Tóm tắt luận văn tốt nghiệp <br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT<br />
ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNNN MTV CHO THUÊ TÀI CHÍNH<br />
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY<br />
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />
Lớp: QTKD2<br />
<br />
Khóa: 2010B<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. Đào Thanh Bình<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài chính là một lĩnh vực kinh doanh mới, mới<br />
chỉ xuất hiện ở Việt Nam khoảng 15 năm và chỉ được sử dụng cho việc đầu tư đối với động sản.<br />
Là cán bộ công tác tại một công ty cho thuê tài chính, bản thân tôi nhận thấy vấn đề còn tồn tại<br />
tại các Công ty cho thuê tài chính nói chung là rủi ro trong các công ty cho thuê tài chính tại Việt<br />
Nam là khá cao, và các Công ty cho thuê tài chính hầu như là đều chưa xây dựng xong quy trình<br />
quản lý rủi ro hoặc đã có quy trình quản lý rủi ro nhưng còn nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến chất<br />
lượng tín dụng không tốt, tỷ lệ nợ xấu là khá cao.<br />
Vậy vấn đề đặt ra là việc quản lý, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính hiện<br />
nay như thế nào và cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư cũng như<br />
giảm thiểu rủi ro? Là một cán bộ đang công tác tại Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính<br />
Công nghiệp tàu thủy, là một công ty cho thuê tài chính mới được thành lập cách đây hơn 3 năm,<br />
bản thân thấy có nhiều bất cập về vấn đề Quản lý rủi ro: Hoạt động huy động nguồn gặp khó<br />
khăn, việc thanh toán các hợp đồng tiền gửi không đúng hạn; đặc biệt đối với hoạt động cho thuê<br />
tài chính, một lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty thì khả năng<br />
dư nợ không thu được đúng thời hạn là cao, chất lượng tín dụng khá thấp. Do đó, Công tác quản<br />
lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính là một vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất<br />
lượng các kênh huy động vốn cho Doanh nghiệp.<br />
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
-<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu của Luận văn:<br />
o Khái quát những vấn đề chung về Thuê tài chính và rủi ro, quản lý rủi ro trong hoạt<br />
động thuê tài chính.<br />
<br />
GVHD: TS. Đào Thanh Bình<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
HV: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp <br />
<br />
<br />
o Phân tích thực trạng vấn đề Công tác quản lý rủi ro trong cho thuê tài chính tại Công<br />
ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy.<br />
o Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động<br />
cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy.<br />
-<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
o Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại<br />
Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy.<br />
o Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty TNHH MTV cho thuê<br />
tài chính Công nghiệp tàu thủy.<br />
<br />
C. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm<br />
03 chương, như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về rủi ro và Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài<br />
chính<br />
1.1. Cơ sở lý thuyết chung về Cho thuê tài chính<br />
Trong phần này, luận văn đã nêu ra các lý luận khái quát về hoạt động CTTC của các<br />
công ty CTTC cũng như các đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính, những yếu tố cấu thành<br />
hoạt động CTTC.<br />
Đồng thời, luận văn đã đưa ra được sự khác biệt giữa cho thuê tài chính và hình thức cho<br />
vay trung và dài hạn, đây là hai hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn hiện nay. Và luận văn<br />
cũng phân biệt được giữa hai hình thức cho thuê hiện nay là cho thuê tài chính (trung và dài hạn)<br />
và cho thuê hoạt động (ngắn hạn).<br />
Tiếp đó, luận văn đưa ra được vai trò, lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động cho<br />
thuê tài chính và các hình thức cho thuê tài chính hiện nay các công ty cho thuê tài chính đang áp<br />
