intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Management Accounting Pratices) tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị của các doanh nghiệp SMEs tại TP. Đà Nẵng. Đo lường và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Management Accounting Pratices) tại thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THANH HIỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHDN Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ PHƯỚC VŨ Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: TS. Trần Anh Hoa Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào quy mô công nghệ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định quản trị. Trên thực tế những quyết định của các nhà quản trị thường được dựa trên nguồn thông tin từ kế toán quản trị. Nguồn thông tin kế toán quản trị thực hiện các mục tiêu như cung cấp các thông tin hữu ích, các thông tin có chất lượng để có thể kiểm soát hoạt động, sử dụng nguồn lực tối ưu và giúp nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định quản trị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị ra đời từ rất lâu đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như ở Anh và Mỹ. Trong suốt giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều tập trung vào một nội dung cụ thể, các giai đoạn sau không loại trừ nội dung của giai đoạn trước đó mà nó bao hàm và tiến bộ hơn. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh ngày càng phức tạp, vai trò của kế toán nói chung càng được nâng cao. Nếu kế toán tài chính là đơn vị cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì kế toán quản trị với chức năng cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định để điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, kế toán quản trị là cái tên mới lạ trong lĩnh vực chuyên môn của kế toán vì nó chưa được vận dụng nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gần đây, các doanh nghiệp đã dần chú ý đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn lập kế hoạch và kiểm soát chi phí. Việc vận dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp các nhà
  4. 2 quản trị có thêm thông tin cho việc ra quyết định của mình. Nhưng việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp SME nói riêng còn phải chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Hiện nay, việc áp dụng MAPs cho các doanh nghiệp này chưa cao vì trong quan niệm kế toán thông thường, kế toán quản trị được cho là cần thiết và phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Với các doanh nghiệp SME thì hoạt động không quá phức tạp và không có khả năng ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh thì đây là lý do để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đến MAP vào trong doanh nghiệp của mình. Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Xuất phát từ phân tích trên, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Management Accounting Pratices) tại thành phố Đà Nẵng” sẽ góp phần chỉ ra các nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị cũng như tầm ảnh hưởng của công tác kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Từ đó, đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm khuyến khích áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị của các doanh nghiệp SMEs tại TP. Đà Nẵng. - Đo lường và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
  5. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị. - Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu được thực hiện qua các bước: Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Bước 3: Thu thập dữ liệu Bước 4: Phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu sơ cấp: lập các bảng câu hỏi để thu thập ý kiến của nhà quản lý, các chuyên viên phụ trách tài chính kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc khảo sát ý kiến này giúp tác giả giới hạn lại các nhân tố tác động chính đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp. Mẫu thu thập ý kiến gồm 150 phiếu khảo sát ý kiến. Sau khi khảo sát, tác giả sẽ thu thập lại các yếu tố tác động chính đến việc thực hiện công tác kế toán quản trị. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ bản chất, vai trò và tìm kiếm các nhân tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện
  6. 4 công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc xác định được các nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác kế toán quản trị mang ý nghĩa thực tiễn lớn, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm từ những người làm công tác kế toán, kiểm toán về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung, không những vậy nghiên cứu còn nêu được thực trạng của việc áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay và còn giúp các doanh nghiệp có một nền tảng để vận dụng kế toán quản trị vào trong các quyết định của mình. 6. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết luận và kiến nghị 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Các khái niệm về kế toán quản trị Tác giả rút ra khái niệm chung về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một môn khoa học tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.
