intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập, luận văn tiến hành phân tích thực trạng công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam. Qua đó rút ra những mặt thành công và hạn chế trong công tác kế toán tại Trung tâm. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ LỢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN N ƣ ƣ n n o ọ TS. Phạm Hoà Hƣơn Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Hà Xuân Thạch Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củ đề tài Công tác kế toán tại Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam mặc dù đang từng bước hoàn thiện, nhưng vẫn còn những bất cập nhất định. Cán bộ kế toàn còn bị động khi áp dụng Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính; thông tin do kế toán cung cấp chỉ mang tính chất báo cáo hành chính. Việc thực hiện công tác kế toán các phần hành chủ yếu như: Kế toán các khoản thu, kế toán các khoản chi, kế toán TSCĐ chưa đủ chi tiết và phù hợp với thực tế. Với yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đòi hỏi công tác kế toán tại Trung tâm phải không ngừng hoàn thiện, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kế toán cho bản thân. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập, luận văn tiến hành phân tích thực trạng công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam. Qua đó rút ra những mặt thành công và hạn chế trong công tác kế toán tại Trung tâm. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm trong thời gian đến. 3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. 2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kế toán những phần hành chủ yếu và có tính đặc thù tại đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Kế toán các khoản thu, kế toán các khoản chi, kế toán tài sản cố định và kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Công tác kế toán các phần hành nêu trên được tìm hiểu cụ thể Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam. 4. P ƣơn p áp n ên ứu Để thực hiện luận văn này, tác giải sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu nguồn thông tin thứ cấp gồm: Những vấn đề lý luận đã được đúc kết trong các giáo trình, báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các tài liệu, báo cáo và các chứng từ kế toán có liên quan đến từng phần hành kế toán cụ thể tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam trong năm 2019. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp trong thời gian đến. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. K á n ệm về đơn vị sự n ệp ôn lập “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động cơ bản của nó là cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội trong các lĩnh vực: Kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao,….” (Phạm Như Liêm, 2013). 1.1.2. Phân loạ đơn vị sự nghiệp 1.1.3. Đặ đ ểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ YÊU CẦU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1. Đặ đ ểm ôn tá quản lý tà ín tron đơn vị sự n ệp ôn lập a. Đặc điểm nguồn thu và các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp công lập b. Đặc điểm quy trình lập dự toán, quyết toán NSNN 1.2.2. Yêu cầu công tác kế toán tron á đơn vị sự nghiệp công lập - Phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý. - Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị. - Phải phù hợp với biên chế đội ngũ và khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có. - Đảm bảo thực hiện toàn bộ các chức năng nhiệm vụ kế toán trong đơn vị. - Đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế toán và tiết kiệm chi phí hạch toán.
  6. 4 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập a. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là những bằng chứng về giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. b. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán “Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị”(Quốc hội, 2015). c. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.3.2. Nội dung công tác kế toán các phần hành chủ yếu a. Kế toán các khoản thu tại đơn vị sự nghiệp công lập Kế toán thu do NSNN cấp Kế toán thu phí khấu trừ để lại Kế toán doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, DV b. Kế toán chi phí Chi phí trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Chi phí hoạt động do NSNN cấp (TK 611); Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài (TK 612); Chi phí hoạt động thu phí (TK 614); Chi phí tài chính (TK 615); Chi phí quản lý của hoạt động kinh doanh, dịch vụ (TK642)… c. Kế toán tài sản cố định Kế toán tăng TSCĐ trong đơn vị sự nghiệp công lập Kế toán giảm TSCĐ d. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
