ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-------------------------------------<br />
<br />
Ngô Minh Châu<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM<br />
TẠI TRUNG QUỐC<br />
Chuyên ngành: Du lịch<br />
(Chương trình đào tạo thí điểm)<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ<br />
<br />
Hà Nội, 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trung Quốc là đất nước đứng thứ 3 trên thế giới về mặt diện tích, đứng đầu về<br />
mặt dân số và hiện nay đang đứng thứ 4 về mặt kinh tế. Theo số liệu của Cục Thống kê<br />
Quốc gia Trung Quốc (CNBS) công bố, sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa (từ năm<br />
1978 đến năm 2007), tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu<br />
nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD. Với sự phát triển nhanh chóng<br />
về kinh tế, đời sống của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện, thu nhập bình<br />
quân đầu người tăng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc<br />
gia tăng mạnh. Năm 2008, số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã lên tới<br />
45,8 triệu lượt người. Do đó, thị trường du lịch Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị<br />
trường tiềm năng của các nước trên thế giới.<br />
Đối với du lịch Việt Nam, kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt<br />
Nam – Trung Quốc năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam<br />
đã gia tăng nhanh chóng và luôn ở vị trí dẫn đầu trong bảng tổng kết số lượng khách du<br />
lịch quốc tế hàng năm của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam những năm<br />
gần đây đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển này.<br />
Tuy Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có nguồn tài nguyên du<br />
lịch rất phong phú, đa dạng với những lợi thế hơn các điểm đến khác nhưng số lượng<br />
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam năm 2008 mới chỉ chiểm 1,4% trong tổng số<br />
khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cùng năm. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách<br />
đầy đủ, có hệ thống thực trạng nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt<br />
động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, một thị trường trọng điểm của du lịch<br />
Việt Nam.<br />
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên<br />
cứu sau:<br />
- Đặc điểm của thị trường khách du lịch Trung Quốc gồm những đặc điểm về đất<br />
nước, con người Trung Quốc, đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung<br />
Quốc;<br />
- Các bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch của một số nước trên<br />
thế giới đối với thị trường Trung Quốc;<br />
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu: ngoại<br />
giao, kinh tế và du lịch;<br />
- Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc và các đánh giá;<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam<br />
tại Trung Quốc;<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại<br />
Trung Quốc và một số vấn đề liên quan.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về mặt nội dung: hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài nói chung,<br />
tại Trung Quốc nói riêng có sự tham gia của rất nhiều cơ quan khác nhau như các cơ<br />
quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, ở địa phương, các doanh nghiệp kinh<br />
doanh du lịch. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp<br />
trung ương có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu<br />
hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc ở cơ quan quản lý nhà nước cấp<br />
trung ương với mục đích quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung của xúc tiến du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong khuôn<br />
khổ đề tài xin được tập trung vào các hoạt động xúc tiến chủ yếu như: tổ chức, tham<br />
gia tổ chức các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế; tổ chức các chương trình phát động<br />
điểm đến; tổ chức các đoàn khảo sát của giới báo chí và các hãng lữ hành; tổ chức<br />
tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền quảng bá<br />
qua mạng internet; xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho ngành du lịch; sản xuất và<br />
phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch.<br />
Về mặt không gian: vì đất nước Trung Quốc rất rộng lớn với nhiều thể chế chính<br />
trị và các chính sách khác nhau, để vấn đề nghiên cứu không bị dàn trải, thiếu tập<br />
trung, luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung<br />
Quốc đại lục (không bao gồm Đài Loan và 2 đặc khu hành chính là Hongkong và<br />
Macau).<br />
Về mặt thời gian: luận văn tập trung phân tích, đánh giá hoạt động xúc tiến du<br />
lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 5 năm qua, từ 2004 – 2008; đề xuất giải<br />
pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong 5 năm tới.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách,<br />
báo, tạp chí, báo cáo của Tổng cục Du lịch, báo cáo của Tổng cục Thống kê, báo cáo<br />
của các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia một số nước...; Phương pháp thu thập thông<br />
tin sơ cấp: lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên<br />
cứu...<br />
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,<br />
phương pháp quy nạp... để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất,<br />
rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.<br />
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
<br />
4<br />
<br />
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như nghiên<br />
cứu đặc điểm thị trường khách Trung Quốc để đưa ra giải pháp phát triển nguồn khách<br />
cho các doanh nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của một số<br />
nước trên thế giới để đề xuất giải pháp cho hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam...<br />
Ngoài ra, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê đã tổ chức các cuộc điều tra về<br />
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với những đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của họ.<br />
Tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên cứu của mình<br />
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể về thực trạng và<br />
giải pháp của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại<br />
Trung Quốc trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch Trung Quốc,<br />
về đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc, tổng kết mối quan hệ<br />
hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc trong một số lĩnh vực chính làm cơ sở cho việc<br />
đưa ra các giải pháp cho việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung<br />
Quốc; phân tích những mặt được, chưa được và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến<br />
du lịch Việt Nam tại Trung Quốc; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm<br />
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Với mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên<br />
cứu ở trên, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung chính của luận văn được kết<br />
cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc và mối quan hệ<br />
hợp tác Việt Nam – Trung Quốc<br />
Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc<br />
<br />
5<br />
<br />