  7. 5 1.1.2. Chức năng của kế toán quản trị a. Lập kế hoạch và dự toán b. Trong quá trình tổ chức thực hiện c. Trong quá trình kiểm tra đánh giá d. Trong quá trình ra quyết định 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định. - Cung cấp thông tin trợ giúp nhà quản lý trong việc tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định 1.1.4. Nội dung của kế toán quản trị a. Công cụ tính giá Tính giá thành là nội dung có tính xuất phát điểm cho nhiều công việc khác trong kế toán quản trị vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định. b. Công cụ dự toán Dự toán ngân sách là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch và kiểm soát chi phí. c. Công cụ hỗ trợ ra quyết định Ra quyết định là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất cho vấn đề đã được xác định. Chức năng quan trọng nhất của nhà quản trị trong quá trình hoạt động kinh doanh là ra quyết định. Quyết định quản trị có thể có ảnh hưởng đến các vấn đề quan trọng của tổ chức như sự tồn tại và phát triển của tổ chức. d. Công cụ KTQT chiến lược Theo Simmonds (2008), kế toán quản trị chiến lược là việc cung cấp và phân tích dữ liệu kế toán quản trị về doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh nhằm sử dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược
  8. 6 kinh doanh của doanh nghiệp. Simmonds cho rằng, thông tin về đối thủ cạnh tranh (những thông tin liên quan đến chi phí, giá, thị phần, …) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và giám sát chiến lược kinh doanh. 1.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SME) 1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) 1.2.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở Việt Nam 1.2.3. Một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại thành phố Đà Nẵng a. Đặc điểm Phát triển từ mô hình sản xuất, kinh doanh gia đình, cá thể nhỏ lẻ. Một số khác được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước hoặc có một số cổ phần do cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Thị trường chính là thị trường nội địa. Số lượng nhân viên tương đối ít nên cơ cấu bộ máy tổ chức tương đối đơn giản, gọn nhẹ. Có thể linh hoạt trong việc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh. b. Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa SME tại thành phố Đà Nẵng Không có lợi thế về vốn, lao động, công nghệ Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế vì thiếu nguồn nhân lực được đào tạo lành nghề và hệ thống đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp SME sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ Tuy thị trường tiêu thụ tại Đà Nẵng tăng trưởng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp SME vẫn xem nhẹ công tác nghiên cứu thị trường,
  9. 7 chưa có định hướng phát triển và định vị sản phẩm hiệu quả, cũng như chưa có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý. 1.3. TỔNG HỢP CÁC LÝ THUYẾT NỀN VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG MAPS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 1.3.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory) 1.3.2. Lý thuyết về phân tích mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí trong việc ra quyết định (Cost benefit theory) 1.3.3. Lý thuyết bất định (Contingency theory of organizations) 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KTQT TRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1. Quy mô doanh nghiệp 1.4.2. Mức độ cạnh tranh 1.4.3. Nhận thức và sự am hiểu của người quản lý/ chủ doanh nghiệp về KTQT 1.4.4. Chi phí cho việc tổ chức KTQT 1.4.5. Hệ thống công nghệ thông tin 1.4.6. Trình độ của nhân viên kế toán KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Khái niệm kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại thành phố Đà Nẵng hiện nay còn khá mới mẻ. Vì vậy trong chương I, tác giả đã nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận về kế toán quản trị, để giúp doanh nghiệp có một tiền đề để có thể áp dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp của mình. Ngoài ra tác giả còn trình bày đặc điểm của các doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
