intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng; Phân tích những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  PHẠM THỊ HUYỀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY NỘI THẤT CHỢ LỚN – CHI NHÁNH NGUYỄN TRI PHƯƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Linh Phản biện 1: TS Đoàn Nguyễn Trang Phương Phản biện 2: TS Hồ Văn Nhàn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU Nền kinh tế hiện nay đang có sự thay đổi rõ rệt, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải đưa ra được các thế mạnh và hạn chế điểm yếu để có thể nâng cao khả năng cạnh trạnh. Và muốn phát triển như vậy thì phải tập trung vào việc thực hiện công tác quản lý tốt, nâng cao chất lượng việc quản lý, cung cấp chính xác và kịp thời những thông tin về tình hình tài chính để giúp nhà quản trị điều hành, ra quyết định phù hợp. Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Trị Phương, TP Đà Nẵng là một đơn vị có quy mô vừa, là một công ty gia đình nên siêu thị không kiểm soát được hồ sơ, chứng từ kế toán, các quy định chưa được công khai rõ ràng gây ra thất thoát lớn cho siêu thị. Nên họ thuê dịch vụ kế toán tại Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Đầu Xuân Đức để cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn, hoàn thiện sổ sách và lập BCTC cuối năm. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình để có thể tìm hiểu và nghiên cứu, đem kết quả nghiên cứu được góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra cả về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn trong tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. 1. Tính cần thiết của đề tài Kế toán là bộ phận rất quan trọng và góp phần giúp tạo nên thành công không nhỏ cho các doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiêp cũng như cho những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động tài chính của đơn vị đó.
  4. 2 Đối với loại hình siêu thị thì đặc thù là hàng hoá nhiều chủng loại, số lượng hàng tồn kho lớn, đòi hỏi phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban. Công tác kế toán nội bộ tại siêu thị vẫn còn bất cập như công tác tổ chức chứng từ kế toán chưa được hoàn chỉnh, có nhiều chứng từ chưa đầy đủ thông tin theo quy định như là chữ ký của những người liên quan, công tác kiểm tra kế toán chưa được thực hiện. Với yêu cầu ngày càng phát triển quy mô hoạt động kinh do- anh đòi hỏi công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng phải được xây dựng khoa học, phù hợp với thực tế của siêu thị. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và đáp ứng được mục tiêu của ban quản trị đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn hướng tới những mục tiêu sau: - Phân tích thực trạng công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng. - Phân tích những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện. 3. Phương pháp nghiên cứu (i) Dữ liệu: sử dụng kết hợp giữa nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:  Dữ liệu sơ cấp: qua các phương pháp nghiên cứu như quan sát, khảo sát, phỏng vấn và kiểm tra tài liệu.  Dữ liệu thứ cấp: các văn bản luật, nghị định, thông tư về kế toán doanh nghiệp; các tài liệu từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet; các tài liệu sẵn có tại đơn vị thực tập.
  5. 3 (ii) Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu và trình bày kết quả đã nghiên cứu  Phương pháp thu thập dữ liệu: từ các văn bản luật, nghị định, thông tư công tác kế toán doanh nghiệp; từ giáo trình, báo, và tạp chí, tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng và các kế toán viên.  Phương pháp xử lý dữ liệu: tiến hành so sánh lý thuyết với thực trạng, phân tích những tồn tại và nguyên nhân tồn tại xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện.  Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu: hệ thống hóa lại tất cả các nội dung và các quy định cũng như các thực trạng về tổ chức công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị bằng lời văn, diễn giải và bảng biểu, sơ đồ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng.  Phạm vi nghiên cứu: Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng. 5. Tổng quan đề tài nghiên cứu Tổ chức công tác kế toán là vấn đề rất quan trọng đối với tình hình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cho nên có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu sau đây: (i) Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Trúc Quỳnh “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yên Thịnh” (2017) (ii) Luận văn tác giả Hoàng Lê Uyên Thảo “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ-Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung”
