intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Trường đại học Quảng Nam. Từ đó rút ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị; xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÁI KIM TUYẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN N ƣ ƣ n n o ọ TS. Hà P ƣ Vũ Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 2: PGS.TS. Trần Mạnh Dũng Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củ đề tài Trường Đại học Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 08/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ, dựa trên nền tảng nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Trong những năm qua, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đối mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo để từng bước phát huy quyền tự chủ về mặt tài chính và tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, nâng cao thu nhập cho người lao động và giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN. Nhà trường đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý tài chính, chú trọng đến việc hoàn thiện công tác kế toán… Qua thời gian công tác, bản thân tôi nhận thấy công tác kế toán tại trường vẫn còn những tồn tại hạn chế cần hoàn thiện trong thời gian đến như: hệ thống chứng từ, tài khoản và hệ thống sổ sách kế toán chưa đáp ứng với điều kiện mới, hệ thống báo cáo kế toán quản trị chưa được quan tâm, công tác kế toán các phần hành vẫn còn những hạn chế nhất định... Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bản thân. 2. Mụ t êu n ên ứu Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Trường đại học Quảng Nam. Từ đó rút ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị; xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam trong thời gian đến. 3. Đố tƣợn và p ạm v n ên ứu
  4. 2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam. + Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống chứng từ, tài khoản sổ sách kế toán; Công tác kế toán các phần hành chủ yếu và hệ thống báo cáo kế toán tại trường Đại học Quảng Nam. + Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung đánh giá thực trạng công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam năm 2019 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho vấn đề này giai đoạn 2021 -2025 4. P ƣơn p áp n ên ứu Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” (Quốc hội, 2010). 1.1.2. Phân loạ đơn vị sự nghiệp công lập a. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động b. Căn cứ theo mức độ đảm bảo kinh phí hoạt động c. Căn cứ theo mối quan hệ ngân sách 1.1.3. Đặ đ ểm đơn vị sự nghiệp công lập - Các đơn vị sự nghiệp công lập được quyết định thành lập bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hay quản lý một lĩnh vực cụ thể nhất định - Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích công cộng. - Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. - Các đơn vị SNCL hoạt động luôn gắn liền và chịu sự ảnh hưởng bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia. 1.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1. Nội dung thu và nhiệm vụ chi củ đơn vị sự nghiệp công lập
  6. 4 a) Nội dung thu của đơn vị sự nghiệp công lập b. Nhiệm vụ chi các hoạt động của đơn vị SNCL 1.2.2. Quy trình quản lý tà ín tron đơn vị SNCL a. Lập dự toán ngân sách b. Chấp hành dự toán ngân sách c. Quyết toán thu - chi ngân sách 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1. Khái quát chung về công tác kế toán a. Vận dụng chứng từ kế toán “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ” (Phạm Văn Liên, 2013). b. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Theo điều 24 của Luật Kế toán Việt Nam quy định: “Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị (Quốc hội, 2015). c. Vận dụng số sách kế toán “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” (Nghiêm Văn Lợi, 2007). 1.3.2. Công tác kế toán các phần hành chủ yếu a. Kế toán doanh thu Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các nguồn sau: Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước cấp (chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư); Thu phí, lệ phí được để lại theo quy