  10. 8 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Xác định nội dung nghiên cứu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến MAP trong doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Từ đây kiểm định, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố. Xây dựng mô hình nghiên cứu: từ việc xác định nội dung nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây. Tác giả tổng hợp và điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Sau đó, tác giả sẽ đề xuất mô hình cho bài nghiên cứu của mình. Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: từ mô hình đề xuất, tác giả sẽ kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo, áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính. Sau khi có kết quả hồi quy, tác giả đưa ra kết luận và kiến nghị các giải pháp. 2.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KTQT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SME TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Quy mô doanh nghiệp Thực Mức độ cạnh tranh hiện công tác Nhận thức và sự am hiểu của KTQT người quản lý/ chủ DN vào Chi phí cho việc tổ chức KTQT trong doanh Hệ thống công nghệ thông tin nghiệp SME tại Trình độ của nhân viên kế toán TP. Đà Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu
  11. 9 2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.3.1. Quy mô doanh nghiệp X1: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì việc thực hiện công tác KTQT vào doanh nghiệp càng cao. 2.3.2. Mức độ cạnh tranh X2: Mức độ cạnh tranh càng lớn thì khả năng thực hiện công tác KTQT vào doanh nghiệp càng cao. 2.3.3. Nhận thức và sự am hiểu của người quản lý/ chủ doanh nghiệp X3: Doanh nghiệp có người quản lý/ chủ doanh nghiệp có nhận thức và hiểu biết về KTQT thì việc thực hiện công tác kế toán quản trị vào doanh nghiệp càng cao. 2.3.4. Chi phí cho việc tổ chức KTQT X4: Chi phí cho việc tổ chức hệ thống KTQT càng cao thì việc thực hiện công tác kế toán vào doanh nghiệp càng thành công. 2.3.5. Hệ thống công nghệ thông tin X5: Doanh nghiệp có hệ thống công nghệ thông tin càng hiện đại thì việc thực hiện công tác KTQT vào doanh nghiệp càng thành công 2.3.6. Trình độ nhân viên kế toán X6: Doanh nghiệp có nhân viên kế toán có trình độ càng cao thì việc thực hiện công tác KTQT vào trong doanh nghiệp càng thành công. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 2.4.1. Xây dựng thang đo Mã Nhân tố Thang đo NGUỒN hóa Quy mô Doanh thu càng lớn thì nhu cầu vận Nguyễn QM1 doanh dụng kế toán quản trị của doanh Ngọc
  12. 10 Mã Nhân tố Thang đo NGUỒN hóa nghiệp nghiệp càng cao Vũ Số lượng nhân viên càng nhiều thì (2017), QM2 nhu cầu vận dụng kế toán quản trị Nguyễn của doanh nghiệp càng cao Vũ Cấu trúc tổ chức bộ máy doah Thanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu vận Giang QM3 dụng kế toán quản trị của doanh (2017) nghiệp càng cao CT1 Lĩnh vực kinh doanh Nguyễn CT2 Số lượng doanh nghiệp cùng ngành Ngọc Mức độ CT3 Rào cản cạnh tranh trong ngành Vũ cạnh (2017), tranh Nguyễn CT4 Tuổi đời sản phẩm Thanh Hợp (2017) Đánh giá của người quản lý/ chủ Nhận NT1 doanh nghiệp về tính hữu ích của thức của công cụ kỹ thuật KTQT Nguyễn người Nhu cầu vận dụng KTQT của người NT2 Vũ quản lý/ quản lý/ chủ doanh nghiệp Thanh chủ Hiểu biết của người quản lý/ chủ Giang doanh NT3 doanh nghiệp về các công cụ kỹ (2017) nghiệp thuật KTQT Định hướng về việc áp dụng KTQT NT4 của người quản lý/ chủ doanh
  13. 11 Mã Nhân tố Thang đo NGUỒN hóa nghiệp Chi phí Chi phí cho việc đầu tư công nghệ CP1 Nguyễn cho việc phục vụ cho việc tổ chức KTQT Vũ thực Chi phí tư vấn cho các chuyên gia CP2 Thanh hiện về tổ chức hệ thống KTQT Giang KTQT Chi phí cho việc tuyển dụng nhân CP3 (2017) viên kế toán biết ứng dụng KTQT CNTT Hệ Sử dụng phần mềm để quản lý 1 thống Đào Sử dụng lợi ích của mạng internet công CNTT Khánh và công nghệ thông tin để phục vụ nghệ 2 Trí cho công việc thông (2015) CNTT Hệ thống công nghệ thông tin và tin 3 trang thiết bị hiện đại Nhân viên kế toán đã trải qua quy Trình độ TĐ1 trình đào tạo uy tín chất lượng ở chuyên Nguyễn trong và ngoài nước môn của Vũ Nhân viên kế toán có kinh nghiệm nhân TĐ2 Thanh và nghiệp vụ chuyên môn cao viên kế Giang Nhân viên kế toán sử dụng được toán (2017) TĐ3 Tiếng Anh và có các chứng chỉ kế toán quốc tế. Việc Khả năng vận dụng các kỹ thuật Nguyễn AD1 thực KTQT chi phí Vũ hiện AD2 Khả năng vận dụng các kỹ thuật Thanh
  14. 12 Mã Nhân tố Thang đo NGUỒN hóa công tác KTQT dự toán Giang KTQT Khả năng vận dụng các kỹ thuật (2017) AD3 tại các KTQT trong kiểm soát chi phí doanh nghiệp SME Khả năng vận dụng các kỹ thuật trên địa AD4 KTQT hỗ trợ quá trình ra quyết bàn TP. định Đà Nẵng 2.4.2. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu 2.4.3. Cách thức chọn mẫu nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra a. Kích thước mẫu Theo Green (1991), kích thước mẫu được xác định bởi công thức: 50 +8p (p là số biến độc lập). Với mô hình gồm 6 biến độc lập, cỡ mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 98 (50 + 8 x 6). Nhưng để tăng thêm độ tin cậy cho mẫu về các thông số phân tích, nên tác giả chọn cỡ mẫu 150 là phù hợp. b. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ những cá nhân phụ trách kế toán, kiểm toán, chuyên viên KTQT hoặc giám đốc, chủ doanh nghiệp. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các cá nhân trả lời khảo sát bằng cách gửi Google Form. Trong nghiên cứu này, bảng khảo sát được thiết kế với 6 nhân tố. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó tác giả tiếp cận với đối tượng
