ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
-----------------------<br />
<br />
ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT<br />
<br />
XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG Cd, Pb TRONG ĐẤT, NƢỚC VÀ CÂY TRỒNG TẠI XÃ ĐỒNG<br />
THÁP, ĐAN PHƢỢNG, HÀ NỘI<br />
BẰNG PHƢƠNG PHÁP<br />
HẤP THỤ NGUYÊN TỬ KHÔNG NGỌN LỬA<br />
(GF-AAS)<br />
<br />
Chuyên ngành: HÓA PHÂN TÍCH<br />
Mã số chuyên ngành: 60440118<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC<br />
\<br />
HÀ NỘI-2016<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Trong nhiều năm gần đây kinh tế nước ta có nhiều thay đổi, hàng loạt khu công nghiệp ra đời, đặc<br />
biệt có nhiều cơ sở sản xuất doanh nghiệp không tuân thủ quy trình hoặc trốn tránh trách nhiệm xử lý<br />
nguồn nước thải trước khi đưa ra môi trường làm gia tăng tình trạng ô nhiễm các chất độc hại trong đó có<br />
kim loại nặng. Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng các kim loại nặng trong môi trường<br />
đất, nước và các mẫu sinh học tại các khu công nghiệp cũng như đánh giá mối tương quan hàm lượng của<br />
chúng phục vụ nghiên cứu và bảo vệ môi trường được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Để xác định hàm<br />
lượng Cd và Pb trong các loại mẫu khác nhau, người ta có thể dùng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau<br />
trong đó có phương pháp hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS). Phương pháp có độ nhạy cao,<br />
cho kết quả có độ chính xác và độ tin cậy cao dễ dàng áp dụng cho nhiều phòng thí nghiệm<br />
Mục tiêu của luận văn là phân tích xác định hàm lượng các kim loại nặng Cd và Pb trong mẫu đất,<br />
nước, cây trồng trên cơ sở tối ưu hóa các điều kiện đo và đánh giá phương pháp phân tích.<br />
Xây dựng mô hình đánh giá tác động môi trường xung quanh một điểm công nghiệp nằm trên địa bàn<br />
xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội bằng phương pháp thống kê đa biến đánh giá mối tương quan và<br />
phân tích phương sai (ANOVA), kiểm tra đánh giá hàm lượng Cd và Pb độc hại phát thải ra môi trường<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
- Tìm điều kiện tối ưu xác định Pb và Cd trong đất, nước và cây trồng bằng phương pháp hấp thụ<br />
nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS)<br />
- Đánh giá phương pháp, đánh giá độ lặp, độ đúng bằng mẫu chuẩn so sánh của IAEA.<br />
- Phân tich mẫu thực tế.<br />
́<br />
- Xử lý thố ng kê số liê ̣u phân tich, đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phân tích bằng phương pháp<br />
́<br />
phân tích phương sai ANOVA, đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng Cd và Pb trong đất, nước và cây<br />
trồng xung quanh khu vực nghiên cứu.<br />
3. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn<br />
Luâ ̣n văn đươ ̣c bố cu ̣c gồ m phầ n mở đầ u , nô ̣i dung, kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và phu ̣ lu c.<br />
̣<br />
Nô ̣i dung chia làm ba chương: Chương 1. Tổng quan; chương 2. Thực nghiê ̣m; chương 3. Kế t quả nghiên<br />
cứu và thảo luận.<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam<br />