  7. 5 Kế toán phải mở các TK 152- nguyên liệu, vật liệu, TK 153 – công cụ dụng cụ và các tài khoản liên quan như: TK 36612 phản ánh nguồn hình thành nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ mua bằng nguồn NSNN; TK 36622 phản ánh nguồn hình thành nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ mua bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; TK 36632 phản ánh nguồn hình thành nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ mua bằng nguồn khấu trừ để lại. 1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo tài chính Báo cáo quyết toán Báo cáo nội bộ TÓM TẮT CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Lị sử ìn t àn và p át tr ển ủ Trung tâm Dạy n ề và Hỗ trợ nôn ân tỉn Quản N m 2.1.2. C ứ năn ủ Trung tâm Dạy n ề và Hỗ trợ nôn dân tỉnh Quảng Nam 2.1.3. Cơ ấu tổ chức quản lý của Trung tâm Dạy n ề và Hỗ trợ nôn ân tỉnh Quảng Nam 2.1.4. Quản lý tài chính tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nôn ân tỉn Quản N m Thực hiện phương án sắp xếp, sáp nhập theo Nghị quyết số 19 của Hội nghị Trung ương 6, kể từ năm 2018 cho đến nay, Trung tâm thực hiện tự chủ về kinh phí hoạt động, toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Trung tâm đã tự trang trải chi
  8. 6 phí thường xuyên như: Tiền lương cho cán bộ nhân viên, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, thu nhập tăng thêm. Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề và dịch vụ phân bón. Chi mua sắm, sửa chữa bao gồm: Các khoản chi để mua sắm, duy trì, bảo dưỡng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị. Ngoài ra, hằng năm Trung tâm được cấp nguồn kinh phí không thường xuyên từ NSNN căn cứ theo chỉ tiêu đào tạo nghề của Sở Lao động –TB&XH tỉnh giao để thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ. Gồm: Kinh phí hỗ trợ cho học viên đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ, kinh phí mua phôi liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề, chi phí tiền thuê giáo viên đào tạo nghề. 2.1.5. Tổ chức kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam a. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam b. Hình thức sổ kế toán áp dụng Hình thức kế toán áp dụng tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam là hình thức kế toán trên máy vi tính và được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán các phần hành chủ yếu tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam a. Kế toán các khoản thu Kế toán nguồn thu từ NSNN cấp Khi được giao dự toán chi hoạt động, kế toán ghi Nợ TK 00822 – Dự toán chi không thường xuyên.
  9. 7 Khi lớp học kết thúc, bộ phận đào tạo tổng hợp các chứng từ có liên quan để làm hồ sơ quyết toán kinh phí gửi về bộ phận kế toán để thực hiện quyết toán nguồn kinh phí đào tạo nghề tại KBNN tỉnh Quảng Nam. Được minh họa như sau: Ngày 24/12/2019, kế toán rút tiền mặt thanh toán tiền đào tạo lớp Kỹ thuật pha chế đồ uống – K29, đào tạo tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn số tiền 6.630.000 đồng. Kế toán tổng hợp và lập giấy rút dự toán NSNN, bảng kê chứng từ thanh toán. Khi thực hiện rút dự toán kế toán lập phiếu thu và ghi: Nợ TK 1111/Có TK 3371: 6.630.000 đồng Đồng thời ghi: Có TK 008222: 6.630.000 đồng. Các định khoản được thể hiện trên chứng từ ghi sổ Khi lớp học bế giảng, hồ sơ quyết toán nguồn kinh phí tại Kho bạc Nhà nước Quảng Nam được phê duyệt, kế toán kết chuyển từ TK tạm thu sang TK thu từ NSNN. Cuối năm, kế toán kết chuyển khoản thu từ NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên từ TK 5112 sang TK 9111. Kế toán lập chứng từ ghi sổ 53 KC được phản ánh. Đồng thời kế toán kết xuất và in Sổ cái TK 5112 từ phần mềm kế toán để theo dõi. Sổ cái TK 5112 phản ánh ở (Phụ lục 01). Kế toán doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, DV + Doanh thu từ dịch vụ đào tạo: Căn cứ vào hợp đồng đào tạo, biên bản thanh lý hợp đồng đào tạo giữa Trung tâm và các đơn vị có liên quan như: Phòng Lao động –TB&XH; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố. Khi kết thúc khóa đào tạo, Trung tâm hoàn thành các hồ sơ chuyên môn theo đúng quy định và xuất hóa đơn kèm theo hợp đồng kinh tế giữa Trung tâm và đơn vị thuê đào tạo gửi đến đơn vị thuê đào tạo. Để họ tiến hành quyết toán nguồn kinh phí từ KBNN và chuyển kinh phí đào tạo cho Trung tâm.