  6. 4 (iii) Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các Công ty cổ phần sản xuất Xi măng Việt Nam” của nữ tác giả Ngô Thị Thu Hương (iv) Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần 32” của tác giả Phạm Thị Lan Anh (2021) Qua tìm hiểu cho thấy mỗi công trình nghiên cứu trên đều được trình bày tương đối rõ ràng, phân tích thực trạng và các biện pháp hoàn thiện, khắc phục công tác kế toán nội bộ trong từng doanh nghiệp cụ thể. Nhưng các đề tài trên chưa tập trung vào công tác tổ chức kế toán của 2 chu trình là chu trình mua hàng và thanh toán; chu trình bán hàng và thu tiền. Đồng thời theo thực tế, những vấn đề nói trên chưa có đề tài nào nghiên cứu tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng” với mong muốn là sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện tổ chức kế toán. 6. Những đóng góp của luận văn  Ý nghĩa khoa học của luận văn: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của công tác kế toán nội bộ trong các doanh nghiệp nói chung và Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng nói riêng, từ đó tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm trong công tác kế toán nội bộ.  Ý nghĩa thực tiễn: nêu khái quát được thực trạng hiện nay và nêu ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân phát sinh những tồn tại đó, từ đó đưa ra những giải pháp để nhằm hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị. 7. Kết cấu luận văn
  7. 5 Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nội bộ trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nội bộ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NỘI BỘ 1.1.1. Khái niệm Theo Luật kế toán 2015, “Kế toán là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của do- anh nghiệp, để dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban quản trị của doanh nghiệp”. 1.1.2. Vai trò Nếu doanh nghiệp là một cá thể thì bộ máy kế toán đóng vai trò quan trọng như các mạch máu liên kết và nuôi dưỡng cho tất cả các bộ phận trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3. Nhiệm vụ Theo Luật kế toán 2015, “Kế toán của một doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản
  8. 6 lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.” 1.2. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN NỘI BỘ 1.2.1. Kế toán trưởng: Kế toán trưởng người đứng đầu trong bộ phận kế toán, giám sát công việc của các kế toán và làm việc dưới quyền quản lý của Giám đốc trong các doanh nghiệp hay tổ chức. 1.2.2. Kế toán tổng hợp: người ghi chép, thống kê, phản ánh một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên sổ sách hay báo cáo tài chính theo các mục tiêu kinh doanh đã đề ra; chịu trách nhiệm hướng dẫn các kế toán khác. 1.2.3. Kế toán thanh toán: công việc liên quan đến lập chứng từ thu, chi mỗi khi có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; theo dõi, tổng hợp và hạch toán kế toán thanh toán thông qua các nghiệp vụ phát sinh, các nghiệp vụ kinh tế - tài chính. 1.2.4. Kế toán kho: theo dõi, kiểm tra các quá trình xuất hàng và nhập hàng hóa tại kho, kiểm soát và thống kê lượng hàng hoá tồn trong kho. 1.2.5. Kế toán ngân hàng: ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp những thông tin cần thiết cho các ngân hàng. 1.2.6. Kế toán bán hàng: công việc ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến quản lý hóa đơn bán hàng như là: xuất hoá đơn bán hàng, ghi nhận hóa đơn bán hàng, thực hiện lập các báo cáo bán hàng…
