intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam; từ đó chỉ ra các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG NGỌC SƠN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: PGS.TS. Trần Mạnh Dũng Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo cơ chế đổi mới quản lý tài chính, việc sử dụng kinh phí được giao gắn liền với kết quả và hiệu quả hoạt động tổ chức thu ngân sách nhà nước (NSNN) nên kinh phí cấp từ NSNN để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị ngày càng khó khăn, đặc biệt là từ khi Nghị định số 16/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam (Quỹ) được thành lập năm 2012, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tự chủ toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư. Thực tế cho thấy, công tác kế toán của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã được quan tâm, hoàn thiện từng ngày nhưng vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế, đặc biệt là khi triển khai áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC (ban hành ngày 10/10/2017 Hướng dẫn chế độ Kế toán hành chính, sự nghiệp). Do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam chưa xây dựng được quy chế quản lý riêng biệt, theo đúng hướng dẫn của Thông tư nên khi áp dụng còn nhiều vướng mắc, khó khăn, ảnh hưởng lớn tới công tác kế toán của Quỹ. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam làm để tài luận văn nghiên cứu.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu -Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam; từ đó chỉ ra các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
  5. 3 Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định”. 1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập - Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập không nhằm mục đích lợi nhuận mục đích chủ yếu là để phục vụ cộng đồng. - Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho toàn xã hội. - Luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
  6. 4 1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập - Căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính + Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. + Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên. + Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. + Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động. - Căn cứ theo phân cấp quản lý tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN + Đơn vị dự toán cấp I. + Đơn vị dự toán cấp II. + Đơn vị dự toán cấp III. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.2.1. Đặc điểm hoạt động Mô hình tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập, bao gồm: - Tổ chức hoạt động sự nghiệp tách biệt với hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ. - Tổ chức hoạt động sự nghiệp kết hợp với hoạt động SXKD, cung ứng dich vụ…
  7. 5 1.2.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu a. Nội dung thu của đơn vị sự nghiệp công lập - Thu do NSNN cấp. - Phí, lệ phí. - Thu từ hoạt động SXKD. - Các khoản huy động để phục vụ hoạt động SXKD và nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết. - Khoản viện trợ không hoàn lại. b. Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập - Các khoản chi trong đơn vị SNCL bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương; nguyên liệu, vật liệu; mua sắm TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, chi dịch vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay vốn; chi các khoản thuế phải nộp theo qui định và các khoản chi khác. c. Quy trình quản lý tài chính Kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được duy trì và đảm bảo chủ yếu bằng nguồn NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp do vậy dù thực hiện cơ chế tài chính nào, quy trình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập gồm 3 khâu công việc đó là: Lập dự toán ngân sách trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, tổ chức chấp hành dự toán theo chế độ, chính sách của Nhà nước và quyết toán thu chi NSNN đã được giao.
  8. 6 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1. Khái quát nội dung công tác kế toán a. Công tác chứng từ Công tác chứng từ kế toán được hiểu là tổ chức việc ban hành, ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ tất cả các loại chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin đó phục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán. Công tác chứng từ kế toán gồm các bước như: - Xác định danh mục chứng từ kế toán - Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán b. Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán là xây dựng các tài khoản ghi đơn, ghi kép để hệ thống hóa các chứng từ kế toán, theo thời gian hoặc theo từng đối tượng cụ thể để kiểm soát, quản lý các đối tượng của hạch toán kế toán. Theo đó, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đơn giản là tổ chức hệ thống phương tiện để phản ánh sự biến động của các đối tượng hạch toán kế toán, trong đó nhấn mạnh đến phương pháp ghi chép trên tài khoản. Công tác tổ chức hệ thống tài khoản kế toán gồm các nội dung sau: - Xác định danh mục tài khoản kế toán sử dụng: Hiện nay, hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị sự nghiệp tuân theo quy định của Luật kế toán. Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban
  9. 7 hành ngày 10/10/2017 Hướng dẫn chế độ Kế toán hành chính, sự nghiệp. - Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản. - Xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản. c. Hệ thống sổ kế toán Theo Điều 25 Luật Kế toán, sổ kế toán là “phương tiện ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán”. Sổ kế toán là loại sổ sách dùng để ghi chép phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong từng thời kỳ kế toán và niên độ kế toán. Từ các sổ kế toán, kế toán sẽ lên báo cáo tài chính nhờ đó mà các nhà quản lý có cơ sở để đánh giá nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không. Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.3.2. Đặc điểm kế toán một số nội dung chủ yếu a. Kế toán doanh thu Nguồn thu của đơn vị hành chính sự nghiệp gồm thu do NSNN cấp (cấp để chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư); thu phí, lệ phí được để lại theo quy định của cấp có thẩm quyền, nguồn biếu tặng, nguồn viện trợ, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, nguồn thu khác. Kế toán phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ tình hình tiếp nhận, số hiện có, tình hình
  10. 8 biến động từng nguồn kinh phí và tình hình trích lập các nguồn quỹ của đơn vị. - Nguồn NSNN cấp được sử dụng cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị, cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. - Nguồn thu viện trợ của các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân liên doanh, liên kết trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. b. Kế toán chi phí Kế toán chi phí phản ánh các khoản chi như chi thường xuyên, không thường xuyên, tình hình sử dụng các nguồn kinh phí, nguồn quỹ cho hoạt động khác, nguồn tài trợ, viện trợ tương ứng với từng nội dung kinh tế tại đơn vị. Kế toán chi cũng phản ánh chi thanh toán cho cá nhân, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa thường xuyên TSCĐ; chi không thường xuyên như kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, kinh phí tổ chức hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,… c. Kế toán tài sản cố định Nội dung tài sản cố định (TSCĐ) của đơn vị phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động, nguồn hình thành của tài sản, nguyên giá của từng TSCĐ, số lượng, chủng loại tài sản, phòng ban nào quản lý và tính, trích khấu hao, hao mòn tài sản. Kế toán TSCĐ theo dõi chi tiết từng tài sản về nguyên giá, nguồn hình thành, số lượng và bộ phận sử dụng, tài sản nào sử dụng cho hoạt động nào. Cuối năm, đơn vị thực hiện trích khấu hao, hao
  11. 9 mòn một lần nhằm đánh giá lại tài sản (nếu có). Kế toán sử dụng các tài khoản TK 211 - TSCĐ hữu hình, Tk 213 - TSCĐ vô hình, TK 214 - Khấu hao và hao mòn TSCĐ, TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, để hạch toán và theo dõi TSCĐ. d. Kế toán vật tư, hàng hóa Kế toán vật tư, hàng hóa phản ánh tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình xuất - nhập - tồn về số lượng, giá trị, giá trị thu hồi (nếu có) của từng loại vật tư, hàng hóa. Khi xuất vật tư, hàng hóa sử dụng, tính vào chi phí hoạt động (TK 611, TK 612, TK 614, TK 642) tương ứng với phần doanh thu đó. Kế toán này sử dụng các TK theo dõi như TK 152, TK 153, TK 155, TK 156, TK 005, tổ chức theo dõi từng loại vật tư, hàng hóa một cách chi tiết. e. Báo cáo quyết toán Báo cáo quyết toán chỉ được sử dụng trong trường hợp có sử dụng ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán được đơn vị lập đầy đủ, đúng biểu mẫu, tuân thủ theo thời gian, quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ tài chính và luật ngân sách nhà nước. e. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính bao gồm những báo cáo được Nhà nước quy định thống nhất, mang tính chất bắt buộc mà đơn vị phải có trách nhiệm lập theo đúng mẫu quy định, đúng phương pháp và phải gửi, nộp cho các nơi theo quy định đúng thời hạn. Báo cáo tài chính có tính pháp lý cao, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Sự hình thành và địa điểm hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam được thành lập năm 2012, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam. Theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ được phê duyệt phương án hoạt động theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Quỹ tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập. 2.1.2. Nhiệm vụ 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam Tính đến 31/12/2019, cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam gồm: - Hội đồng quản lý Quỹ: 07 người; - Ban Kiểm soát Quỹ: 03 người;