  10. 8 Ví dụ: Ngày 02/12/2019 Phòng Lao động TB&XH huyện Núi Thành thanh toán tiền đào tạo nghề cho Trung tâm với số tiền là 59.250.0000 đồng, bằng hình thức chuyển khoản. Kế toán ghi: Nợ TK 1126/Có TK 5311: 59.250.000 đồng Và lập chừng từ ghi sổ (số 583 – TDTN2) Cuối kỳ kế toán tổng hợp và kết chuyển doanh doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ TK 5311 sang TK 91121. Đồng thời kế toán lập chứng từ ghi sổ số 54-KC, Cuối năm, kế toán kết xuất và in sổ cái TK 5311 để theo dõi và lưu trữ.. + Doanh thu từ chiết khấu phân bón: Trung tâm thực hiện việc bán hàng và thu tiền tiền hộ cho công ty. Căn cứ vào hợp đồng chiết khấu giữa Trung tâm và công ty, căn cứ vào hóa đơn GTGT về việc chiết khấu thương mại của Công ty phân bón Bình Điền cho Trung tâm, kế toán lập chứng từ ghi sổ để theo dõi. Cuối kỳ kế toán phản ánh nguồn thu này vào tài khoản 5312. Ngày 01/12/2019, kế toán căn cứ hóa đơn giá trị giá trị gia tăng số 2011, phản ánh ở (Phụ lục 02) về việc Công ty phân bón Bình Điền thanh toán tiền chiết khấu phân bón. Kế toán lập chứng từ ghi sổ số 14/DVPB được phản ảnh ở Bảng 2.8. Cuối năm, kế toán tổng hợp và kết chuyển doanh doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ TK 5312 sang TK 91122. Đồng thời kế toán lập chứng từ ghi sổ số 55-KC Cuối năm, kế toán kết xuất và in Sổ cái TK 5312 – doanh thu từ dịch vụ phân bón từ phần mềm để theo dõi. + Doanh thu từ hoạt động cho thuê cơ sở vật chất Hệ thống cơ sở hạ tầng khá rộng rãi, vượt mức nhu cầu sử dụng của Trung tâm. Để tận dụng hệ thống cơ sở vật chất, Trung tâm tiến hành cải tạo khu ký túc xá để kinh doanh dịch vụ lưu trú. Trung tâm sử dụng hội trường cho thuê phục vụ các hội nghị lớn của các cơ quan
  11. 9 ban ngành trên địa bàn thành phố Tam Kỳ…Hằng tháng, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê cơ sở vật chất, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng hoặc phiếu thu, tiến hành lập chứng từ ghi sổ cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: ngày 16/8/2019 Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Nam ký hợp đồng với Trung tâm về việc thuê hội trường để phục vụ cho công tác tập huấn bồi dưỡng chính trị hè năm 2019, thời hạn thuê là 2 ngày với tổng số tiền là 10.000.000 đồng. Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 05/2019, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế số 05/2019 và hóa đơn bán hàng, lập chứng từ ghi sổ số 577 TDTN2 được phản ánh ở Bảng 2.11. Cuối kỳ kế toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu hoạt cho thuê cơ sở vật chất từ TK 5315 sang TK 91125. Đồng thời kế toán lập chứng từ ghi sổ số 56-KC, tại Bảng 2.12. Đồng thời, kế toán kết xuất và in Sổ cái TK 5315 – doanh thu từ hoạt động cho thuê cơ sở vật chất từ phần mềm để theo dõi. Sổ cái TK 5315 tại Bảng 2.13. Cuối năm, kế toán kết chuyển doanh thu của hoạt động SXKD, dịch vụ ghi nợ TK 5315 và ghi có TK 91125. b. Kế toán chi phí Kế toán chi từ nguồn kinh phí không thường xuyên do NSNN cấp Việc ghi nhận chi phí được thực hiện như sau: Rút dự toán để chi trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến hoạt động đào tạo nghề, kế toán ghi đồng thời 2 bút toán sau: Nợ TK 611: Chi tiết TK 6112 Có TK 5112 Đồng thời ghi: Có TK 0082 - Dự toán chi hoạt động năm nay. Để phản ánh việc ghi nhận chi phí hoạt động không thường xuyên, tác giả minh họa qua các nghiệp vụ cơ bản sau:
  12. 10 Ngày 26 tháng 12 năm 2019, kế toán lập phiếu chi thanh toán tiền chi phí tổ chức lớp pha chế đồ uống tại thị trấn Đông Phú, Quế Sơn với số tiền 6.630.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 6112/Có 1111: 6.630.000 đồng Đồng thời ghi: Có TK 008: 6.630.000 đồng Các định khoản được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 606- CNS4 tại Bảng 2.14. Ngày 25/12/2019, kế toán thực hiện nghiệp vụ chuyển trả tiền giáo viên dạy lớp pha chế đồ uống tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, số tiền 18.500.000 đồng. Kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê giảng dạy và biên bản thanh lý ngày 23/12/2019. Kế toán lập chứng từ ghi sổ 606- CNS4 tại Bảng 2.15. Cuối năm, kế toán căn cứ vào các bút toán phát sinh trong kỳ, kế toán tổng hợp và thực hiện kết chuyển chi phí hoạt động do NSNN cấp sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 9111: 1.392.895.000 đồng; Có TK 61128: 1.392.895.000 đồng; Các định khoản được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 207– KCTK được phản ánh qua bảng 2.16. Cuối năm, kế toán kết xuất và in sổ cái TK 6112 từ phần mềm để theo dõi và lưu trữ. Kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Kế toán tiến hành sử dụng TK 642-Chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đồng thời kế toán mở các tài khoản chi tiết: TK 6425 – Chi phí quản lý Trung tâm và TK 6427- chi phí hoạt động đào tạo nghề. - Đối với chi phí quản lý Trung tâm (TK 6425), tài khoản này phản ánh và theo dõi các khoản chi sau: Chi lương cho cán bộ công nhân viên, phí chuyển trả tiền phân bón cho công ty, chi hành chính, chuyển tiền phôi liệu phục vụ công tác đào tạo nghề, chi phí sửa
  13. 11 chữa nhỏ. Kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Cuối năm, kế toán kết xuất và in sổ cái TK 6425 từ phần mềm kế toán để theo dõi và lưu trữ. Sổ cái TK 6425 phản ánh ở Bảng 2.17. - Chi phí hoạt động đào tạo nghề (TK 6427) Nhằm để quản lý và đánh giá hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm, bộ phận kế toán theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua TK 6427. Các chi phí được theo dõi thông qua tài khoản này gồm: Tiền hỗ trợ cho người lao động tham gia đào tạo nghề; Thanh toán tiền cho giáo viên giảng dạy; Thanh toán tiền mua phôi liệu, văn phòng phẩm; chi phí quản lý lớp học…. Việc ghi nhận các chi phí này kế toán căn cứ vào hóa đơn, danh sách nhận tiền của học viên và các giấy biên nhận tiền có liên quan đến hoạt động đào tạo nghề. Kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp thông qua số cái TK 6427 tại bảng 2.18. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ sang TK 9112 để xác định kết quả kinh doanh. c. Kế toán tài sản cố định tại Trung tâm Trong năm 2019, Trung tâm thực hiện việc mua mới TSCĐ từ nguồn ngân sách không thường xuyên. Cụ thể như sau: Trung tâm thực hiện lắp đặt 03 máy điều hòa tại hội trường nhỏ, kế toán căn cứ vào hóa đơn, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán thanh toán mua TSCĐ bằng tiền được cấp thông qua lệnh chi tiền. Kế toán ghi: Nợ TK 2113: 40.460.000 đồng Có TK 33611: 40.460.000 đồng Đồng thời ghi có TK 012: 40.460.000 đồng Kế toán lập chứng từ ghi sổ số 50 CTHUE3 tại Bảng 2.19.