  7. 5 định của cấp có thẩm quyền; Nguồn viện trợ, cho biếu tặng; Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ; Nguồn thu khác. b. Kế toán chi phí * Chi phí của hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp * Chi phí của các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài * Chi phí của hoạt động thu phí được khấu trừ, để lại * Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ c. Kế toán tài sản cố định 1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán a. Báo cáo tài chính b. Báo cáo quyết toán ngân sách c. Báo cáo nội bộ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển củ trƣ n Đại học Quảng Nam 2.1.2. Tình hình hoạt độn đào tạo củ trƣ ng Trong 2 năm qua, nhà trường tuyển sinh không đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể năm 2018 nhà trường tuyển mới ĐH: 296/700 sinh viên đạt tỷ lệ 42,3% so với chỉ tiêu đề ra và Cao đẳng tuyển mới: 53/100 sinh viên đạt tỷ lệ 53% so với chỉ tiêu đề ra. Chuyển sang năm 2019 hoạt động tuyển sinh tiếp tục đi xuống, nhà trường chỉ tuyển được 242/600 chỉ tiêu đại học, đạt tỷ lệ 40%. Hệ cao đẳng tuyển mới: 9/100 sinh viên đạt tỷ lệ 9%. Do 2 năm liên tiếp không tuyển sinh đạt chỉ tiêu, làm cho
  8. 6 nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà trường có xu hướng giảm xuống, làm cho hoạt động chi của nhà trường gặp nhiều khó khăn, nhà trường phải thực hiện tinh giản biên chế và sát nhập các khoa phòng theo hướng giảm đầu mối, để hạn chế chi phí. 2.1.3. Đặ đ ểm quản lý tài chính tạ trƣ n Đại học Quảng Nam a. Nội dung thu chi tại trường Đại học Quảng Nam Nguồn kinh phí cho hoạt động của nhà trường được hình thành một phần từ kinh phí NSNN cấp và một phần từ thu sự nghiệp do các hoạt động cung ứng “dịch vụ công” cho xã hội và thu khác, trong đó nguồn kinh phí NSNN cấp vẫn chiếm vai trò quan trọng, mặc dù hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học đã thu hút một nguồn kinh phí không nhỏ từ các khoản đóng góp của người dân và các tổ chức có tham gia sử dụng dịch vụ này. Nhiệm vụ chi tại Trường Đại học Quảng Nam Các nguồn chi của nhà trường trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào chi con người và chi các hoạt động chuyên môn chiếm đa số. b. Quy trình quản lý tài chính tại trường Đại học Quảng Nam - Công tác lập dự toán - Công tác chấp hành dự toán - Công tác quyết toán thu chi 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 2.2.1. Khái quát chung về công tác kế toán tạ trƣ ng a. Vận dụng chứng từ kế toán
  9. 7 Trường Đại học Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, hệ thống chứng từ kế toán tại trường được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. b. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Nhà trường đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Nhà trường hiện nay đã đáp ứng một phần yêu cầu quản lý và kiểm soát chi nguồn NSNN, các loại quỹ, đồng thời góp phần quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và sử dụng các nguồn lực đúng mục đích. c. Thực trạng tổ chức hệ thống số sách kế toán Hiện nay, đơn vị đang sử dụng hệ thống sổ thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm: chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ TSCĐ, sổ chi tiết các tài khoản, sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc, sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc… 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán các phần hành chủ yếu a. Kế toán các khoản thu Qua nghiên cứu, tác giả khái quát một số trường hợp liên quan đến hoạt động sử dụng ngân sách như sau: - Đầu năm khi có quyết định giao dự toán ngân sách, kế toán ghi nợ TK 008 – Dự toán chi hoạt động (Tài khoản 00821 - Dự toán chi thường xuyên; tài khoản 00822 - Dự toán chi không thường xuyên). Khi phát hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nội dung này, kế toán theo dõi thông qua chứng từ ghi sổ và cuối kỳ tổng hợp phản ánh qua sổ Cái TK 5111 và TK 5112. Để minh chứng cho nội dung này, được tác giả phản ánh qua ví dụ sau:
  10. 8 Ngày 3/10/2019 kế toán thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền lương biên chế theo ngạch, bậc tháng 10/2019 cho cán bộ công chức, viên chức của trường với tổng số tiền là 558.063.000 đồng. Kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán lương và Giấy rút dự toán, được phản ánh ở (Phụ lục 01). Kế toán lập chứng từ ghi sổ số 065 . Cuối kỳ, kế toán lập Sổ cái TK 5112 - Nguồn thu NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên. Các nghiệp vụ chi lương, phụ cấp, ... cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và chi hoạt động của nhà trường như: điện, nước, điện thoại, khoán công tác phí, ... không phản ánh vào tài khoản 5111 mà phản ánh vào tài khoản 5112. Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà trường được kế toán theo dõi và hạch toán trên TK 531 – Doanh thu hoạt động động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Để phản ánh nội dung này, được minh chứng qua ví dụ sau: Đầu năm học kế toán thu học phí gửi thông báo thu học phí cho toàn thể sinh viên của nhà trường để sinh viên thực hiện nghĩa vụ nộp học phí theo quy định. Khi sinh viên nộp học phí, kế toán thu học phí sẽ đăng nhập vào phần mềm thu học phí để in hóa đơn thu học phí, hóa đơn thu học phí gồm 2 liên, 1 liên giao cho người nộp và 1 liên lưu tại đơn vị. Cuối ngày, kế toán thu học phí lập bảng kê thu học phí kèm hóa đơn thu học phí nộp tiền cho Thủ quỹ. Kế toán lập phiếu thu và lập chứng từ ghi sổ để ghi nhận số học phí đã thu. Để chi tiết từng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán dựa vào mã chương, loại, khoản theo quy định của mục lục NSNN, kế toán bổ sung Mã từng nguồn thu từ hoạt động sản
  11. 9 xuất kinh doanh dịch vụ như sau: 422070081A; 422070081B; 422070081C… trong đó 422070081 là mã chương, loại nguồn theo mục lục ngân sách của trường Đại học Quảng Nam và A là nguồn thu học phí đào tạo trong chi tiêu NSNN; B là ngoài thu học phí ngoài chi tiêu NSNN; C là nguồn thu học phí từ hệ vừa học vừa làm. Như vậy, nhà trường đã chi tiết hóa từng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài khoản 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ để phục vụ nhu cầu quản lý riêng tại đơn vị, nhằm báo cáo nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Đối với khoản thu học phí và lệ phí, cuối năm Nhà trường xác định số tiền phải thu khi sinh viên chưa nộp đủ và ghi nhận khoản này thành khoản phải thu. Sang kỳ sau sinh viên nộp, Nhà trường tiến hành thu tiếp và ghi nhận vào doanh thu. Như vậy nhà trường đang áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt để ghi nhận doanh thu đối với hoạt động này. Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng thông qua số cái tài khoản 531 theo từng nguồn thu. b. Kế toán các khoản chi Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân: Nội dung chi thanh toán cho cá nhân gồm chi cho các hoạt động sau: - Thanh toán tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật. - Chi thanh toán tiền vượt giờ cho giảng viên - Chi học bổng khuyến khích học tập Nhóm 2: Chi hành chính và chuyên môn: Nhóm 3: Chi mua sắm và sửa chữa tài sản cố định (được phân
  12. 10 tích kỹ trong nội dung kế toán tài sản có định) Nhóm 4: Chi khác Ví dụ: Ngày 01/10/2019, kế toán tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng về việc thanh toán hợp đồng thuê khoán tập huấn nâng cao năng lực công tác đảm bảo chất lượng theo TT12/2017/TT –BGDĐT” số tiền 60.150.00 đồng. Kế toán dựa trên Hợp đồng thuê khoán giữa Nhà trường và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà Nẵng, Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, Hóa đơn bán hàng, Quyết định về việc phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học (Phụ lục 02). Kế toán lập giấy dự toán rút Ngân sách. Kế toán căn cứ vào giấy dự toán rút ngân sách để lập chứng từ ghi sổ số 062. Cuối quý kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, tiến hành tổng hợp và theo dõi qua sổ cái TK 6112 - Chi hoạt động không thường xuyên. Đồng thời kế toán tiến hành kết chuyển qua TK 9111- Xác định kết quả kinh doanh hoạt động hành chính sự nghiệp. Sổ cái TK 6112. Trong thời gian qua, kế toán đã theo dõi và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguồn chi hoạt động từ nguồn NSNN. Kế toán đã mở TK chi tiết cấp 3 đối với TK 6112 gồm: TK 61121 – chi tiền lương tiền công và chi phí khác cho nhân viên; TK 61122- Chi phí vật tư công cụ dụng cụ dịch vụ đã sử dụng; TK 61123- Chi phí hao mòn TSCĐ; TK 61128- chi phí hoạt động khác. Tuy nhiên, kế toán chưa phân loại chi hoạt động theo tính chất thường xuyên và không thường xuyên. Đồng thời kế toán sử dụng nguồn kinh phí nhà nước cấp để chi tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho cán bộ, giảng viên hợp đồng và việc theo dõi
