intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

72
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có những biến chuyển và thay đổi mạnh mẽ, làn sóng start up nở rộ và phát triển nhanh chóng, mang đến cho các công ty nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên các thống kê cho thấy hằng năm có rất nhiều DN bị tạm dừng hoạt động, phá sản. Doanh nghiệp phá sản sẽ gây ra những tác động tiêu cực qua xã hội và nền kinh tế. Trước khi xảy ra phá sản, doanh nghiệp sẽ rơi vào một giai đoạn gọi là “kiệt quệ tài chính”. Nếu nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính có thể giúp doanh nghiệp có cơ sở nắm bắt được các yếu tố có khả năng tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục những yếu kém kịp thời. Ngoài ra, việc nhận biết những dấu hiệu kiệt quệ tài chính sớm là cơ sở đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và giảm những thất thoát do kiệt quệ tài chính gây ra. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. b. Mục tiêu cụ thể Bài nghiên cứu nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty, cụ thể:
  2. 2 Các nhân tố tài chính và phi tài chính tác động đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó. Đề xuất mô hình dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong năm 2010 – 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Ý nghĩa khoa học: Khái quát và phát triển những vấn đề lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho doanh nghiệp như sau: Kết quả nghiên cứu giúp cho doanh nghiệp có cơ sở nắm bắt được các yếu tố có khả năng tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp
  3. 3 thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và giảm những thất thoát do kiệt quệ tài chính gây ra. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu, hàm ý nghiên cứu và đề xuất 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đối với nghiên cứu nước ngoài: Beaver (1966) từ kết quả thực nghiệm, đã đưa ra kết luận rằng khi muốn phát hiện dấu hiệu một doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính, chúng ta sẽ so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó với ngưỡng giới hạn được Beaver đưa ra. Ngưỡng giới hạn được Beaver tính toán từ việc so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp phá sản và không phá sản, và được lựa chọn dựa trên phương pháp thử sao cho xác suất của việc dự báo sai là nhỏ nhất. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính là nghiên cứu của Atlman (1968). Alman đưa ra mô hình dự báo xác suất phá sản Z – score. Kết quả nghiên cứu, Alman đưa ra kết quả rằng doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ cao phá phá sản/kiệt quệ tài chính nếu chỉ số Z
  4. 4 Tuy nhiên, Ohlson (1980) cho rằng với các giả định trong nghiên cứu của Altman sẽ dẫn đến chệch trong kiểm định ý nghĩa. Trong nghiên cứu của mình, Ohlson sử dụng mô hình hồi quy Logistic và đưa ra 9 biến độc lập để sử dụng trong mô hình dự báo sự phá sản/kiệt quệ tài chính. Kết quả nghiên cứu, Ohlson đưa ra kết luận các biến độc lập như tổng nợ phải trả/ tổng tài sản, nợ ngắn hạn/tài sản lưu động, thu nhập ròng trong hai năm tăng (giảm), có tính chất đồng biến và các biến quy mô doanh nghiệp, vốn lưu động ròng/tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản, quỹ hoạt động/tổng phải trả, có tính chất nghịch biến với kiệt quệ tài chính. Platt, H.D và Platt, M.B (2006) sử dụng mô hình nhị phân Binary Logistic với biến phụ thuộc là “1” nếu công ty bị kiệt quệ tài chính và “0” nếu công ty không bị kiệt quệ tài chính để xây dựng mô hình kiệt quệ tài chính cho mẫu khảo sát. Kết quả đưa ra các nhân tố có tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, bao gồm : dòng tiền trên doanh thu; lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trên tổng tài sản; nợ dài hạn đến hạn trả trên tổng tài sản; tỷ sổ khả năng trả lãi (EBIT/chi phí lãi vay); tỷ số thanh toán nhanh. Kế thừa nghiên cứu của Ohlson,Ying Wuang và Michael Campbell (2011) đã tiến hành kiểm chứng lại mô hình của Ohlson về dự báo phá sản, kiệt quệ. Cũng giống nghiên cứu của Ohlson, mô hình hồi qui Logistic được sử dụng. Kết quả nghiên cứu thu được tương tự như Ohlson. Đối với nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hồng Vân (2017) sử dụng mô hình Binary Logistic Regression để đo lường khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