  14. 12 Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến hoạt động mua máy photocopy hiệu Canon ir advance 4025 gồm: Hóa đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, văn bản thống nhất chủ trương mua TSCĐ, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng, kế toán thực hiện thanh toán tiền mua TSCĐ bằng tiền được cấp thông qua lệnh chi tiền. Kế toán ghi: Nợ TK 2113/ Có TK 36611:79.980.000 đồng Đồng thời ghi: Có TK 012: 79.980.000 đồng Đồng thời, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 21- NSNN Trong năm 2019, tại Trung tâm không phát sinh nghiệp vụ thanh lý và nhượng bán TSCĐ. Cuối kỳ, kế toán kết xuất và in từ phần mềm các sổ cái TK 211 theo từng tài khoản chi tiết tương ứng. Sổ cái TK 2113 được phản ánh qua bảng 2.21. Về khấu hao TSCĐ: Hiện nay, tất cả các TSCĐ của Trung tâm được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Cụ thể như sau: Mức hao mòn hàng Nguyên giá của tài Tỷ lệ tính hao năm của từng tài sản = x sản cố định mòn (% năm) cố định Kế toán sử dụng bảng tính excel để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ và lập bảng tính khấu hao TSCĐ. Năm 2019, tổng mức trích khấu hao TSCĐ của Trung tâm là 311.232.880 đồng. Kế toán thực hiện bút toán ghi: Nợ TK 6112/Có TK 214: 311.232.880 đồng Đồng thời ghi: Nợ TK 36611/Có TK 5112: 311.232.880 đồng Hạch toán khấu hao TSCĐ được thể hiện trên sổ cái TK 214 Toàn bộ giá trị khấu khao TSCĐ kế toán chỉ phân bổ vào chi phí hoạt động của Trung tâm, kế toán chưa phân bổ khấu hao TSCĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
  15. 13 - Kế toán kiểm kê TSCĐ: Hoạt động kiểm kê TCSĐ tại Trung tâm được tổ chức vào cuối năm một lần. Tuy nhiên, bộ phận kiểm kê chỉ căn cứ vào kết quả báo cáo tình hình TSCĐ tại các bộ phận, sau đó kết hợp với bộ phận kế toán lập báo cáo kiểm kê TSCĐ gửi lên cơ quan chủ quản là Hội nông dân tỉnh Quảng Nam và Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam. Việc kiểm kê mang tính hình thức, báo cáo kiểm kê căn cứ vào số liệu của kế toán. Nội dung báo cáo kiểm kê chỉ đánh giá về số lượng và tình trạng sử dụng của TSCĐ, chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. d. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Toàn bộ nguyên vật liệu, văn phòng phòng phẩm và các công cụ dụng cụ tại Trung tâm không thực hiện nhập kho để theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn mà hạch toán thẳng vào chi phí. 2.2.2 Thực trạng về hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính của Trung tâm được tổng hợp qua Bảng. 2.24. Cụ thể như sau: Bảng 2.24. Bảng tổng hợp hệ thống báo cáo kế toán tại Trung tâm STT Ký hiệu Tên báo cáo I Báo cáo quyết toán 1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán II Báo cáo tài chính 1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động 3 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
  16. 14 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Ƣu đ ểm 2.3.2. Hạn chế a. Về kế toán các khoản thu - Đối với nguồn thu từ NSNN: Kế toán chưa lập sổ theo dõi chi tiết doanh thu đối với nguồn thu từ NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên, kế toán chưa lập sổ theo dõi nguồn thu theo từng lớp đào tạo nghề đã kết thúc và hoàn thành xong việc quyết toán với KBND tỉnh Quảng Nam. Kế toán chưa mở sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN cấp không thường xuyên phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm. - Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Kế toán chưa mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Trung tâm. b. Về kế toán chi phí - Đối với chi phí hoạt động từ nguồn NSNN cấp chi cho hoạt động không thường xuyên: Toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được