  13. 11 - Ban Điều hành Quỹ: 21 người. Tổ chức kế toán của Quỹ được tổ chức theo mô hình tập trung, bộ phận Kế toán thuộc phòng Hành chính - Tổng hợp đảm nhiệm công tác kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình tài chính của Quỹ. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam Khối lượng công việc kế toán gồm các nhiệm vụ gắn với quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí. Hiện tại, bộ phận Kế toán gồm có 04 người: 01 kế toán trưởng và 03 nhân viên. Tất cả các cán bộ đều đã tốt nghiệp đại học, có trình độ tương đối đồng đều. 100% các cán bộ đều tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, có tuổi nghề trên 05 năm. Bộ phận kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp. 2.1.5. Cơ chế tài chính tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam Kỳ kế toán áp dụng cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam là kỳ kế toán năm, 12 tháng, tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng. Kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”. Công tác hạch toán kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam sử dụng hệ thống tài khoản dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC
  14. 12 ban hành ngày 10/10/2017 Hướng dẫn chế độ Kế toán hành chính, sự nghiệp. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Khái quát công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam a. Công tác chứng từ kế toán - Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán: Quỹ đã thực hiện các mẫu biểu chứng từ thuộc hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc mà chế độ kế toán quy định, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị theo 4 tiêu chí đó là: + Chỉ tiêu lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,… + Chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê mua hàng,… + Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi,… + Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ,… - Trình tự luân chuyển chứng từ: Các bộ phận căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện luân chuyển chứng từ kế toán theo trình tự sau: Bước 1: Lập chứng từ Bước 2: Kiếm tra chứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ Bước 4: Lưu trữ và bảo quản chứng từ
  15. 13 b. Hệ thống tài khoản kế toán * Tài khoản phản ánh nguồn kinh phí ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và tiền trồng rừng thay thế (TRTT) Phản ánh nguồn thu: Sử dụng tài khoản 3381 - các khoản thu hộ, chi hộ để phản ánh tình hình tiếp nhận nguồn kinh phí ủy thác chi trả DVMTR và tiền TRTT. Phản ánh các khoản chi: Sử dụng TK 331 - Phải trả người bán để phản ánh tiền DVMTR Quỹ Trung ương điều phối cho Quỹ tỉnh, Quỹ tỉnh trả cho chủ rừng và phân phối tiền TRTT cho các đơn vị thực hiện trồng rừng. Phản ánh lãi phát sinh từ nguồn tiền DVMTR thu được: sử dụng TK 3388 - Các khoản phải trả khác, chi tiết như sau: - TK 3388.1 - Lãi tiền gửi phát sinh từ nguồn thu DVMTR TK 353.1 - Quỹ dự phòng * TK phản ánh nguồn kinh phí quản lý chi hoạt động bộ máy Quỹ - Trích kinh phí quản lý: Sử dụng TK 531. - Chi hoạt động bộ máy Quỹ: Sử dụng TK 642. - Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ và NVL, CCDC tồn kho mua sắm từ nguồn kinh phí quản lý Quỹ: Sử dụng TK 366 - Các khoản nhận trước chưa ghi thu (chi tiết TK 3661 - NSNN cấp). * TK phản ánh nguồn viện trợ - Thu từ nguồn viện trợ: Sử dụng TK 521. - Chi từ nguồn viện trợ: Sử dụng TK 612. c. Hệ thống sổ kế toán * Sổ kế toán tổng hợp
  16. 14 Đây là sổ dùng để tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giúp cho việc tra cứu thông tin và lập báo cáo tài chính. Hiện nay, Quỹ đang sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, sổ kế toán tổng hợp gồm: - Bảng cân đối số phát sinh. - Sổ cái các TK 111, 531, 631, 642,… * Sổ kế toán chi tiết Hiện tại, Quỹ đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Phần mềm kế toán của Quỹ được xây dựng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, thực hiện theo chương trình phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp DAS 10. 2.2.2. Thực trạng kế toán một số phần hành chủ yếu a. Kế toán nguồn thu - Nguồn tài chính của Quỹ gồm: + Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; + Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; + Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; + Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng; + Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước. - Tài khoản sử dụng: Quỹ sử dụng tài khoản 3381 - các khoản thu hộ, chi hộ. b. Kế toán chi phí