  5. 5 chứng khoán của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các nhân tố tác động đến kiệt quệ tài chính doanh nghiệp gồm tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ và quy mô doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Lưu Trọng Đức (2012) cho thấy tỷ lệ đòn bẩy và xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Cũng sử dụng mô hình hồi quy Logistic, tác giả Bùi Thị Minh Ngọc (2013) nghiên cứu kết quả cho thấy rằng hai biến có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là: Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về khả năng kiệt quệ tài chính Theo Trịnh Ngọc Thơ và các cộng sự (2005): “Kiệt quệ tài chính xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng mộ cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản. Đôi khi nó chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc rối” Nhìn nhận kiệt quệ tài chính từ góc độ phá sản của doanh nghiệp, Foster (1986) cho rằng nộp đơn xin phá sản là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính Trong một nghiên cứu khác, Jones và Henser (2004) phát biểu rằng có hai tình trạng mà một doanh nghiệp niêm yết trên thị
  6. 6 trường chứng khoán bị cho là kiệt quệ: Tình trạng thứ nhất là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn. Tình trạng thứ hai là doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản. Theo Brealey Myers (2003), kiệt quệ tài chính xảy ra khi công ty gặp khó khăn tài chính (financial difficulties) không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. 1.1.2. Dấu hiệu kiệt quệ tài chính Một số dấu hiệu cụ thể của tình trạng kiệt quệ tài chính có thể nhận biết như sau: Giai đoạn “thất bại” Doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh như: doanh nghiệp bị khách hàng phàn nàn và mất khách hàng thân thiết làm cho doanh số bán hàng sụt giảm, doanh thu không đủ bù đắp chi phí làm thu nhập hoạt động bị âm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ nên thỉnh thoảng bị thiếu hụt tiền mặt để hoạt động. Giai đoạn “mất khả năng thanh khoản” Một số dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp kiệt quệ tài chính trong giai đoạn mất khả năng thanh khoản là: thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trong hai năm liên tiếp bắt đầu từ năm sau phát hành trái phiếu, trong bất kỳ vào một năm nào doanh nghiệp có EBITDA thấp hơn 80% chi phí lãi vay (Asquith, Gertner, và Scharfstein, 1994); tỷ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cao hơn 1 trong hai năm liên tiếp; thu nhập trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí lãi vay trong hai năm liên tiếp (Joseph P.H.Fan, Jun Huang và, Ning Zhu, 2013).
  7. 7 Giai đoạn “vỡ nợ, phá sản” Một số dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng vỡ nợ và phá sản là: doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản; doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tự nguyện hay bắt buộc theo luật định; doanh nghiệp được một tổ chức khác tiếp nhận lại về mặt quản lý hoặc sở hữu (Christidis và Gregory, 2010). 1.1.3. Nguyên nhân kiệt quệ tài chính Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính được phân chia thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Theo Jahur và Quadir (2012), nhân tố bên trong đề cập đến các vấn đề nội bộ liên quan đến quản lý yếu kém của công ty Adeyemi (2012 ) cho rằng đối với các công ty mới thành lập, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra kiệt quệ tài chính là sự thiếu vốn ngay từ lúc khởi đầu kinh doanh Các nhân tố bên ngoài tác động lên toàn bộ thị trường bao gồm: sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trường, sự vỡ nợ của các đối tác kinh doanh, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng cao, thay đổi bất lợi trong chính sách của chính phủ. Quy mô công ty đóng một vai trò quan trọng quyết định công ty có rơi vào kiệt quệ tài chính hay không. Monti & Mariano (2010) cho rằng chỉ có một số ít công ty lớn gặp phải các vấn đề tài chính so với những công ty vừa và nhỏ . 1.1.4. Chi phí kiệt quệ tài chính Kiệt quệ tài chính rất tốn kém. Chi phí kiệt quệ tài chính có thể được chia làm hai loại như sau: - Chi phí phá sản: gồm các chi phí trực tiếp như lệ phí tòa án và các chi phí gián tiếp khi vay nợ.