kế toán theo dõi trên tài khoản 6112 và thông qua TK chi tiết là TK 61128 – chi phí hoạt động khác. Điều này không đúng với yêu cầu của Thông tư 107. Theo thông tư 107, kế toán phải mở tài khoản chi tiết đối với TK 6112 gồm: TK 61121 – phản ánh tiền công, tiền lương và các chi phí khác cho nhân viên; TK 61122 – Chi phí vật tư, công cụ dịch vụ đã sử dụng, TK 61123 – Chi phí hao mòn TSCĐ; TK 61128 – Chi phí hoạt động khác. Các chứng từ thanh toán bằng tiền mặt hiện nay được kế toán lập theo phương pháp thủ công, với nội dung sơ sài, tiêu đề và biểu mẫu không đúng theo quy định của Thông tư 107. Chưa mở sổ theo
  17. 15 dõi chi tiết chi phí phát sinh, chưa tổng hợp chi phi liên quan đến hoạt động theo từng loại chi phí. - Đối với chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Kế toán chưa tổ chức theo dõi và phản ánh các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ vào TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang) và cuối kỳ kết chuyển qua TK 632 (giá vốn hàng bán) theo đúng quy định của Thông tư 107. Toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được kế toán phản ánh vào TK 6425 và TK 6427. Đối với chi phí quản lý Trung tâm được theo dõi thông qua TK 6425, song kế toán chưa mở tài khoản chi tiết theo đúng quy định của thông tư 107 như: TK 6421- Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên; TK 6422- Chi phí vật tư công cụ và dịch vụ đã sử dụng; TK 6423- Chi phí khấu hao tài sản cố định; TK 6428- Chi phí hoạt động khác. Việc theo dõi các chi phí liên quan đến dịch vụ phân bón như: Chi phí trung chuyển, chi phí bốc vác, chi phí phục vụ, chi phí dọn dẹp vệ sinh chưa được theo dõi chi tiết mà hạch toán vào TK 6425, điều này làm cho việc xác định lợi nhuận từ hoạt động chiết khấu phân bón và lợi nhuận từ hoạt động cho thuê cơ sở vật chất không đảm bảo tính chính xác. Chi phí liên quan đến dịch vụ đào tạo được kế toán mở TK 6427 để theo dõi, song một số chi phí như: Phí chuyển tiền phôi liệu, phí chuyển tiền mua văn phòng phẩm phục vụ đào tạo nghề, được hạch toán vào TK 6425. Dẫn đến việc tổng hợp và các chi phí liên quan đến dịch vụ đào tạo nghề trên TK 6427 không đúng với thực tế, làm sai lệch chi phí. Kế toán chưa mở sổ chi tiết chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để theo dõi. c. Về kế toán TSCĐ
  18. 16 Kế toán chưa lập sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định theo nguồn hình thành. Công các cấp thẻ tài sản chưa đầy đủ, việc kiểm kê đánh giá TSCĐ vào cuối năm còn mang nặng tính hình thức. Giá trị khấu hao TSCĐ chưa phân bổ vào hoạt động SXKD, DV Trung tâm chưa xây dựng quy chế quản lý TSCĐ, chưa quy trách nhiệm và xử lý những cá nhân, bộ phận làm hư hỏng tài sản do sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật và không thực hiện tốt việc bảo quản TSCĐ. d. Về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dung cụ Trung tâm không mở TK 152 và TK 153 để theo dõi. Việc việc tính thẳng vào chi phí làm sai lệch chi phí đối với thiết bị công cụ, dụng cụ được sử dụng nhiều kỳ. Đây là kẽ hở có thể làm mất mát, thất thoát vật tư, thiết bị công cụ dụng cụ. e. Về hệ thống báo cáo kế toán Thuyết minh báo cáo tài chính chưa quan tâm đúng mức đến nội dung về giải trình, phân tích và đánh giá những nguyên nhân để giúp người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị. Trung tâm chưa thực hiện lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp cho lãnh đạo Trung tâm theo dõi luồng tiền vào và ra của đơn vị. Việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán còn chậm trễ so với thời gian quy định. Chưa quan tâm đến công tác phân tích thông tin kế toán KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU 3.1.1 Đố v n uồn t u o NSNN ấp ôn t ƣ n xuyên