dụng.<br />
1.2. Cơ sở lý thuyết chung về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính<br />
Trong phần này, luận văn nêu khái quát những vấn đề về RRTD trong hoạt động CTTC<br />
của công ty CTTC và sự khác biệt với RRTD của NHTM, các chỉ tiêu phản ánh RRTD bao gồm:<br />
Kết cấu dư nợ cho thuê, Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ lãi treo so<br />
với tổng dư nợ, Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ. Khi bốn chỉ tiêu đầu tăng<br />
nghĩa là RRTD cao, công ty CTTC có thể đối diện với nguy cơ phá sản. Chỉ tiêu còn lại nói lên<br />
<br />
GVHD: TS. Đào Thanh Bình<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
HV: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp <br />
<br />
<br />
sự chuẩn bị của công ty CTTC cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập DPRR<br />
hàng năm từ thu nhập hiện tại. Các tỷ lệ trên càng cao chứng tỏ RRTD tại công ty CTTC đó càng<br />
cao và ngược lại.<br />
1.3. Cơ sở lý thuyết chung về Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính<br />
Trong phần này, luận văn đã nêu ra Khái niệm về Quản lý rủi ro và rủi ro tín dụng trong<br />
hoạt động cho thuê tài chính cũng như nội dung của Công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt<br />
động cho thuê tài chính, bao gồm hai nội dung chính:<br />
-<br />
<br />
Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động Cho thuê tài chính:<br />
<br />
-<br />
<br />
Công tác hạn chế tác động do rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính<br />
o Với các khoản cho thuê mà khách hàng không thanh toán tiền thuê đúng hạn nhưng<br />
vẫn có khả năng trả nợ sau một khoảng thời gian nhất định, công ty có thể áp dụng các<br />
biện pháp sau:<br />
Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiền thuê tài chính:<br />
Chuyển nợ quá hạn:<br />
Thực hiện giảm, miễn lãi tiền thuê:<br />
o Với các khoản cho thuê tài chính được đánh giá là khách hàng không còn khả năng trả<br />
nợ, công ty cho thuê tài chính tiến hành các biện pháp sau nhằm thu hồi nợ đến mức<br />
nhiều nhất có thể, giảm thiểu tổn thất rủi ro gây ra<br />
Đôn đốc thu nợ theo kế hoạch thu nợ của khách hàng:<br />
Thu hồi tài sản cho thuê để xử lý:<br />
Khởi kiện khách hàng thuê tài chính:<br />
Bán khoản nợ xấu cho công ty mua bán nợ:<br />
<br />
GVHD: TS. Đào Thanh Bình<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
HV: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp <br />
<br />
<br />
Đồng thời, trong phần này, luận văn cũng nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới công tác<br />
quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính.<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng Công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê<br />
tài chính tại Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy<br />
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV CTTC Công nghiệp tàu thủy (VFL)<br />
Trong phần này, luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về quá trình thành lập và phát<br />
triển, bộ máy tổ chức của VFL. Đồng thời, phần này cũng giới thiệu khái quát về vị thế của VFL<br />
trên thị trường CTTC tại Việt Nam; tình hình hoạt động huy động vốn, hoạt động cho thuê tài<br />
chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VFL từ khi thành lập đến hết năm 2011 - giai đoạn<br />
2008 - 2011.<br />
2.2 Thực trạng hoạt động CTTC và rủi ro tín dụng tại VFL<br />
Trong phần này gồm có hai phần:<br />
-<br />
<br />
Phần một cụ thể hóa thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại VFL: Phần này nêu khái<br />
quát thực trạng hoạt động CTTC tại VFL trên cơ sở phân tích cơ cấu CTTC theo khách<br />
hàng, ngành kinh tế, loại tài sản.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần hai nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng tại VFL: Luận văn phân tích thực trạng RRTD<br />
thông qua 05 chỉ tiêu: Kết cấu dư nợ CTTC (theo khách hàng, theo ngành kinh tế, theo tài<br />
sản thuê); Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn; Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ lãi treo so với<br />