  8. 8 - Chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản: là mâu thuẫn quyền lợi giữa trái chủ và cổ đông khi doanh nghiệp gặp khó khăn. 1.1.5. Hệ quả của kiệt quệ tài chính Tình trạng kiệt quệ tài chính có thể gây ra hệ quả sau cho doanh nghiệp: Mất khách hàng, các nhà cung cấp quan trọng và các nhân sự chủ chốt. Các mâu thuẫn về quyền lợi giữa trái chủ và cổ đông của công ty Cuối cùng, nếu công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và đi đến phá sản sẽ phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến thủ tục phá sản như: lệ phí tòa án, chi phí pháp lý và hành chính khác. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.2.1. Lý thuyết đánh đổi (Trade Off Theory) Lý thuyết này nhằm mục đích giải thích vì sao các doanh nghiệp thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn cổ phần. Một lý do lớn khiến các doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ. 1.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) Thuyết trật tự phân hạng đưa ra thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp, trước hết họ sử dụng các nguồn vốn
  9. 9 vay nội bộ, sau đó là nợ bên ngoài và cuối cùng mới là vốn chủ sở hữu. Lý thuyết này nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp thích sử dụng nguồn vốn vay hơn việc tăng vốn chủ sở hữu khi nguồn vốn vay nội bộ không đáp ứng được nhu cầu vốn của họ 1.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) Lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976) đề cập đến mâu thuẫn lợi ích của 3 nhóm: Cổ đông, nhà quản lý và chủ nợ. Vì những lợi ích trước mắt các nhà quản lý có thể làm tổn hại đến lợi ích cổ đông và chủ nợ. 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ và khả năng kiệt quệ tài chính Tỷ lệ nợ phản ảnh cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ, chỉ số này càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Yếu tố này giúp cho doanh nghiệp cân nhắc trong việc có tiếp tục sử dụng nợ nữa hay không. 1.3.2. Mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời và khả năng kiệt quệ tài chính Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp được xác định bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, có vai trò ước tính hiệu quả một công ty có thể kiếm được lợi nhuận từ tài sản của mình. 1.3.3. Mối liên hệ giữa tỷ lệ vốn lưu động ròng/Tổng tài sản và khả năng kiệt quệ tài chính
  10. 10 Vốn lưu động ròng là sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Một giá trị tiêu cực của tỷ lệ này báo hiệu rằng công ty có thể gặp vấn đề trong việc đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn bởi vì không có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải nghĩa vụ nợ 1.3.4. Mối liên hệ giữa thu nhập giữ lại/Tổng tài sản và khả năng kiệt quệ tài chính Thu nhập được giữ lại là tài khoản báo cáo tổng số tiền thu nhập tái đầu tư của một công ty trong quá trình hoạt động. Tài khoản này còn được gọi là thặng dư kiếm được. Những doanh nghiệp có thu nhập giữ lại cao sẽ tài trợ tài sản thông qua duy trì lợi nhuận và không sử dụng nợ. 1.3.5. Mối liên hệ giữa giá trị thị trường VCSH/Giá trị sổ sách và tổng nợ đến khả năng kiệt quệ tài chính Vốn chủ sở hữu được tính bằng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành trên thị trường. Các khoản nợ bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của công ty có thể giảm giá trị như thế khi các khoản nợ vượt quá tài sản và công ty trở nên vỡ nợ. 1.3.6. Mối liên hệ giữa tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản và khả năng kiệt quệ tài chính Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay tổng tài sản của doanh nghiệp có thể quay bao nhiêu vòng trong một năm. Tỷ lệ doanh thu, tổng tài sản càng cao chứng tỏ vòng quay tài sản của doanh nghiệp nhanh, khả năng xoay vòng vốn để thanh toán nợ tốt 1.3.7. Mối liên hệ giữa quy mô công ty và khả năng kiệt quệ tài chính