  9. 7 1.2.7. Kế toán tiền lương: thực hiện công tác hạch toán tiền lương trên cơ sở bảng chấm công, phụ cấp trợ cấp và thưởng phạt, hợp đồng lao động… 1.2.8. Kế toán công nợ: thực hiện các công việc theo dõi, quản lý, giám sát thúc đẩy xử lý các khoản công nợ của doanh nghiệp. 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Luật kế toán 2015 có quy định về tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay, có các mô hình tổ chức sau đây: (i) mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung; (ii) mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán; và (iii) mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp. 1.3.2. Tổ chức chứng từ kế toán (i) Khái niệm và vai trò của chứng từ kế toán Theo Luật kế toán 2015, “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán được coi là hợp pháp, hợp lệ khi chứng từ được lập đúng mẫu quy định theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành, việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất, mức độ, nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và được pháp luật cho phép có đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị.” (ii) Tổ chức chứng từ kế toán Bước 1: Tổ chức lập chứng từ Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ Bước 3: Tổ chức luân chuyển, sử dụng chứng từ cho ghi sổ kế toán Bước 4: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ 1.3.3. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
  10. 8 Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp bao gồm hai hệ thống báo cáo chính đó là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. (i) Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. (ii) Báo cáo quản trị Báo cáo quản trị là những báo cáo kế toán được lập ra nhằm cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. 1.3.4. Tổ chức kiểm tra kế toán Trong điều I của “Chế độ kiểm tra kế toán” ban hành theo Quyết định số 33/QĐ/TC/KT ghi rõ. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, công tác kiểm tra kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 của luận văn này đã được tác giả tập trung vào việc trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nội bộ trong doanh nghiệp. Như vậy, nếu như thực hiện tốt các nội dung nêu trên thì có thể sẽ đảm bảo tốt cho công tác kế toán nội bộ được xây dựng một cách hiệu quả, khoa học và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY NỘI THẤT CHỢ LỚN – CHI NHÁNH NGUYỄN TRI PHƯƠNG, TP ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY NỘI THẤT CHỢ LỚN – CHI NHÁNH NGUYỄN TRI PHƯƠNG, TP ĐÀ NẴNG
  11. 9 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng Ngày 21/05/2001, ông Trang Sở Lương đã thành lập Công ty TNHH Cao Phong ở TP Hồ Chí Minh. Ngày 28/12/2019, Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng được xây dựng tại địa chỉ 116-118-120-122 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng được thành lập dưới hình thức là chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Công ty TNHH Cao Phong. Hiện tại, Siêu thị thuê dịch vụ báo cáo thuế của Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Đầu Xuân Đức thực hiện báo cáo thuế hàng tháng gồm thuế GTGT, thuế TNCN và BCTC cuối năm cho Siêu thị. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng (i) Địa bàn hoạt động: Địa bàn hoạt động tại TP Đà Nẵng và các khu vực lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…. (ii) Mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh chính của Siêu thị là những sản phẩm điện lạnh phục vụ cho cá nhân, để trang trí cho mọi gia đình. Còn kết hợp việc bán hàng với những chính sách ưu đãi tốt nhất về các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ bảo hành… (iii) Phương thức mua hàng: Những nhà cung cấp truyền thống thì Siêu thị sẽ áp dụng hình thức mua trả chậm, nhà cung cấp mới sẽ trả tiền ngay.
  12. 10 (iv) Phương thức bán hàng: Bán hàng trực tiếp; Bán hàng trả góp/trả chậm; Bán hàng online/qua điện thoại. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng Bộ máy quản lý của Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng được tổ chức đơn giản, khoa học với cơ cấu theo chức năng (i) Giám đốc điều hành (ii) Phòng kinh doanh (iii) Phòng tổ chức hành chính (iv) Phòng tài chính kế toán (v) Phòng kỹ thuật (vi) Bộ phận kho (vii) Bộ phận hỗ trợ bán hàng: thu ngân, dịch vụ khách hàng và bảo vệ 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY NỘI THẤT CHỢ LỚN – CHI NHÁNH NGUYỄN TRI PHƯƠNG, TP ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Siêu thị lựa chọn tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Và Siêu thị đang ký hợp đồng và thuê dịch vụ kế toán thuế tại Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Đầu Xuân Đức. (i) Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp (ii) Kế toán doanh thu, chi phí (iii) Kế toán thanh toán (iv) Kế toán hàng tồn kho (v) Thủ quỹ
