo công trình Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng rổ nam – nữ cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh của PGS.TS Lê Nguyệt Nga, tôi đã xây dựng kế hoạch chương trình huấn luyện thể lực năm để ứng dụng thực nghiệm cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch ứng dụng thực nghiệm chương trình huấn luyện thể lực cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua 2 chu kỳ huấn luyện được trình bày qua bảng 3.3 (xem luận văn).
  11. 11 3.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao thể lực trong quá trình tập luyện và thi đấu của các vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện. 3.2.1. Thực trạng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống bài tập thể lực của chương trình huấn luyện hiện tại phù hợp với lứa tuổi và trình độ của các nam VĐV tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại TP.HCM. Nhưng bên cạnh đó, hệ thống bài tập thể lực vẫn còn nhiều hạn chế như: - Hệ thống bài tập sức mạnh vẫn chưa sử dụng các bài tập có trọng lượng tạ để tăng sức mạnh cho nam VĐV. - Các bài tập sức bền thì thường sử dụng những bài tập chạy cự ly trung bình như: Chạy 12 phút, chạy 1500m; và một số bài tập sức bền chuyên môn. - Hệ thống bài tập sức nhanh, linh hoạt còn nhiều hạn chế như ko sử dụng các bài tập nhằm phát triển tốc độ chạy và các bài tập tăng sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động. - Hệ thống bài tập mềm dẻo sử dụng các bài tập căng cơ tĩnh. Hệ thống bài tập huấn luyện thể lực đang được sử dụng để huấn luyện cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 - 16 tại TP.HCM tuy phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về sự đa dạng của bài tập, đặc biệt là về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh và hệ thống bài tập phát triển sức nhanh, linh hoạt
  12. 12 3.2.2. Xây dựng hệ thống test đánh giá thể lực nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh: Qua tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài đã tổng hợp được 50 test thường dùng để đánh giá thể lực nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh VĐV bao gồm:  Sức mạnh: 17 test  Sức bền: 7 test  Sức nhanh, linh hoạt: 11 test  Mềm dẻo: 3 test  Test chuyên môn: 12 test Chúng tôi tiến hành phương pháp phỏng vấn để xin ý kiến các chuyên gia, huấn luyện viên, những nhà chuyên môn đã từng làm công tác huấn luyện vận động viên Bóng rổ để xác định các test, chỉ tiêu thường dùng để đánh giá vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ tổng số chỉ tiêu được lựa chọn ở bước 1, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), để thu thập ý kiến của các chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên. Phiếu phỏng vấn được xây dựng theo thang đo 3 mức độ: - Không phù hợp : 0 điểm. - Phù hợp : 1 điểm. - Rất phù hợp : 2 điểm. Để đảm bảo tính khách quan và cũng tránh được sai sót của bản thân khi lựa chọn test, mỗi phiếu phỏng vấn ngoài các chỉ tiêu đã lựa chọn trên, chúng tôi còn để trống các phiếu dùng để các chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên có thể bổ sung các test mà theo họ là