  17. 15 - Nội dung các khoản chi của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam gồm Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác; Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án; Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi trường rừng. c. Kế toán tài sản cố định Kế toán tài sản về các khoản như mua sắm trang thiết bị TSCĐ, sửa chữa tài sản tại Quỹ. Khi có biến động về tài sản tại đơn vị như đầu tư, mua sắm, tiếp nhận TSCĐ, kế toán hạch toán nguyên giá trên TK 211, 213 và giá trị hao mòn TK 214 và kết chuyển nguồn tương ứng, kế toán của Quỹ phản ánh chính xác giá trị, nguồn hình thành, sự biến động của tài sản đó, nhờ đó Ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình sử dụng tài sản một cách kịp thời, đầy đủ, từ đó đưa ra các phương hướng hoạt động. d. Kế toán vật tư, hàng hóa - Nội dung Do Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước ngoài ngân sách, không phải là đơn vị sản xuất kinh doanh nên công cụ dụng cụ, vật tư hàng hóa mua về không nhập kho mà sử dụng ngay, kế toán tính hết vào chi phí mà không tiến hành phân bổ cho từng bộ phận, từng kỳ sử dụng và hạch toán. - Tài khoản sử dụng
  18. 16 Nợ TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ (Bảng 2.8) Có TK 111, 112 – Tiền mặt; tiền gửi Ngân hàng, kho bạc (Bảng 2.1 và Bảng 2.2). - Trình tự hạch toán mua vật tư, hàng hóa tại Quỹ cũng giống sơ đồ kế toán chi phí (Hình 2.4). e. Báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính Theo quy định, báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính của Quỹ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán được khóa sổ vào ngày 31/12 hàng năm, lập báo cáo quyết toán theo mẫu, nộp cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên trước ngày 15/7 năm sau. f. Báo cáo kế toán quản trị Ngoài ra, Quỹ còn có báo cáo kế toán quản trị của Quỹ bao gồm các báo cáo được lập theo tháng, quý, sáu tháng, năm cho Hội đồng quản lý Quỹ để phục vụ yêu cầu quản trị của đơn vị; đồng thời cũng báo cáo đến cấp thẩm quyền liên quan để theo dõi, tổng hợp. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Điểm mạnh a. Công tác chứng từ, tài khoản, sổ kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam đã cơ bản tuân thủ nghiêm túc, hoàn thành tốt chế độ chứng từ kế toán, các biểu
  19. 17 mẫu theo đúng hướng dẫn thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017. Để phản ánh đầy đủ các hạch toán, bộ phận kế toán của Quỹ đã mở các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ cái. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm kế toán của Quỹ có chuyên môn, kinh nghiệm và được phân công chuyên môn hóa rõ ràng từng phần công việc. b. Công tác kế toán các nội dung cụ thể (phần hành) - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam đã mở sổ (TK 3381) để theo dõi và hạch toán đúng, đủ tất cả các nguồn thu của Quỹ. - Kế toán thường xuyên đối chiếu TK ngân hàng, kho bạc, TK tiền mặt nên không có tình trạng biển thủ ngân quỹ. - Kế toán cũng mở thêm các TK 3388, 366, 353, 531, 642 để theo dõi phản ánh các khoản lãi phát sinh từ nguồn tiền DVMTR thu được, theo dõi phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi phản ánh quỹ đặc thù, trích kinh phí quản lý và chi hoạt động bộ máy Quỹ. 2.3.2. Hạn chế a. Công tác chứng từ, tài khoản, sổ kế toán Tại Quỹ, kế toán đã mở những tải khoản cấp 2, cấp 3 tại Quỹ để hạch toán vào theo dõi các khoản thu, chi nhưng chưa đủ để phản ánh và tách bạch các khoản thu, chi phục vụ công tác quản lý và báo cáo đơn vị cấp trên. Trong việc lập sổ chi tiết các khoản thu, Quỹ chưa sử dụng sổ chi tiết các khoản thu theo đúng mẫu của Bộ Tài chính. b. Công tác kế toán phần hành
  20. 18 - Kế toán các nguồn thu: Các khoản thu không được hướng dẫn theo dõi hạch toán trên TK 131 - Phải thu của khách hàng và chi tiết theo tượng đối tượng thu. Trình tự này có sự chậm trễ do kế toán mở sổ theo dõi riêng. - Kế toán chi phí: Quỹ chưa mở sổ theo dõi và hạch toán chi tiết các khoản chi phí cho từng hoạt động. - Kế toán tài sản cố định: Quỹ chưa có phần mềm theo dõi công cụ, dụng cụ riêng phù hợp với yêu cầu quản lý. Bộ phận kế toán chỉ theo dõi sổ sách, danh mục TSCĐ và không theo dõi chi tiết công cụ, dụng cụ. - Kiểm kê vật tư, hàng hóa: Kế toán của Quỹ không mở sổ theo dõi chi tiết vật tư, hàng hóa và công cụ, dụng cụ mà tính thẳng vào chi phí làm sai lệch chi phí đối với vật tư, hàng hóa và công cụ, dụng cụ nên không có căn cứ cơ sở để kiểm kê hàng tồn kho. - Công tác lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính: chỉ mang tính thủ tục, ít có tác dụng cung cấp, phân tích thông tin tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí của đơn vị. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Ban lãnh đạo của Quỹ chưa thực sự thấy được sự cân thiết phải tổ chức kế toán khoa học, chuyên nghiệp. - Các nhân viên kế toán thiếu ý tưởng, chưa mạnh dạn có những đề xuất mang tính khả thi. - Bộ phận kế toán chưa chuyên môn hóa cao, đồng thời phải đảm nhiệm nhiều phần hành công việc. b. Nguyên nhân khách quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1