  13. 11 tiền lương và các khoản trích theo lương đối với cán bộ, giảng viên hợp đồng trên TK 3341 là không đúng theo quy định của Thông tư 107. Theo quy định Thông tư 107 tài khoản chi tiết đối với TK 334 (TK 3341 – phải trả lương cho cán bộ công chức viên chức và TK 3348- Phải trả cho người lao động khác. Vì vậy trong thời gian đến, Nhà trường cần theo dõi và hạch toán riêng lẽ chi phí hoạt động thường xuyên và không thường xuyên. Đối với chi phí quản lý hoạt động sản xuất KD, dịch vụ Kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán định khoản và lập chứng từ ghi sổ cho từng nghiệp vụ. Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp và lập sổ cái cho từng tài khoản chi tiết tương ứng. Việc phản ánh chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được minh họa như sau: Ngày 2/5/2019, kế toán nhận chừng từ đề nghị thanh toán công tác phí gồm: Giấy đề nghị thanh toán công tác phí, giấy đi đường, kế toán lập phiếu chi số 210. Căn cứ vào phiếu chi số 210, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 210-CHPQ2. Cuối kỳ kế toán kết chuyển theo tài khoản chi tiết gồm TK 6421; 6422; 6428 sang TK 9112. Sổ cái TK 642 kèm theo mã chương, loại, khoản 422070081A TK 642, mã chương, loại, khoản 422070081B; TK 642, mã chương, loại, khoản 422070081C…. c. Kế toán tài sản cố định Kế toán chưa thực hiện việc mở tài khoản chi tiết đối với TK 211 để phân loại tài sản. Đồng thời, kế toán chưa thực hiện việc lập biên bản giao nhận TSCĐ về đơn vị sử dụng để sử dụng và quản lý. Việc kiểm kê TSCĐ và theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ tại trường chưa được thường xuyên và mang tính hình thức.
  14. 12 Kế toán đã thực hiện phân bổ khấu hao TSCĐ theo nguồn hình thành và trích khấu hao TSCĐ theo hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. 2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán a. Báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho Ban Giám hiệu Nhà trường. Quy trình lập báo cáo tài chính được lập trình trong phần mềm kế toán phù hợp, đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Số liệu được cập nhật và tổng hợp tự động nên giảm thiểu được nhiều sai sót so với việc kế toán lập báo cáo bằng phương pháp thủ công. b. Báo cáo nội bộ Việc lập hệ thống báo cáo nội bộ tại trường chưa được quan tâm đúng mức. Việc lập báo cáo nội bộ được thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo nhà trường để phục vụ cho các cuộc họp giao ban đánh giá tình hình hoạt động hàng quý của nhà trường và triển khai nhiệm vụ cho quý kế tiếp. Bộ phận kế toán tiến hành lập một số báo cáo như: báo cáo kết quả thu học phí; Báo cáo chi tiết các nguồn kinh phí; Báo cáo công nợ, báo cáo chi tiết các khoản thu chi. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà trường theo từng hoạt động. c. Công tác công khai tài chính Trường Đại học Quảng Nam đã tổ chức công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số 90/2087/TT-BTC ngày 28/09/2018 của Bộ Tài Chính. Việc công khai tài chính tại các buổi giao ban hàng tuần, tại hội nghị cán bộ, công nhân viên chức và niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị.
  15. 13 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 2.3.1. Những mặt thành công 2.3.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau: a. Về công tác kế toán - Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Một số chứng từ thiết lập chưa đúng theo biễu mẫu hướng dẫn của Thông tư 107. Hệ thống chứng từ về vật tư của đơn vị còn khá sơ sài, chỉ mới sử dụng: “Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ”. Công tác quản lý công cụ dụng cụ của đơn vị còn khá lỏng lẻo. Công tác lưu trữ chưa được chú trọng, khâu ghi số và lưu trừ chứng từ thường xảy ra sai sót. Chưa xây dựng quy trình hướng thanh toán cụ thể, thống nhất chung, do đó công tác thanh quyết toán còn chậm và gây khó khăn cho đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động mua sắm vật tư thực hành, thanh toán dư giờ cho giáo viên/ giảng viên dạy vượt giờ, … - Về hệ thống tài khoản kế toán: Việc mở các tài khoản chi tiết chưa được toàn diện và bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chưa mở các tài khoản chi tiết đối với tài khoản 1121; 334, 211, 214… Chưa mở tài khoản 152 để theo dõi tình hình nguyên vật liệu và TK 153 để theo dõi công cụ dụng cụ sử dụng trong nhà trường. - Về hệ thống sổ sách kế toán: Trường chưa lập sổ theo chi tiết các nguồn thu theo từng khóa đào tạo cũng như báo cáo chi tiết các khoản học phí còn nợ theo khóa, theo lớp, theo khoa, để từ đó có biện pháp thu hồi công nợ kịp thời.