  11. 11 Khi thị trường gặp khó khăn, các công ty nhỏ dễ rơi vào kiệt quệ do không tiếp cận được các khoản cho vay, các nguồn vốn ưu đãi. Ngoài ra, các công ty nhỏ không có một bộ máy công ty vững mạnh điều hành, giúp đưa ra những quyết định quan trọng tại những thời điểm mấu chốt. 1.3.8. Mối liên hệ giữa xếp hạng tín dụng và khả năng kiệt quệ tài chính Xếp hạng tín dụng được thực hiện bởi các công ty xếp hạng tín dụng được cấp phép hoạt động, cung cấp các thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng, xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến kiệt quệ tài chính KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã tiến hành trình bày những lý luận cơ bản về các quan điểm khái niệm kiệt quệ tài chính, nguyên nhân kiệt quệ tài chính, chi phí kiệt quệ tài chính, hệ quả của kiệt quệ tài và các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày khái quát một số nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách
  12. 12 nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.2. KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tác giả xác định rằng các công ty kiệt quệ tài chính ít nhất cần phải bước vào giai đoạn thứ hai “mất khả năng thanh khoản”. với dấu hiệu nhận biết sau: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí tài chính trong hai năm liên tiếp Trường hợp doanh nghiệp bước vào giai đoạn thứ 3 của kiệt quệ tài chính – giai đoạn “vỡ nợ, phá sản”, thì doanh nghiệp sẽ có những biểu hiện cụ thể như Công ty làm thủ tục phá sản do thua lỗ kéo dài Bị huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn giao dịch. 2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu a. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố tài chính (1) Giả thuyết ảnh hưởng của tỷ lệ nợ đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H1: Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì càng dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. (2) Giả thuyết ảnh hưởng của tính thanh khoản đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H2: Các doanh nghiệp có tính thanh khoản càng cao thì càng ít có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính.
  13. 13 (3) Giả thuyết ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H3: Các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao thì có khả năng kiệt quệ tài chính thấp. (4) Giả thuyết ảnh hưởng của quy mô công ty đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H4: Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng ít có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính. (5) Giả thuyết ảnh hưởng của tỷ lệ Dòng tiền/Doanh thu đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H5: Các doanh nghiệp có tỷ lệ Dòng tiền/ Doanh thu thấp có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính. (6) Giả thuyết ảnh hưởng của vòng quay khoản phải thu đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H6: Các doanh nghiệp có tỷ lệ vòng quay khoản phải thu thấp có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính cao. (7) Giả thuyết ảnh hưởng của tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H7: Các doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cao thì ít có khả năng kiệt quệ tài chính. (8) Giả thuyết ảnh hưởng của khả năng thanh toán chi phí lãi vay đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H8: Các doanh nghiệp có khả năng thanh toán chi phí lãi vay thấp thì có khả năng kiệt quệ tài chính cao. b. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm quản trị công ty
  14. 14 (9) Giả thuyết ảnh hưởng của cơ cấu Hội đồng quản trị đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H9: Công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia vào ban điều hành cao thì có khả năng kiệt quệ tài chính thấp. (10) Giả thuyết ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đến khả năng kiệt quệ tài chính Giả thuyết H10: Công ty có Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc thì có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn các công ty độc lập hai vị trí này. 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Căn cứ vào các giả thuyết đã nêu ở phần “Các giả thuyết nghiên cứu”, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc được xác định là khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM, các biến độc lập bao gồm:  Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính (1) Tỷ lệ nợ ( Giả thuyết H1) (2) Tính thanh khoản ( Giả thuyết H2) (3) Tỷ suât sinh lời ( Giả thuyết H3) (4) Quy mô công ty ( Giả thuyết H4) (5) Tỷ lệ Dòng tiền/Doanh thu ( Giả thuyết H5) (6) Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu ( Giả thuyết H6) (7) Tỷ lệ Lợi nhuận gộp cận biên ( Giả thuyết H7) (8) Khả năng thanh toán chi phí lãi vay ( Giả thuyết H8)