  13. 11 2.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán (i) Chính sách kế toán áp dụng (ii) Hình thức ghi sổ kế toán Hình thức ghi sổ kế toán mà Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng đang áp dụng là “Chứng từ ghi sổ”. (iii) Tổ chức chứng từ kế toán Các loại chứng từ phản ánh trong đơn vị bao gồm 5 loại sau: Chứng từ lao động tiền lương; Chứng từ hàng tồn kho; Chứng từ bán hàng; Chứng từ tiền tệ; Chứng từ tài sản cố định Quy trình tổ chức chức từ kế toán sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Tổ chức lập chứng từ Theo sự phân công và chỉ đạo của kế toán trưởng, khi có một nghiệp vụ nào đó phát sinh thì nhân viên kế toán xác định nghiệp vụ đó thuộc phần hành trách nhiệm của nhân viên nào và xác định loại chứng từ phù hợp với nghiệp vụ đó để có thể lập chứng từ cho nghiệp vụ phát sinh đó. Siêu thị phát hiện ra được một số vấn đề mà kế toán đã làm sai so với quy định: lập thiếu chứng từ kế toán khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Có một số chứng từ kế toán đã lập không thể hiện đầy đủ thông tin và đặc biệt là không có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ Các kế toán viên phụ trách có nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến công việc đã được giao. Trưởng các bộ phận có phát sinh nghiệp vụ kinh tế nào thì phải ký xác nhận thông tin, nội dung chứng từ đó rồi sau đó mới có thể
  14. 12 chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán kiểm tra, cuối cùng trình cho giám đốc xét duyệt. Bước 3: Tổ chức sử dụng và luân chuyển chứng từ cho ghi sổ kế toán Đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều lần, nhân viên kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chứng từ gốc. Và căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc đó, kế toán lập các chứng từ ghi sổ tương ứng. Bước 4: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ Nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành kế toán sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm sắp xếp, theo dõi, lưu trữ vào các tệp hồ sơ theo từng nội dung, từng phần hành cụ thể. 2.2.3. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Hai hệ thống báo cáo kế toán của Siêu thị bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.  Báo cáo tài chính Công tác lập báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Đầu Xuân Đức thực hiện. Báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm 4 báo cáo bắt buộc.  Báo cáo quản trị Siêu thị chưa có bộ phận hoặc nhân viên kế toán phụ trách mảng quản trị riêng nhưng các nhân viên kế toán cũng đã thực hiện lập các báo cáo riêng phục vụ yêu cầu quản lý của ban giám đốc siêu thị khi có nhu cầu như: Báo cáo công nợ; Báo cáo hàng tồn kho, số lượng sản phẩm tiêu thụ; Báo cáo doanh thu; Báo cáo chi phí; Báo cáo lợi nhuận; Báo cáo tình hình biến động tài sản cố định... 2.2.4. Tổ chức kiểm tra kế toán
  15. 13 Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng hiện nay chưa có bộ phận kiểm tra nội bộ riêng biệt nhưng việc kiểm tra chéo giữa các nhân viên kế toán vẫn thực hiện. Siêu thị cũng có đã đưa ra một số nội dung kiểm tra số liệu chéo giữa các sổ sách với nhau hoặc là giữa các bộ phận, phòng ban có liên quan, tiến hành áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro như: - Những khoản tiền thu được từ khách hàng được nộp vào quỹ và cuối ngày sẽ tập hợp lại nộp vào tài khoản ngân hàng. Cuối ngày kiểm kê tồn quỹ. - Hầu hết các khoản chi đều được thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Phải có sự xét duyệt của kế toán trưởng và giám đốc thì mới có thể chi tiền. - Kế toán hàng tồn kho thường xuyên đối chiếu số liệu hàng tồn kho với thủ kho, có ký xác nhận của 2 bên. 2.2.5. Công tác kế toán nội bộ đối với một số chu trình chủ yếu Siêu thị hoạt động trong thị trường bán lẻ nên tập trung vào hai chu trình chủ yếu đó là (i) chu trình mua hàng và thanh toán và (ii) chu trình bán hàng và thu tiền. (i) Chu trình mua hàng và thanh toán  Quy trình mua hàng Lập kế hoạch mua hàng Hàng tháng nhân viên kho căn cứ vào hàng tồn kho tại thời điểm đó để lên kế hoạch mua hàng cho tháng tiếp theo. Rủi ro quan trọng trong khâu lập kế hoạch mua hàng là mua hàng không phù hợp với nhu cầu thực tế, đây chính là vấn đề rủi ro mà siêu thị chưa có công tác kiểm soát quá trình này. Lập và phê chuẩn đề nghị mua hàng