  16. 14 Thường thì đến trước khi sinh viên tốt nghiệp hoặc sinh viên chuẩn bị ra trường phòng kế toán mới tiến hành đối chiều công nợ và truy thu số học phí còn nợ của sinh viên. b. Về công tác kế toán các phần hành chủ yếu - Kế toán các khoản thu Kế toán chỉ theo dõi đơn thuần nguồn thu từ NSNN cấp theo quy định, chưa đi sâu vào việc phân tích tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí này. Toàn bộ nguồn thu từ NSNN cấp được theo dõi trên tài khoản 5112- Thu ngân sách Nhà nước cấp không thường xuyên) điều này không đúng theo quy định của Thông tư 107. Đối với các khoản thu học phí, lệ phí hiện nay nhà trường hạch toán vào tài khoản 531 theo số thực thu, chưa hạch số còn phải thu vào tài khoản này, điều này chưa đảm bảo hạch toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích. Kế toán theo dõi chi tiết nguồn thu từ hoạt SXKD, DV bằng cách ký hiệu phân loại sau mã chương loại, khoản theo mục lục NSNN, việc phân loại này không đúng theo Thông tư 107. - Kế toán các khoản chi Toàn bộ nguồn chi hoạt động do NSNN cấp được kế toán theo dõi trên TK 6112- không thường xuyên. Đồng thời kế toán không thực hiện việc phân loại đâu là nguồn tự chủ và đâu là nguồn không tự chủ. Việc theo dõi trên 1 TK 6112 gây khó khăn trọng việc xác định nguồn chi nào cho hoạt động mang tính chất thường xuyên và không thường xuyên. Kế toán dùng nguồn NSNN cấp để trả lương cho nhân viên hợp đồng và kế toán theo dõi lương của nhân viên hợp đồng với cán bộ công chức, viên chức trên cùng TK 3341 –phải trả lương cho các
  17. 15 bộ công chức, viên chức là không đúng theo quy định của Thông tư 107. Việc kế toán mở TK chi tiết đối với TK 642 – chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ dựa trên chi tiết mã chương, loại khoản mục theo mục lục ngân sách để phản ánh chi từng hoạt động theo nguồn thu hình thành, nhưng cuối kỳ kế toán kết chuyển chi tiết thông qua TK 6421; TK 6422; TK 6423; TK 6428 dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi nguồn chi tiền lương tiền công; chi phí vật tư, công cụ dịch vụ đã sử dụng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí hoạt động khác. Mặc dù kế toán theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng nguồn thu hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhưng mỗi nguồn hình thành kế toán hạch toán không thống nhất với nhau. Điều này làm sai lệch hiệu quả từng hoạt động. - Về kế toán TSCĐ: Kế toán chưa lập sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định theo nguồn hình thành. Kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ theo nguồn hình thành song những TSCĐ hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và được đưa vào chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN được trích khấu hao vào hoạt động sự nghiệp. Nhà trường chưa có phần mền theo dõi TSCĐ và chưa thực hiện việc bàn giao TSCĐ theo từng khoa phòng để tăng cường công tác quản lý và giao trách nhiệm cho từng phòng khoa. c. Về hệ thống các báo cáo kế toán: Nội dung, chất lượng của Thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chưa chỉ ra được những kết quả đạt được trong công tác kế toán cũng như: chưa nêu ra được những khó khăn, vướng mắc của trường
  18. 16 trong quá trình điều hành, sử dụng kinh phí. Mặt khác, việc công khai tài chính còn thực hiện chiếu lệ, qua loa, hình thức. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 3.1 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, TÀI KHOẢN VÀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán - Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu chứng từ Bổ sung “Bảng kê thanh toán công tác phí” (Mẫu số C12-HD). Các hoạt động kinh tế phát sinh như thuê mướn lao động không sử dụng mẫu chứng từ "Danh sách nhận tiền", cần sử dụng mẫu chứng từ là “Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Mẫu C09-HD ”; Chi cho đại biểu tham dự hội thảo, tập huấn không sử dụng mẫu "Danh sách nhận tiền" mà sử dụng mẫu chứng từ "Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn (dùng cho tổ chức nhiều ngày) (C40aHD)" hoặc "Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn (C40b-HD)". Chi cho khen thưởng không sử dụng mẫu "Danh sách nhận tiền" mà sử dụng mẫu chứng từ "Bảng thanh toán tiền thưởng (C04-HD). - Hoàn thiện công tác kiểm tra chứng từ trong quyết toán Kế toán trưởng nên phân công thêm nhiệm vụ cho kế toán tổng hợp thực hiện kiểm tra thường xuyên chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ phát sinh trước khi trình kế toán trưởng. 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Cần mở thêm tài khoản chi tiết đối với các tài khoản như:
  19. 17 - Tài khoản 1121 chia thành 2 tài khoản: 11211 tiền gửi ngân hàng và 11212 tiền gửi kho bạc - TK 334 "Phải trả công chức, viên chức" cần phải được chia thành 2 tài khoản cấp 2 như theo hướng dẫn, trong đó: TK 3341 "Phải trả công chức, viên chức; TK 3348 "Phải trả người lao động khác" bao gồm cán bộ hợp đồng và lao động thuê thời vụ. - Đối với TK 211 cần mở tài khoản chi tiết theo nguồn vốn hình thành. - Đối với TK 214 cần mở tài khoản chi tiết cho từng hoạt động cụ thể. 3.1.3. Hoàn thiện hệ thống số sách kế toán Để thuận lợi trong công tác quản lý và báo cáo trong công tác quản trị thực hiện nhanh chóng, kế toán cần mở bổ sung các sổ cần thiết cho hoạt động theo dõi nguồn kinh phí tại đơn vị như: + Sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc - Mẫu số S12- H. + Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng - Mẫu số S26-H + Sổ theo dõi dự toán ngân sách - Mẫu số S101- H + Sổ theo dõi nguồn kinh phí NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền - Mẫu số S104- H Ngoài ra, hàng tháng kế toán tiến hành lập sổ chi tiết cho các tài khoản có liên quan. 3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 3.2.1. Kế toán toán các khoản thu Nguồn thu Ngân sách nhà nước cấp Qua phân tích cho thấy, đối với nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp hằng năm, hiện nay nhà trường chỉ thực hiện việc theo dõi
  20. 18 thông qua tài khoản 5112- không thường xuyên. Đối với TK 5111- thường xuyên, nhà trường chỉ theo dõi và phản ánh khấu hao TSCĐ và nguồn cải cách tiền lương. Điều này chưa phù hợp với Thông tư 107. Vì vậy, trong thời gian đến, nhà trường cần phản ánh những nội dung liên quan đến TK 5111- thường xuyên là các khoản NSNN cấp để thực hiện các hoạt động mang tính chất thường xuyên như: lương cho cán bộ công chức, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và các khoản để thực hiện hoạt động thường xuyên như: tiền điện, tiền nước. Đối với TK 5112- Không thường xuyên phản ảnh nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các hoạt động không thường xuyên. Nội dung phản ảnh vào TK 5111 và 5112 phải căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm đã được phê duyệt, giúp cho việc theo dõi đối chiếu được thuận tiện và làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình triển khai dự toán ngân sách. Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Nhà trường tiến hành mở TK chi tiết đối với TK 531 gồm: TK 5311 – thu học phí đào tạo trong chi tiêu NSNN; TK 5312- thu học phí ngoài chi tiêu NSNN; TK 5313- thu học phí từ hệ vừa học vừa làm… Đồng thời kế toán mở tài khoản cấp 4 đối với TK 5311, 5312.. như sau: TK 5311.1 là nguồn thu học phí trong chỉ tiêu ngân sách đối với khoa Kinh tế - Du lịch; TK 5311.2. Nguồn thu học phí trong chỉ tiêu ngân sách đối với khoa Toán …). nhằm để đánh giá hiệu quả tuyển sinh và hoạt động đào tạo của từng khoa, từng bộ phận của nhà trường. Mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ theo từng hoạt động. Thực tế việc xử lý các nghiệp vụ kế toán thu học phí tại trường đang vận dụng cơ sở kế toán tiền mặt, bởi số học phí sinh viên còn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0