  15. 13 nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là tác giả có thể chọn các đối tượng mà tác giả có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cânj các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. c. Xây dựng bảng nghiên cứu Bảng câu hỏi tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi của Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017), Nguyễn Thanh Hợp (2017). Bảng câu hỏi của 2 nhà nghiên cứu này đều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vệc vận dụng MAP của các doanh nghiệp SME. Bảng khảo sát gồm hai phần: Phần 1: Nội dung liên quan đến cá nhân người trả lời khảo sát phục vụ cho mục đích thống kê, mô tả mẫu khảo sát như họ tên, chức vụ trong công ty. Phần 2: Là phần chính của bảng câu hỏi giúp ghi nhận đánh giá của các doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng đối với 6 biến độc lập. Bảng khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ từ “1 - Hoàn toàn không đồng ý” đến “5 - Hoàn toàn đồng ý”, trong đó “3 - Mức trung lập” 2.5. MÔ HÌNH HỒI QUY Trên cơ sở các giả thuyết và các biến, tác giả đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “Việc vận dụng MAP và các nhân tố tác động việc thực hiện công tác KTQT trong các doanh nghiệp SME tại thành phố Đà Nẵng” theo phương trình hồi quy như sau: APDUNG = β0 + β1QM + β2CT + β3NT + β4CP + β5CNTT + β6TĐ Trong đó: βi (i=0…6): Các tham số của mô hình APDUNG: Việc thực hiện công tác KTQT tại doanh nghiệp SMEs trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
  16. 14 Biến độc lập: QM: Quy mô doanh nghiệp CT: Mức độ cạnh tranh của thị trường NT: Nhận thức của người quản lý/ chủ doanh nghiệp về việc thực hiện KTQT CP: Chi phí cho việc thực hiện KTQT CNTT: Hệ thống công nghệ thông tin trong việc thực hiện KTQT TĐ: Trình độ của nhân viên kế toán trong việc thực hiện KTQT.. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương này tác giả chủ yếu trình bày về khung nghiên cứu, quy trình, phương pháp nghiên cứu chính của bài và đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương này cũng đồng thời cung cấp thông tin về phần thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát các doanh nghiệp SME tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu được xác định là phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong chương này tác giả đưa ra được mô hình nghiên cứu dự kiến gồm sáu nhân tố dựa trên các lý thuyết nền và các mô hình nghiên cứu trước. Các giả thuyết ban đầu được đưa ra khi cho rằng cả sáu nhân tố đều có ảnh hưởng đến việc vận dụng MAP tại các doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Số lượng mẫu khảo sát Kết thúc quá trình khảo sát, với số lượng 150 email được gửi đến các doanh nghiệp SME trên địa bàn TP. Đà Nẵng, tác giả thu thập được số câu trả lời sử dụng được là 130 bảng trả lời chiếm 86,7%. Với mô
  17. 15 hình gồm 6 biến độc lập kích thước mẫu phù hợp là 98 (50 + 8 x 6), nên số lượng mẫu khảo sát thu thập được là phù hợp. 3.1.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha a. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Quy mô doanh nghiệp Trong nhân tố này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.649 lớn hơn 0.6 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến luôn luôn nhỏ hơn 0.649. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3 nên thang đo này được chấp nhận, đạt hệ số tin cậy cần thiết để tiếp tục đưa vào phân tích các bước tiếp theo. b. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Mức độ cạnh tranh thị trường Đối với nhân tố Mức độ cạnh tranh thị trường có các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.808 lớn hơn 0.6 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến luôn nhỏ hơn 0.808. Chứng tỏ thang đo có độ tin cậy cao, được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích các bước tiếp theo c. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Nhận thức và sự am hiểu KTQT của người quản lý/ chủ doanh nghiệp Trong nhân tố “Nhận thức và sự am hiểu KTQT của người quản lý/ chủ doanh nghiệp” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.764 lớn hơn 0.6. Các hệ số Cronbach's alpha nếu loại biến luôn nhỏ hơn 0.764. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3. Chứng tỏ thang đo