1.1.1.<br />
<br />
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới<br />
<br />
1.1.2.<br />
<br />
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam<br />
<br />
1.2. Kim loại nặng trong môi trƣờng<br />
<br />
1.2.1. Dạng tồn tại của kim loại nặng trong môi trường<br />
1.2.2. Độc tính của kim loại nặng Cd và Pb<br />
1.3. Các phƣơng pháp xác định Cd và Pb<br />
1.3.1. Phương pháp điện hóa<br />
1.3.1.1. Phương pháp Von-Ampe hòa tan<br />
1.3.1.2. Phương pháp cực phổ<br />
1.3.2. Phương pháp quang phổ<br />
1.3.2.1. Phương pháp phổ hấp thụ UV-VIS<br />
1.3.2.2. Phương pháp quang phổ phát xạ AES<br />
1.3.2.3. Phương pháp quang phổ hấp thụ AAS<br />
Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử có nhiều ưu việt như: độ nhạy, độ chính xác cao, lượng mẫu tiêu<br />
thụ ít, tốc độ phân tích nhanh. Kĩ thuật nguyên tử hoá mẫu phân tích trong cuvet graphit nhờ năng lượng<br />
nhiệt của dòng điện có công suất lớn, ta có phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử không<br />
ngọn lửa (GF-AAS) có độ nhạy cao hơn kĩ thuật ngọn lửa 50 – 1000 lần; cỡ 0,1 – 1ppb và sai số không<br />
vượt quá 15%<br />
1.3.3 Phương pháp huỳnh quang<br />
1.3.4. Phương pháp phổ khối plasma cao tần cảm ứng (ICP-MS)<br />
1.4. Phƣơng pháp phân huỷ mẫu xác định lƣợng vết kim loại trong mẫu đất và mẫu thực vật<br />
1.5. Xử lý thống kê số liệu phân tích<br />
1.5.1. Phân tích phương sai đa biến (ANOVA)<br />
ANOVA là phương pháp phân tích phương sai đó là phân tích tác động của một hay nhiều yếu tố cố<br />
định đến kết quả thí nghiệm qua tham số phương sai. Đó có thể là ảnh hưởng của một hay nhiều yếu tố<br />
hay ảnh hưởng tương hỗ của những yếu tố đó. Nói cách khác, phân tích phương sai là làm thí nghiệm<br />
theo qui hoạch trước nhằm khảo sát ảnh hưởng có nghĩa của các yếu tố đến kết quả thí nghiệm qua việc<br />
đánh giá phương sai theo chuẩn Fisher.<br />
Mục đích của ANOVA gồm<br />
- So sánh nhiều giá trị trung bình, các nhóm số liệu được lập ra bởi các biến độc lập với các nhóm<br />
khác nhau trong tập số liệu chứa các biến độc lập<br />
- Nhận ra các biến độc lập khác nhiều nhất với biến phụ thuộc<br />
<br />
- Dùng để đánh giá ảnh hưởng của những nguồn sai số khác nhau đến dãy kết quả thí nghiệm từ đó<br />
đánh giá được ảnh hưởng của các nguồn sai số đến sự phân bố mẫu.<br />
1.5.2. Phân tích tương quan<br />
Phân tích tương quan được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến thông qua hệ số<br />
tương quan. Hai loại hệ số tương quan thường dùng nhất là hệ số tương quan Pearson hoặc Spearmen.<br />
Hệ số tương quan r biểu thị mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến.<br />
Khi r càng gần 0 thì quan hệ càng lỏng lẻo, ngược lại khi r càng gần 1 hoặc -1 thì quan hệ càng chặt<br />
chẽ (r > 0 có quan hệ thuận và r < 0 có quan hệ nghịch). Trường hợp r = 0 thì giữa các biến không có<br />
quan hệ.<br />
<br />
Chƣơng 2. PHẦN THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu<br />
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Mẫu đất bề mặt, cây trồng theo các vị trí cách tường bao theo thứ tự (cạnh bể thải, 3m, 6m, 8m<br />