  16. 14 Thủ kho sẽ lập Phiếu đề nghị mua hàng gửi cho Phòng kinh doanh của siêu thị để tiến hàng mua hàng. Trong Phiếu đề nghị mua hàng sẽ gồm các thông tin như tên hàng hoá, tất cả các thông số kỹ thuật, và số lượng. Hiện nay, phiếu đề nghị mua hàng không có sự xác nhận phòng kế toán như vậy sẽ dẫn đến việc kế toán không theo dõi, đối chiếu với kế hoạch mua hàng đã được lập. Sau khi các bộ phận ký duyệt đầy đủ đề nghị mua hàng thì mới được trình lãnh đạo siêu thị để kiểm tra, phê chuẩn, cho phép thực hiện. Lựa chọn nhà cung cấp: Sau khi nhận được giấy đề nghị mua hàng (đã được phê duyệt) bộ phận Kinh doanh sẽ căn cứ vào từng loại hàng hoá để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Phòng kinh doanh không lập Bảng so sánh giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí như chất lượng, giá cả, các điều kiện mua hàng, điều kiện thanh toán và các vấn đề khác. Sau khi đã đưa ra quyết định lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp thì phòng Kinh doanh tiến hành thực hiện lập đơn đặt hàng theo số lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật gửi cho nhà cung cấp được chọn. Phòng Kinh doanh lập Giấy đề xuất mua hàng trình cho giám đốc đơn vị ký duyệt. Lập hợp đồng mua hàng Trên cơ sở đề nghị mua hàng và nhà cung cấp được phê chuẩn, phòng Kinh doanh sẽ tiến hành việc lập hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp. Lập và gửi đơn đặt hàng  Quy trình nhận hàng mua: Khi hàng được giao đến siêu thị, thủ kho và nhân viên đại diện của Phòng Kinh doanh sẽ cùng nhau kiểm tra và nhận hàng hoá theo
  17. 15 đúng đơn đặt hàng. Theo thực tế tại siêu thị, thủ kho có nhiệm vụ ghi nhận và theo dõi chủng loại, quy cách và số lượng các loại hàng hoá nhập kho.  Quy trình thanh toán cho nhà cung cấp Hoạt động nhận hóa đơn và theo dõi công nợ: Khi nhà cung cấp gửi hóa đơn mua hàng cho siêu thị, Phòng kinh doanh nhận hoá đơn và sẽ kiểm tra lại một số thông so với trên đơn đặt hàng đã được nhà cung cấp xác nhận trước đó. Tất cả hồ sơ liên quan đến mua hàng như Phiếu đề nghị mua vật tư, Đơn đặt hàng, Biên bản giao nhận hàng, phiếu nhập kho hoá đơn, hợp đồng sẽ được chuyển cho phòng kế toán ghi nhận công nợ với nhà cung cấp. Cuối tháng, báo cáo đó cho ban quản trị và lập biên bản đối chiếu công nợ gửi cho nhà cung cấp xác nhận. Lập đề nghị thanh toán: Phòng Kinh doanh lập giấy đề nghị thanh toán gửi đến phòng kế toán thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu số liệu giữa hoá đơn và phiếu nhập kho rồi sẽ chuyển sang cho kế toán thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán tại siêu thị được đánh số liên tục và đúng mẫu đã quy định. Kế toán thanh toán sau khi kiểm tra đúng thông tin sẽ chuyển giấy đề nghị thanh toán cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó lập uỷ nhiệm chi trình kế toán trưởng ký. (ii) Chu trình bán hàng và thu tiền  Quy trình tiếp nhận và xử lý đơn hàng Sau khi kiểm tra xong thông tin xét duyệt đơn đặt hàng theo bảng báo giá đã công bố của siêu thị. Ngoài ra, phòng kinh doanh sẽ xem xét hoạt động bán hàng cho khách hàng còn phải dựa vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trường hợp khách hàng chưa
  18. 16 thanh toán, có thể quyết định không bán cho khách hàng hoặc bán giảm số lượng hàng hoá mà khách hàng yêu cầu.  Quy trình giao hàng cho khách hàng Sau khi đã kiểm tra đơn hàng đầy đủ, phòng kinh doanh thực hiện lập và chuyển Lệnh xuất kho (theo mẫu) và hợp đồng mua bán đã ký kết giữa 2 bên cho thủ kho để chuẩn bị cho kế hoạch xuất kho giao cho khách hàng. Tại siêu thị, diện tích trưng bày và diện tích kho hàng không lớn, hàng hoá khách gửi tại kho với hàng tồn kho của siêu thị vào chung một khu vực, không được bảo quản tách biệt khó theo dõi. Phòng kế toán sau khi được thủ kho bàn giao phiếu xuất kho đã xử lý và biên bản giao nhận hàng đã được ký và xác nhận đầy đủ sẽ tiến hàng nhập liệu vào phần mềm kế toán từ đó sẽ kết xuất ra hoá đơn GTGT. Để tránh tình trạng kế toán quên lập hoá đơn cho số lượng hàng hoá đã bán ra, hoặc kế toán lập sai hoá đơn hoặc có thể là một đơn hàng nhưng lập thành hai lần…thì khi lập hoá đơn cần đó các chứng từ sau: Biên bản bàn giao hàng đã được khách hàng ký nhận; Đơn đặt hàng; Hợp đồng mua bán Mỗi ngày, nhân viên phòng kinh doanh của siêu thị sẽ truy cập vào dữ liệu lưu trữ hợp đồng để đối chiếu hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu giao nhận hàng…tổng hợp số liệu vào bảng kê bán hàng để báo cáo.  Quy trình thu tiền khách hàng Khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho siêu thị bằng tiền mặt thì thu ngân sẽ phải lập phiếu thu, khách hàng ký xác nhận vào phiếu thu đó.
