intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo của Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai nhằm xác lập các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN XUÂN VÂN<br /> <br /> QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO<br /> THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở PHÂN HIỆU<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI GIA LAI<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục<br /> Mã số: 60.14.01.14<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH<br /> <br /> Phản biện 1: TS. DƯƠNG BẠCH DƯƠNG<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn<br /> tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày<br /> 12 tháng 9 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có tác động đến tất cả các<br /> lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo<br /> dục và đào tạo. Trong xã hội hiện đại, giáo dục được xác định là một<br /> động lực và mục đích của sự phát triển xã hội. Sự công nghiệp hoá,<br /> hiện đại hoá của nước ta hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh hội<br /> nhập và toàn cầu hoá được gia tăng ở mức độ cao. Đổi mới giáo dục<br /> là xu thế của thời đại và cũng là một tất yếu hiện nay ở Việt Nam.<br /> Kết luận của Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương<br /> Đảng khóa IX về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 2<br /> Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, phương hướng phát<br /> triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và<br /> đến năm 2010 đã khẳng định: “Đổi mới mãnh mẽ phương pháp giáo<br /> dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy<br /> sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên<br /> tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy- học, bảo đảm<br /> điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là<br /> sinh viên đại học…”. Quan điểm này đã được thể hiện trong thực tiễn<br /> đổi mới giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục Đại học.<br /> Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam đã được khẳng định<br /> trong đề án phát triển giáo dục Đại học Việt Nam đến năm 2010 và<br /> 2020 với nội dung chính như: 1/ Xây dựng quy hoạch mạng lưới các<br /> trường Đại học; 2/ Rà soát, hoàn thiện, bổ sung chương trình, giáo<br /> trình; 3/ Đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá kết<br /> quả học tập của sinh viên; 4/ Tăng cường nghiên cứu khoa học và<br /> hợp tác quốc tế,… theo đó là đổi mới trong quản lý đào tạo đại học.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Từ năm 2004- 2005, nhiều trường Đại học ở nước ta đã đăng ký và<br /> thực thi đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đổi mới mô hình đào tạo theo<br /> niên chế sang mô hình đào tạo theo hệ thống, học phần và đào tạo<br /> theo hệ thống tín chỉ là thay đổi lớn, tích cực trong quản lí, tổ chức<br /> đào tạo đại học ở nước ta.<br /> Quản lý đào tạo đại học theo mô hình đào tạo theo hệ thống tín<br /> chỉ ở nước ta phải đáp ứng các yêu cầu như: 1/ Tổ chức tốt các thành<br /> tố của quá trình đào tạo theo yêu cầu của hệ thống tín chỉ. Đây là<br /> điều kiện tiên quyết để có thể tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và<br /> cũng là nội dung quan trọng mà quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ<br /> phải thực hiện; 2/ Vận hành tốt các thành tố của quá trình đào tạo để<br /> đáp ứng được các yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Điều này<br /> có nghĩa, sau khi đã tổ chức được các thành tố của quá trình đào tạo<br /> theo hệ thống tín chỉ, cần phải thiết lập những quan hệ cụ thể cho các<br /> thành tố này có thể vận hành chúng phù hợp với logic vận động của<br /> quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ; 3/ Các cá nhân và bộ phận<br /> tham gia vào quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải được trang<br /> bị tốt về lí luận và kĩ năng thực hành với quá trình đào tạo theo hệ<br /> thống tín chỉ.<br /> Các yêu cầu trên cho thấy, để tổ chức đào tạo theo hệ thống tín<br /> chỉ ở một trường Đại học, cần có sự chuẩn bị lâu dài, phải phát huy<br /> tốt vai trò của quản lí đào tạo trong quá trình đó. Trước yêu cầu ngày<br /> càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong bức tranh toàn<br /> cảnh nền giáo dục Việt Nam với xu hướng hoà nhập toàn cầu thì hơn<br /> bao giờ hết Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br /> tại Gia Lai cũng đang trong quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo<br /> theo định hướng của Bộ GD& ĐT, thực hiện mô hình đào tạo theo hệ<br /> <br /> 3<br /> <br /> thống tín chỉ. Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là thực hiện<br /> cá nhân hoá việc học tập của người học. Cá nhân hoá việc học tập là<br /> một trong những mục tiêu mà giáo dục thế giới nói chung và giáo<br /> dục Việt Nam nói riêng mong muốn đạt được để nhằm mục đích làm<br /> cho người học tuỳ theo năng lực, sức học, thời gian và điều kiện của<br /> mình tham gia vào quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất – tích cực<br /> nhất. Điều này có ý nghĩa cực kỳ to lớn với sinh viên Phân hiệu<br /> Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, những<br /> người sẽ trực tiếp tham gia và đáp ứng nguồn nhân lực xã hội về sau.<br /> Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai mô hình quản lý đào tạo theo hệ<br /> thống tín chỉ tại Trường đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc về<br /> quản lý theo hệ thống tín chỉ như cơ sở vật chất còn hạn chế, đội<br /> ngũ giáo viên còn thiếu hụt, trình độ quản lý của chuyên viên còn<br /> chưa chuyên sâu, đặc biệt là tầm nhận thức của người học đối với<br /> đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn chưa rõ ràng Thực tiễn này đòi<br /> hỏi cần phải có những nghiên cứu nhằm góp phần tháo gỡ những khó<br /> khăn trong quản lý đào tạo của Nhà trường.Những phân tích trên là lí<br /> do để tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động đào tạo theo<br /> hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ<br /> Chí Minh tại Gia Lai”<br /> 2. Mục đích nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo của Phân<br /> hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai nhằm<br /> xác lập các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ<br /> trong giai đoạn hiện nay<br /> 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.<br /> 3.1. Khách thể nghiên cứu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2