và 15m) ở mỗi vị trí mỗi loại mẫu lấy 5 mẫu để đối chứng.<br />
- Mẫu nước trong bể chứa nước thải, nước bề mặt ở gần khu vực sản xuất, các loại mẫu đều được<br />
lấy định kỳ theo 2 mùa (mùa mưa và mùa khô).<br />
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu<br />
Điểm công nghiệp đóng tại địa bàn xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội (tọa độ 21°5'8"N;<br />
105°38'56"E). Đây là cơ sở sản xuất bột kẽm oxit chủ yếu từ xỉ kẽm, đã có thời gian hoạt động sản xuất<br />
trên 20 năm, do đó đất, nước, cây trồng xung quang khu vực này có nguy cơ nhiễm kim loại nặng rất cao<br />
nhất là Cd và Pb.<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu<br />
2.2.1.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu<br />
Mẫu nước lấy mẫu theo TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3: 2003)<br />
Mẫu đất lấy mẫu theo TCVN 5297:1995<br />
Mẫu cây trồng lấy mẫu theo TCVN 9610:2011<br />
2.2.1.2. Phương pháp xử lý mẫu<br />
- Phương pháp xử lý mẫu đất<br />
<br />
Phá mẫu ướt trong chén Platin với HNO3, HF, H2O2 30%<br />
- Phương pháp xử lý mẫu cây trồng<br />
Phá mẫu bằng hệ bình Keldan với HNO3 đặc, H2O2 30%<br />
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích<br />
Lựa chọn phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật không ngọn lửa để xác định hàm lượng<br />
Cd và Pb trong mẫu đất, nước, cây trồng. Thí nghiệm thực hiện trên hệ thống máy quang phổ hấp thụ<br />
nguyên tử AAS vario 6 của hãng Analytik Jena AG.<br />
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu được lặp lại, phân tích hồi qui hay xử lý thống kê đa biến(ANOVA) bằng phần mềm<br />
máy tính excel; MINITAB 14; Origin 6.0<br />
2.4. Hóa chất và dụng cụ<br />
<br />
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Tối ƣu hóa các điều kiện xác định Pb và Cd bằng phƣơng pháp GF-AAS<br />
3.1.1. Khảo sát chọn độ rộng khe đo<br />
Khe đo phải được chọn phù hợp với từng vạch phổ sao cho tín hiệu đủ nhạy, đạt độ ổn định cao và<br />
lấy được toàn bộ pic phổ, loại bỏ được sự chen lấn vạch phổ của các nguyên tố khác ở bên vạch phổ<br />
nghiên cứu.<br />
Đối với hệ máy AAS vario 6 - Analytik Jena AG chúng tôi khảo sát khe đo là 0,2; 0,5; 0,8 và 1,2 nm.<br />
Qua khảo sát lựa chọn được độ rộng khe đo là 0,5 nm đói với Pb và độ rộng khe đo là 0,8 nm đối với<br />
Cd. Ở điều kiện này, 100% diện tích pic của vạch phổ sẽ nằm trong khe đo.<br />
3.1.2. Khảo sát điều kiện nguyên tử hóa mẫu<br />
Để chọn được nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa mẫu phù hợp chúng tôi tiến hành khảo sát với dung<br />
dịch chuẩn Pb 5ppb trong HNO3 0,5% có nền NH4H2PO4 0,01% và Cd 2ppb trong HNO3 0,5% có nền<br />
Mg(NO3)2 0,01% + Pd(NO3)2 0,01%<br />
<br />
0.15<br />
0.14<br />
0.13<br />
0.12<br />
0.11<br />
0.1<br />
25000500050005000<br />
3 3 4 4 5 5 6<br />
<br />
Nhiệt độ ( 0C)<br />
<br />
Ảnh hƣởng nhiệt<br />
độ tro hóa đến…<br />
Abs<br />
<br />
Abs<br />
<br />
Ảnh hƣởng<br />
nhiệt độ tro…<br />
<br />
0.28<br />
0.26<br />
0.24<br />
0.22<br />
0.3<br />
0.2<br />
250 00 50 00 50 00 50 00<br />
3 3 4 4 5 5 6<br />
<br />
Nhiệt độ ( 0C)<br />
<br />