  19. 17 Số lượng tiền mặt phát sinh tại siêu thị thường xuyên và thường là số tiền lớn, thủ quỹ và thu ngân có thể đánh cắp tiền do khách hàng thanh toán trước khi khoản tiền đó được ghi nhận vào sổ sách. Để giảm thiểu rủi ro thì siêu thị cần áp dụng các biện pháp sau: - Khuyến khích khách hàng thanh toán qua ngân hàng hay thẻ tín dụng. - Khuyến khích khách hàng nhận hoá đơn GTGT - Hiện tại siêu thị đang sử dụng máy cà thử pos, máy tính tiền tự động. Như vậy cuối ngày đối chiếu tiền mặt tại quỹ với tổng số tiền mà thủ quỹ ghi chép, và tổng số tiền in ra từ máy tính tiền tự động. Trường hợp khách hàng trả tiền qua tài khoản ngân hàng, kế toán thanh toán lên nhận sổ phụ và giấy báo có. Thủ quỹ hoặc kế toán thanh toán thực hiện ký xác nhận vào biên bản các khoản tiền khách hàng chuyển đã vào tài khoản ngân hàng của siêu thị. Đóng dấu đã thu tiền lên phiếu thu. Đối với phương thức bán chịu thì việc kiểm soát sẽ tập trung vào phần hành kế toán thanh toán. Hàng tháng phải lập đối chiếu công nợ gửi cho khách hàng đối chiếu như vậy vừa kiểm soát được công nợ vừa đôn đốc, hối thúc khách hàng thanh toán nợ cho siêu thị. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỘI BỘ CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY NỘI THẤT CHỢ LỚN – CHI NHÁNH NGUYỄN TRI PHƯƠNG, TP ĐÀ NẴNG 2.3.1. Một số thành tựu đạt được trong công tác kế toán nội bộ Ban lãnh đạo của Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng đã cho phép ứng dụng phần mềm kế toán vào việc tổ chức kế toán của đơn vị, cụ thể là phần mềm kế toán Misa.
  20. 18 Siêu thị thực hiện theo chính sách hạn chế tiền mặt tồn tại siêu thị. Khuyến khích khách hàng thanh toán chuyển khoản. Đến cuối ngày, kế toán tổng hợp tiền mặt và nộp vào tài khoản ngân hàng. Việc kiểm tra thông tin đơn đặt hàng kỹ lưỡng, khi nhận được đơn đặt hàng thì nhân viên phòng kinh doanh sẽ gọi điện thoại xác nhận thông tin, đối chiếu với thông tin khách hàng trước đây tránh tình trạng lừa đảo. 2.3.2. Một số hạn chế trong công tác kế toán nội bộ Hiện tại, nội bộ của siêu thị chưa đưa ra các quy định về những tiêu chuẩn đạo đức và cũng như quy định đánh giá được năng lực cho nhân viên mà chỉ có trao đổi và thống nhất qua lời nói trong các cuộc họp, hoặc trong các buổi nói chuyện. Và tình trạng hiện nay nhân viên làm mọi cách để được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng trên doanh số bán hàng nhưng không tìm hiểu rõ về hậu quả sau này nên đã vô hình chung tạo ra áp lực khiến nhân viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp. (i) Tổ chức bộ máy kế toán còn thiếu tính chuyên nghiệp cao Số lượng nhân sự kế toán không đủ để có thể thực hiện và giải quyết tất cả công việc của các phần hành kế toán phát sinh tại siêu thị. Hơn nữa, các nhân viên trong phòng kế toán thiếu đi sự liên kết chặt chẽ. Trình độ chuyên môn kế toán của các kế toán viên trong đơn vị chưa được đồng đều. (ii) Tổ chức lập chứng từ còn nhiều sai sót Việc tổ chức lập chứng từ tại Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn – Chi nhánh Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng còn nhiều sai sót như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2