  13. 13 quan trọng khi đánh giá hình thái và thể lực vận động Bóng rổ lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành thực hiện phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng, lần phỏng vấn thứ nhất cách lần phỏng vấn thứ 2 là 1 tháng. Phiếu phỏng vấn được gửi đến 15 chuyên gia, HLV, giảng viên tại trường và các trung tâm TDTT (Lần 1 phát ra 15, thu về 15 phiếu; lần 2 phát ra 15 thu về 15 phiếu). Bảng 3.6: Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn test Test Statisticsb Phỏng vấn test lần 2 - Phỏng vấn test lần 1 Z -1.532a Asymp. Sig. (2-tailed) .268 a: Based on negative ranks. b: Wilcoxon Signed Ranks Test Đề tài tiến hành lựa chọn các Test có trên 70% tổng điểm tối đa để kiểm tra và đánh giá thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 18 test:  Thể lực chung:  Sức mạnh: Hít đất (số lần/phút), Gập cơ bụng (số lần/phút), Bật cao tại chỗ (cm), Bật xa tại chỗ (cm)  Sức bền: 1500m (s), Beep test (tính mức), Drill test (s) (sức bền tốc độ)  Sức nhanh, linh hoạt: T test (s), Chạy 20m (s), 505 test (s), Nhảy lục giác (s)  Mềm dẻo: Ngồi với (cm)  Thể lực chuyên môn: Ném rổ 2 điểm (Tính số lần/phút), Di chuyển bóng theo sơ đồ 30 giây (điểm), Di chuyển ném rổ trong 1 phút (điểm),
  14. 14 Di động phòng thủ (s), Ném rổ 3 điểm (Tính số lần/phút), Dẫn bóng qua cọc (s).  Phân nhóm thực nghiệm: Đề tài tiến hành phân nhóm ngẫu nhiên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng mỗi nhóm 10 VĐV, sao cho 2 nhóm có sự tương đồng về thành tích. Kết quả so sánh thành tích ban đầu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày qua bảng 3.7 sau: Bảng 3.7: So sánh thành tích ban đầu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Thực nghiệm Đối chứng TT TEST t P ẋ1 δ1 Cv% ẋ2 δ2 Cv% 1 Chạy 20m TĐC (s) 3.53 0.16 4.46 3.60 0.19 5.24 0.663 > 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy (lần/ p) 17.8 6.0 33.7 17.2 4.5 26.3 0.545 > 0.05 3 505 test (S) 4.5 0.2 4.6 4.6 0.2 3.4 1.091 > 0.05 4 T test (s) 12.0 0.6 5.1 11.9 0.5 4.2 0.535 > 0.05 5 Nhảy lục giác (s) 14.81 0.97 6.54 14.89 0.67 4.53 0.964 > 0.05 6 Nằm ngữa gập bụng (lần/p) 32.8 5.1 15.5 32.4 4.0 12.4 1.483 > 0.05 7 Bật xa tại chỗ (cm) 236.2 14.8 6.3 248.0 13.0 5.3 0.625 > 0.05 8 Bật cao tại chỗ (cm) 281.2 12.9 4.6 280.4 5.6 2.0 0.693 > 0.05 9 Drill test (s) 31.3 0.9 2.8 31.7 0.8 2.5 0.745 > 0.05 10 Beep test (level) 44.52 3.01 6.75 44.64 4.92 11.02 1.297 > 0.05 11 Chạy 1500m (s) 439.4 46.3 10.5 442.9 30.2 6.8 0.836 > 0.05 12 Ngồi với (cm) 11.8 5.4 46.0 10.9 3.8 35.0 0.914 > 0.05 13 Dẫn bóng qua cọc (s) 9.0 0.7 7.8 9.4 0.5 5.4 1.583 > 0.05 14 Ném rổ 2 điểm 1 phút 8.6 3.2 37.7 7.8 3.0 38.1 0.223 > 0.05 15 Ném rổ 3 điểm 1 phút 3.3 2.5 74.3 4.1 2.4 59.1 0.654 > 0.05 16 Di chuyển ném rổ 1 phút 14.1 2.1 15.1 14.2 2.6 18.1 1.245 > 0.05 17 Di động phòng thủ (s) 11.39 0.61 5.39 11.45 0.76 6.64 1.197 > 0.05 Di chuyển chuyền bóng 30 18 39.1 4.7 11.9 38.4 3.1 8.2 0.836 > 0.05 s (điểm)