  18. 16 có độ tin cậy cao, được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích các bước tiếp theo. d. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố chi phí cho việc thực hiện công tác kế toán quản trị Trong nhân tố này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.653 lớn hơn 0.6. Các hệ số Cronbach's alpha nếu loại biến, tuy có 1 mục lớn hơn 0.653, nhưng lớn hơn không đáng kể (chỉ lớn hơn 0.011). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3. Nên thang đo này được chấp nhận, đạt hệ số tin cậy cần thiết để tiếp tục đưa vào phân tích các bước tiếp theo. e. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố vận dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp Trong nhân tố này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.675 lớn hơn 0.6 và các hệ số Cronbach's alpha nếu loại biến, tuy có 1 mục lớn hơn 0.675, nhưng lớn hơn không đáng kể (chỉ lớn hơn 0.043). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3. Nên thang đo này được chấp nhận, đạt hệ số tin cậy cần thiết để tiếp tục đưa vào phân tích các bước tiếp theo. f. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố trình độ của nhân viên kế toán Trong nhân tố này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.565 nhỏ hơn 0.6. Hệ số tương quan biến tổng phần lớn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép là 0.3 nên tác giả sẽ tiến hành loại nhân tố Trình độ nhân viên kế toán trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc Thang đo biến phụ thuộc gồm 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.732 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và các hệ số Cronbach's alpha nếu loại biến, tuy có 1 mục lớn
  19. 17 hơn 0.732, nhưng lớn hơn không đáng kể (chỉ lớn hơn 0.008). Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy. Như vậy, sau khi thực hiện việc phân tích dữ liệu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, sau khi loại biến trình độ của nhân viên kế toán thì các thang đo còn lại đảm bảo độ tin cậy để có thể phục vụ cho việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 3.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập Chỉ số KMO trong bài nghiên cứu đạt giá trị 0.674 > 0.5, Sig = 0.000, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp. Trong ma trận nhân tố xoay, theo tiêu chuẩn Initial Eigenvalues lớn hơn 1 (1.355 >1). Vì vậy chúng ta quyết định giữ lại cả 5 yếu tố. Phương sai trích có giá trị bằng 64.085% > 50%. Giá trị phương sai trích cho ta biết 5 thành phần được xác định giải thích 64.085% biến thiên của dữ liệu. Các biến đều có hệ số tải lớn hơn 0.3 (thấp nhất là biến – “Những rào cản rút lui khỏi ngành rất nhiều” có giá trị 0.693), các biến đều quan trọng trong 5 thành phần trích được. Kết quả ma trận thành phần xoay cho ta sự phân bố của 17 biến quan sát vào 5 nhân tố Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, thì mô hình lý thuyết ban đầu có sự thay đổi còn 5 nhân tố. Các nhân tố đều đạt hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cần thiết. 3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc Kết quả kiểm định cho thấy KMO > 0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với Sig < 0.05. Như vậy, việc sử dụng mô hình EFA để đánh giá giá trị thang đo áp dụng KTQT là phù hợp.
  20. 18 Kiểm định hệ số Factor loading: Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho biến phụ thuộc của ma trận nhân tố cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là lớn hơn 0.5 và số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 1 nhân tố. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng với nhân tố 3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN 3.4.1. Mô hình hồi quy tổng thể APDUNG = β0 + β1QM + β2CT + β3NT + β4CP + β5CNTT 3.4.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 81.2% > 50% , đồng thời, kiểm định F trong bảng ANOVA cho thấy giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0.05. Từ đó kết luận mô hình là phù hợp, các biến độc lập (QM, CT, NT, CP, CNTT) giải thích được 81.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc (AD), phần còn lại được giải thích bởi các yếu tố không được xem xét trong mô hình. 3.4.3. Kiểm định trọng số hồi quy Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy ta thấy chỉ có 2 nhân tố có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05, đó là nhân tố “Nhận thức và sự am hiểu KTQT của người quản lý/ chủ doanh nghiệp” với Sig bằng 0, nhân tố “Chi phí cho việc thực hiện công tác KTQT” với sig bằng 0.011. Do đó 2 biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Từ kết quả trong bảng trọng số hồi quy, ta có mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y = 0.130 + 0.868X3 + 0.105X4 3.4.4. Kiểm định các giải thuyết của mô hình hồi quy a. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1