  15. 15  Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm quản trị công ty (9) Cơ cấu HĐQT ( Giả thuyết H9) (10) Kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc( Giả thuyết H10) Tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic cho mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với biến phụ thuộc Y, Y nhận giá trị 1 nếu công ty xảy ra kiệt quệ tài chính trong bất cứ thời điểm nào trong năm 2010- 2017, và Y nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại: 1 Pi Ln( 0 ) = Ln(1-Pi) α + β1LEVi + β2CUAi+ β3OPROi+ β4log(SIZEi)+ β5OCFi + β6ARTRi+ β7GRMARi+ β8COVERATEi+ β9BINi+ β10DCi Trong đó: - Pi: xác suất xảy ra sự kiện, trong trường hợp này là xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp - 1- Pi: Xác suất không xảy ra sự kiện, trong trường hợp này là xác suất không xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp 1 Pi = e-( α + β1LEVi + β2CUAi+ β3OPROi+ β4log(SI Ei)+ β5OCFi + β6ARTRi+ β7GRMARi+ β8COVERATEi+β9BINi+ β10DCi) 2.3.3. Đo lường các biến a. Đo lường biến phụ thuộc Biến phụ thuộc được đo lường dựa trên các căn cứ:
  16. 16 Lợi nhuận trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí tài chính trong hai năm liên tiếp. Công ty làm thủ tục phá sản Bị huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn giao dịch Chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát, bị cảnh cáo. b.Đo lường biến độc lập Các biến độc lập được đo lường như sau: (1) LEV: Tỷ lệ nợ Tổng nợ Tỷ lệ nợ = Tổng tài sản (2) CUA: Tính thanh khoản: TSNH - Nợ NH Tính thanh khoản = Tổng tài sản (3) OPRO: Tỷ suất sinh lời EBIT Tỷ suất sinh lời = Tổng tài sản (4) SIZE: Quy mô công ty: Trong nghiên cứu chọn cách xác định quy mô doanh nghiệp theo tiêu thức vốn hoá thị trường của doanh nghiệp. (5) OCF: Được xác định bằng Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh/ Doanh thu (6) ARTR: Vòng quay khoản phải thu: Được xác định bằng Doanh thu thuần/Trung bình các khoản phải thu (7) GRMAR: Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên: Được xác định bằng tỷ lệ lợi nhuận gộp/DT bán hàng. (8) COVERATE: Khả năng thanh toán lãi vay: được xác định bằng EBIT/Chi phí lãi vay
  17. 17 (9) BIN: Tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức năng quản lý. Được xác định bằng tỷ lệ số thành viên của HĐQT có kiêm nhiệm các vị trí quản lý trong Ban điều hành công ty. (10) DC: Giả thuyết chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của công ty. Biến DC nhận giá trị 1 nếu chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGD và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại. Giả thuyết DC có quan hệ cùng chiều với kiệt quệ tài chính 2.4. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 2.4.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được thu thập từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Theo số liệu thu thập trên website hxn.vn, số lượng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE tính đến 31/12/2017 là 360 công ty chia thành 22 ngành 2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM trong năm 2010 – 2017, mẫu nghiên cứu được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 gồm những công ty kiệt quệ tài chính, nhóm 2 gồm những công ty vẫn hoạt động bình thường. Tiêu chí xếp một công ty vào nhóm kiệt quệ tài chính bao gồm: Công ty làm thủ tục phá sản Bị huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn giao dịch Chỉ tiêu EBIT thấp hơn chi phí tài chính trong hai năm liên tiếp 2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KẾT THÚC CHƢƠNG 2 Trong chương này tác giả đã giới thiệu khái quát về Sở giao