  15. 15 Qua bảng 3.7, ta thấy: ở cả 18 test đều không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về sức bền chuyên môn giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (do có ttính = 0.223– 1.583< tbảng, chứng tỏ không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 0.05). Điều này đảm bảo sự tương đồng về thành tích trước thực nghiệm giữa 2 nhóm.  Ứng dụng thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm sẽ được tiến hành trong 1 năm: - Nhóm thực nghiệm (10 VĐV) sẽ được tập hệ thống bài tập do đề tài đã lựa chọn. - Nhóm đối chứng (10 VĐV) sẽ tập các bài tập trong chương trình huấn luyện cũ của đội. 3.2.3 So sánh sự tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau chương trình thực nghiệm:  Nhóm thực nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu, ta nhậ thấy: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu sau thực nghiệm của nam VĐV bóng rổ tuyển dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh, ta dễ dàng nhận thấy cả 18/18 chỉ tiêu đều có sự phát triển mang ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P < 0.05, do có ttính > tbảng. Nhịp tăng trưởng cao nhất là chỉ tiêu Ném rổ 3 điểm 1 phút (76.6%), nhịp tăng trưởng thấp nhất là Drill test (s) (- 0.3%). Điều này được thể hiện qua bảng 3.8 sau:
  16. Bảng 3.8: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh của nhóm thực nghiệm. Ban đầu Sau 1 năm TT TEST W% t P ẋ1 δ1 Cv% ẋ2 δ2 Cv% 1 Chạy 20m TĐC (s) 3.53 0.16 4.46 3.47 0.16 4.69 -1.7 2.683 < 0.05 Nằm sấp chống đẩy (lần/ 2 17.8 6.0 33.7 23.2 6.0 26.0 26.3 4.545 < 0.05 phút) 3 505 test (S) 4.5 0.2 4.6 4.2 0.2 4.3 -6.9 3.091 < 0.05 4 T test (s) 12.0 0.6 5.1 11.5 0.5 4.1 -4.3 2.735 < 0.05 5 Nhảy lục giác (s) 14.81 0.97 6.54 14.73 0.97 6.57 -0.5 4.964 < 0.05 Nằm ngữa gập bụng (lần/ 6 32.8 5.1 15.5 41 5.12 12.49 22.2 3.483 < 0.05 phút) 7 Bật xa tại chỗ (cm) 236.2 14.8 6.3 260.4 14.2 5.4 9.7 6.625 < 0.05 8 Bật cao tại chỗ (cm) 281.2 12.9 4.6 287.6 12.0 4.2 2.3 6.696 < 0.05 9 Drill test (s) 31.3 0.9 2.8 31.2 0.9 2.7 -0.3 7.725 < 0.05 10 Beep test (level) 44.52 3.01 6.75 47.36 2.07 4.37 6.2 4.297 < 0.05 11 Chạy 1500m (s) 439.4 46.3 10.5 427.7 47.4 11.1 -2.7 5.816 < 0.05 12 Ngồi với (cm) 11.8 5.4 46.0 15.1 5.0 33.3 24.5 3.964 < 0.05 13 Dẫn bóng qua cọc (s) 9.0 0.7 7.8 8.7 0.6 6.8 -3.4 5.583 < 0.05 14 Ném rổ 2 điểm 1 phút 8.6 3.2 37.7 12.2 3.1 25.3 34.6 7.263 < 0.05 15 Ném rổ 3 điểm 1 phút 3.3 2.5 74.3 7.4 2.2 30.0 76.6 7.655 < 0.05 16 Di chuyển ném rổ 1 phút 14.1 2.1 15.1 19.1 2.0 10.6 30.1 3.242 < 0.05 17 Di động phòng thủ (s) 11.39 0.61 5.39 11.26 0.63 5.57 -1.1 3.397 < 0.05 Di chuyển chuyền bóng 18 39.1 4.7 11.9 43.7 3.5 8.0 11.1 6.866 < 0.05 30 s (điểm)