  19. 17 Trong thời gian đến, kế toán căn cứ vào kết quả giao dự toán từ đầu năm, thực hiện theo dõi trên dự toán thông qua TK 00822, đồng thời mở tài khoản chi tiết và mở sổ theo dõi nguồn thu này theo 2 nội dung như sau: Mở TK 51121 phản ánh nguồn thu do NSNN cấp không thường xuyên cho hoạt động mua sắm; mở TK 51122 phản ánh nguồn thu do ngân sách Nhà nước cấp không thường xuyên cho hoạt động chuyên môn (đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Đồng thời lập sổ theo dõi chi tiết cho TK 51121 và TK 51122. Để theo thuận tiện việc theo dõi nguồn thu từ NSNN cấp phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm, kế toán cần lập sổ theo dõi dự toán nguồn ngân sách nhà nước trong nước. Thông qua sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN cấp trong nước, giúp cung cấp thông tin chính xác về tình hình tiếp nhận và sử dụng dự toán ngân sách qua KBNN. Hằng tháng, kế toán báo cáo số dư dự toán còn lại, giúp giám đốc Trung tâm có giải pháp phối hợp với các địa phương tổ chức chiêu sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định số lớp cần khai giảng, thời hạn đào tạo và số lượng học viên cần thiết, để sử dụng hết dự toán giao, tránh tình trạng chuyển nguồn sang năm sau hoặc hủy dự toán. 3.1.2. Đố v t u từ oạt độn sản xuất n o n , DV Hiện nay, Trung tâm đã mở tài khoản chi tiết đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Trung tâm để theo dõi 3 nguồn thu gồm: TK 5311 –nguồn thu từ hoạt động đào tạo; TK 5312 Nguồn thu từ dịch vụ phân bón và TK 5315 – thu từ hoạt động cho thuê cơ sở vật chất. Kế toán chưa mở sổ theo dõi chi tiết doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời mở sổ theo dõi chi tiết đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, DV. 3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ 3.2.1 Kế toán n uồn n p í ôn t ƣ n xuyên o NSNN ấp
  20. 18 Trong thời gian đến, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung này như sau: - Về chứng tứ thanh toán: Trung tâm thiết lập các chứng từ theo đúng nội dung biểu mẫu hướng dẫn. Cụ thể: Danh sách nhận tiền đối với người tham gia hội thảo, tập huấn phải thay thế thành bảng kê chi tiền cho người tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn theo mẫu số C44-HD; Việc trả tiền thuê mướn lao động, kế toán sử dụng mẫu chứng từ bảng thanh toán tiền thuê ngoài theo mẫu C14-HD; Việc chi khen thưởng cho các học viên có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, kế toán sử dụng mẫu chứng từ bảng thanh toán tiền thưởng theo mẫu C06-HD. -Về ghi nhận chi phí: Trong thời gian đến, các chi phí liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cần ghi nhận và phản ánh như sau: Đối với các chi phí phát sinh liên quan đến tiền lương trả cho giáo viên, chi phí quản lý lớp học, kế toán phản ánh thông qua TK 61121; Các chi phí liên quan đến vật tư, phôi liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề, kế toán theo dõi và phản ánh thông qua TK: 61122; Chi phí hỗ trợ tiền cho học viên tham giao đào tạo nghề, chi phí khen thưởng cho học viên có thành tích xuất sắc, chi phí liên quan đến hoạt động khai giảng, bế giảng, chi phí thuê địa điểm đào tạo, chi phí nước uống cho học viên, kế toán hạch toán vào TK 61128. Việc tổ chức hạch toán này giúp cho Trung tâm phân loại và phản ánh đúng chi phí phát sinh đến hoạt động đào tạo nghề. Giúp Giám Đốc Trung tâm theo dõi dễ dàng và có biện pháp kiểm soát các chi phí phát sinh. Ngoài ra, Trung tâm mở sổ chi tiết chi phí hoạt động nguồn ngân sách không thường xuyên. 3.2.2. Kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Luận văn xin đề xuất hạch toán chi phí hoạt động SXKD, dịch vụ như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2