  18. 18 dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh cũng như các ngành và chỉ số cơ bản của ngành. Trong chương 2 tác giả cũng đã trình bày các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu. Tác giả đưa ra 8 giả thuyết tài chính và 2 giải thuyết quản trị cần kiểm định để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp Phương pháp thu thập dữ liệu là thu tập dữ liệu tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu liên quan trên thể giới cũng như trong nước, tác giả vận dụng để nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán thống kê mô tả và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 3. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ 3.1.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu a. Thống kê mô tả biến Căn cứ vào kết quả xác định các biến độc lập của mô hình dựa trên phương pháp tính toán được trình bày ở Chương 2, tác giả tiến hành tính toán giá trị trung bình của các biến có kết quả như sau: - LEV (Tỷ lệ nợ): Những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao hơn
  19. 19 thì có khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính cao hơn. - CUA, OPRO, OCF, ARTR, GRMAR: Các doanh nghiệp có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ dòng tiền từ SXKD/DT, giá trị TB vòng quay khoản phải thu, tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cao thì càng ít có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính - SIZE (Quy mô công ty): Giá trị trung bình của biến SIZE của những doanh nghiệp kiệt quệ tài chính thấp hơn những doanh nghiệp không kiệt quệ tài chính . - COVERATE (Khả năng thanh toán chi phí lãi vay): Giá trị trung bình biến COVERATE của các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính nhỏ hơn doanh nghiệp không kiệt quệ tài chính - BIN (Tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm chức năng quản lý): Các công ty kiệt quệ tài chính có tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm chức năng quản lý càng cao thì càng có nguy cơ kiệt quệ tài chính, - DC (Tỷ lệ chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGD): Ở các công ty kiệt quệ tài chính thì tỷ lệ HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGD cao hơn các công ty không kiệt quệ b. Kiểm tra mức độ tương quan Để kiểm tra sự tương quan giữa biến độc lập, biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau trong mô hình, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson c. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, bài nghiên cứu sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), kết quảkhông có biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10 nên mô hình không cóa hiện tượng đa cộng tuyến
  20. 20 3.1.2. Phân tích kết quả nghiên cứu Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu được trình bày ở chương 2 áp dụng cho 716 quan sát thu thập được để dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp Kết quả hồi quy cho thấy trong 555 trường hợp được dự đoán là không kiệt quệ tài chính mô hình đã dự đoán trúng 524 trường hợp, tỷ lệ trúng là 94.4%. Còn với 161 trường hợp thực tế kiệt quệ tài chính mô hình dự đoán sai 65 trường hợp, tỷ lệ đúng 59.5%. Tỷ lệ đoán đúng của toàn bộ mô hình là 86.6%. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc cho thấy: Biến LEV, BIN, DC, OPRO, SIZE, OCF, COVERATE có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các biến còn lại như Tính thanh khoản (CUA), Vòng quay khoản phải thu (ARTR), Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên (GRMAR) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. 3.1.3. Kết luận Mục tiêu của bài nghiên cứu là ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính và yếu tố cơ cấu quản trị để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc kế thừa mô hình dự báo kiệt quệ tài chính của Ohlson(1980), Graham (2011), Lưu Trọng Đức (2012), Bùi Thị Minh Ngọc (2013),... Mẫu nghiên cứu là 716 quan sát của các doanh nghiệp đã và đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) 2010-2017. Bài nghiên cứu đã đạt được kết quả nghiên cứu như sau: Từ 10 biến độc lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2