  17.  Nhóm đối chứng: Bảng 3.9: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh của nhóm đối chứng. Đối chứng Sau 1 năm TT TEST W% t P ẋ1 δ1 Cv% ẋ2 δ2 Cv% 1 Chạy 20m TĐC (s) 3.60 0.19 5.24 3.55 0.19 5.30 -1.4 1.620 > 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy (lần/ p) 17.2 4.5 26.3 20.6 4.9 23.6 18.0 5.845 < 0.05 3 505 test (S) 4.6 0.2 3.4 4.4 0.1 3.2 -4.4 1.097 > 0.05 4 T test (s) 11.9 0.5 4.2 11.7 0.5 4.2 -1.7 1.775 > 0.05 5 Nhảy lục giác (s) 14.89 0.67 4.53 14.83 0.67 4.54 -0.4 1.732 > 0.05 6 Nằm ngữa gập bụng (lần/ p) 32.4 4.0 12.4 38.0 3.6 9.4 15.9 7.885 < 0.05 7 Bật xa tại chỗ (cm) 248.0 13.0 5.3 256.8 11.3 4.4 3.5 4.680 < 0.05 8 Bật cao tại chỗ (cm) 280.4 5.6 2.0 284.3 5.3 1.9 1.4 4.616 < 0.05 9 Drill test (s) 31.7 0.8 2.5 31.6 0.8 2.4 -0.3 3.821 < 0.05 10 Beep test (level) 44.64 4.92 11.02 46.71 3.17 6.78 4.5 2.995 < 0.05 11 Chạy 1500m (s) 442.9 30.2 6.8 433.0 34.1 7.99 -2.3 2.806 0.05 14 Ném rổ 2 điểm 1 phút 7.8 3.0 38.1 10.3 2.4 23.4 27.6 5.268 < 0.05 15 Ném rổ 3 điểm 1 phút 4.1 2.4 59.1 6.9 2.5 36.4 50.9 7.671 < 0.05 16 Di chuyển ném rổ 1 phút 14.2 2.6 18.1 17.6 2.1 12.0 21.4 3.791 < 0.05 17 Di động phòng thủ (s) 11.45 0.76 6.64 11.39 0.77 6.73 -0.5 1.291 > 0.05 Di chuyển chuyền bóng 30 18 38.4 3.1 8.2 41.8 3.2 7.5 8.5 6.866 < 0.05 s (điểm)
  18. 16 Nhận xét qua bảng 3.9, ta thấy: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu sau đối chứng của nam VĐV bóng rổ tuyển dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh, ta dễ dàng nhận thấy cả 12/18 chỉ tiêu đều có sự phát triển mang ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P < 0.05, do có ttính > tbảng. Đó là test Bật cao tại chỗ (cm), Bật xa tại chỗ (cm), Nằm ngữa gập bụng (lần/ phút), Nằm sấp chống đẩy (lần/ phút), Beep test (level), Chạy 1500m (s), Drill test (s), Ngồi với (cm), Ném rổ 2 điểm 1 phút), Ném rổ 3 điểm 1 phút, Di chuyển ném rổ 1 phút, Di chuyển chuyền bóng 30 s (điểm). Bên cạnh đó có 6/18 chỉ tiêu không có sự phát triển mang ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 0.05, do có ttính < tbảng, là test Chạy 20m TĐC (s), 505 test (S), T test (s), Nhảy lục giác (s), Dẫn bóng qua cọc (s), Di động phòng thủ (s). Nhịp tăng trưởng cao nhất là chỉ tiêu Ném rổ 3 điểm 1 phút (50.9%), nhịp tăng trưởng thấp nhất là Drill test (s) (-0.3%). Kết luận: Với kết quả trên ta nhận thấy việc ứng dụng hệ thống bài tập để đánh giá thể lực của nam VĐV bóng rổ tuyển dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm đã có hiệu quả, tất cả 18/18 chỉ tiêu ở nhóm thực nghiệm đều có sự tăng trưởng rất tốt và sự tăng trưởng này đều mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng: chỉ có 12/18 chỉ tiêu ở nam VĐV bóng rổ tuyển dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh là có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê, tuy nhiên nhịp tăng trưởng này là rất thấp. 3.2.4 So sánh thành tích sau thực nghiệm giữa 2 nhóm: So với thời điểm ban đầu giữa 2 nhóm không có sự khác biệt, sau quá trình thực nghiệm đã có sự thay đổi rõ rệt, nhóm thực nghiệm vượt trội hơn so với nhóm đối chứng thể hiện ở 18/18 test đã có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Điều này được thể hiện ở bảng 3.9:
  19. Bảng 3.10: So sánh thành tích sau thực nghiệm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Đối chứng Thực nghiệm TT TEST t P ẋ1 δ1 Cv% ẋ2 δ2 Cv% 1 Chạy 20m TĐC (s) 3.55 0.19 5.30 3.47 0.16 4.69 5.790 > 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy (lần/ phút) 20.6 4.9 23.6 23.2 6.0 26.0 8.895 < 0.05 3 505 test (S) 4.4 0.1 3.2 4.2 0.2 4.3 4.290 > 0.05 4 T test (s) 11.7 0.5 4.2 11.5 0.5 4.1 6.525 > 0.05 5 Nhảy lục giác (s) 14.83 0.67 4.54 14.73 0.97 6.57 2.932 > 0.05 6 Nằm ngữa gập bụng (lần/ phút) 38.0 3.6 9.4 41 5.12 12.49 3.875 < 0.05 7 Bật xa tại chỗ (cm) 256.8 11.3 4.4 260.4 14.2 5.4 7.699 < 0.05 8 Bật cao tại chỗ (cm) 284.3 5.3 1.9 287.6 12.0 4.2 10.646 < 0.05 9 Drill test (s) 31.6 0.8 2.4 31.2 0.9 2.7 4.822 < 0.05 10 Beep test (level) 46.71 3.17 6.78 47.36 2.07 4.37 3.590 < 0.05 11 Chạy 1500m (s) 433.0 34.1 7.99 427.7 47.4 11.1 12.816 < 0.05 12 Ngồi với (cm) 13.0 4.3 33.4 15.1 5.0 33.3 9.465 < 0.05 13 Dẫn bóng qua cọc (s) 9.2 0.5 5.2 8.7 0.6 6.8 6.550 > 0.05 14 Ném rổ 2 điểm 1 phút 10.3 2.4 23.4 12.2 3.1 25.3 7.288 < 0.05 15 Ném rổ 3 điểm 1 phút 6.9 2.5 36.4 7.4 2.2 30.0 6.772 < 0.05 16 Di chuyển ném rổ 1 phút 17.6 2.1 12.0 19.1 2.0 10.6 4.741 < 0.05 17 Di động phòng thủ (s) 11.39 0.77 6.73 11.26 0.63 5.57 8.298 > 0.05 Di chuyển chuyền bóng 30 18 41.8 3.2 7.5 43.7 3.5 8.0 11.806 < 0.05 s (điểm)
  20. 17 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Về việc xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Để xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài tiến hành theo 2 bước sau: * Bước 1: Xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. * Bước 2: Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho nam VĐV bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh.  Bàn về xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đã nắm vững các lý thuyết trên và hiểu rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập thể lực, chúng tôi tiến hành thu thập và hệ thống hóa các bài tập thể lực mang đặc thù chuyên môn của hoạt động thi đấu bóng rổ đưa vào phiếu phỏng vấn 130 bài tập huấn luyện thể lực chung và chuyên môn. Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập có trên 70% tổng điểm tối đa để huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng rổ tuyến dự bị tập trung lứa tuổi 15 – 16 tại thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào kết quả phỏng vấn từ các chuyên gia, HLV các đội tuyển bóng rổ tại các quận huyện trong thành phố, giảng viên bóng rổ tại các trường Đại học, Cao đẳng, đề tài đã tổng hợp được hệ thống bài tập thể lực bóng rổ gồm 92 bài tập, bao gồm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2