tổng dư nợ; Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ.<br />
<br />
2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VFL<br />
Trong phần này, luận văn đã nêu lên thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VFL:<br />
-<br />
<br />
Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng: Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Hội<br />
đồng quản trị, Giám đốc Công ty, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Ban kiểm soát,<br />
Phòng Kiểm toán nội bộ, Phòng Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chính sách tín dụng: Xem xét trên góc độ cơ cấu CTTC và Quy trình CTTC và các giới<br />
hạn an toàn.<br />
o Cơ cấu tín dụng của VFL tuy có dần đa dạng hóa theo khách hàng, ngành nghề kinh tế<br />
nhưng phần lớn vẫn là ưu tiên tập trung cho thuê đối với nhóm khách hàng là các<br />
doanh nghiệp quốc doanh là các đơn vị thành viên của Vinashin, có chung một lĩnh<br />
vực kinh doanh, ngành nghề kinh tế là đóng mới và sửa chữa tàu.<br />
o Quy trình CTTC quy định rõ trách nhiệm và phân quyền tín dụng giữa các bộ phận.<br />
Quy trình bao gồm 04 bước (trước, trong, sau và kết thúc cho thuê), được thực hiện<br />
<br />
GVHD: TS. Đào Thanh Bình<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
HV: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp <br />
<br />
<br />
chủ yếu bởi Khối Kinh doanh (gồm 3 phòng độc lập là Phòng Kinh doanh, Phòng<br />
QLHĐ & TS CTTC, Phòng Thẩm định) trong đó tách biệt quan hệ khách hàng và<br />
quyết định cấp tín dụng.<br />
o Các giới hạn an toàn bao gồm: Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm<br />
khách hàng.<br />
-<br />
<br />
Phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng: Quá trình phân tích và thẩm định được phòng<br />
Thẩm định thực hiện trên cơ sở “bề mặt” hồ sơ do khách hàng và Phòng Kinh doanh cung<br />
cấp.<br />
o Thẩm định khách hàng thuê tài chính: thẩm định về tư cách và năng lực pháp lý, cơ<br />
cấu bộ máy tổ chức, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và uy tín của<br />
Khách hàng; Thẩm định nhóm khách hàng liên quan để xác định giới hạn CTTC; Thực<br />
hiện chấm điểm tín dụng nội bộ Khách hàng.<br />
o Thẩm định tài sản được đề nghị thuê tài chính: dựa chủ yếu vào quyết định phê duyệt<br />
gói thầu mà không có công cụ kiểm soát.<br />
o Thẩm định dự án thuê tài chính: thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự<br />
án: thẩm định tiến độ thực hiện, cơ cấu nguồn vốn, doanh thu, chi phí và tính toán các<br />
chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án nhưu NPV, IRR,...<br />
<br />
-<br />
<br />
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng: Công tác này do phòng Thẩm định thực hiện<br />
trên cơ sở “bề mặt” hồ sơ do khách hàng và Phòng Kinh doanh cung cấp. Hệ thống chấm<br />
điểm và xếp hạng tín dụng được VFL tự nghiên cứu, xây dựng và ban hành trên cơ sở tham<br />
khảo của các TCTD khác. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng được VFL<br />
định kỳ rà soát để chỉnh sửa theo định kỳ một năm một lần và được thực hiện bởi Phòng<br />
Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, từ đó phát hiện và đề xuất chỉnh sửa kịp thời những<br />
điểm không phù hợp, đảm bảo tính khách quan và chính xác của Hệ thống.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu: Công tác trích lập dự phòng RRTD<br />
được Phòng Kế toán Ngân quỹ thực hiện mỗi quý một lần trên cơ sở kết quả Phân loại nợ<br />
của Phòng Thẩm định. Đối với các khoản nợ xấu, VFL thực hiện việc phân loại nợ, đánh<br />
giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng. Hàng tháng, Phòng Kế toán<br />
Ngân quỹ trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ của khách hàng.<br />
Công tác xử lý nợ xấu chủ yếu là cơ cấu nợ cho khách hàng, bước đầu triển khai công tác<br />
thu hồi và xử lý tài sản thuê.<br />
<br />
2.4 Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VFL<br />
Trong phần này đã nêu ra các kết quả trong Công tác quản lý rủi ro tín dụng mà VFL đạt<br />
được:<br />
<br />
GVHD: TS. Đào Thanh Bình<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
HV: Nguyễn Thị Mai Hương<br />
<br />