intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về lập DT NSNN cấp huyện, đề tài nghiên cứu thực trạng công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ. Phân tích chỉ ra những hạn chế tồn tại trong quá trình lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THANH HƢNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN Phản biện : PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm an ninh- quốc phòng, thực hiện các chính sách an sinh-xã hội. Lập dự toán NSNN là một khâu quan trọng trong quá trình giao dự toán NS hàng năm của mỗi địa phương để góp phần phân bổ hợp lý nguồn NSNN đến từng cơ quan, đơn vị sử dụng DT. Trong thời gian qua, công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ có nhiều tích cực, góp phần vào sự phát triển của các ngành, lĩnh vực ở mỗi địa phương. Luật NSNN năm 2015 có nhiều thay đổi tích cực trong công tác lập DT NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ vẫn còn có nhiều bất cập, hạn chế như hệ thống định mức, tiêu chí lập DT NS chưa hợp lý, chưa phù hợp với một số vùng, lĩnh vực; công tác dự báo về quy mô, cơ cấu thu chi NS chưa sát với thực tế, vì thế trong năm phải điều chỉnh, bổ sung DT. Điều đó làm ảnh hưởng đến công tác thực hiện nhiệm vụ thu, chi NS của nhiều đơn vị sử dụng dự toán. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nƣớc tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” để làm Luận văn thạc sĩ. Đề tài này tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Thực trạng công tác lập dự toán NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ thời gian qua như thế nào? và giải pháp nào để hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ trong thời gian tới?.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở lý luận về lập DT NSNN cấp huyện, đề tài nghiên cứu thực trạng công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ. Phân tích chỉ ra những hạn chế tồn tại trong quá trình lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của huyện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung về lập dự toán NS huyện. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác lập dự toán NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi qua số liệu năm 2016 - 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp, so sách, đối chiếu, để đánh giá thực trạng; phương pháp suy luận để hình thành các giải pháp hoàn thiện. 5. Những đóng góp của đề tài Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, đề tài góp phần: - Khái quát cơ sở lý luận về lập DT NSNN cấp huyện - Đánh giá thực trạng công tác lập DT NSNN tại Phòng TC- KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, chỉ ra những hạn chế tồn tại.
  5. 3 - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. 6. Bố cục đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện. Chương 2: Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Luật NSNN năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời kỳ ổn định NS giai đoạn 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Việc xây dựng DT NSNN năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý; từng bước cơ cấu lại NSNN, tiếp tục ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người, giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong tình hình mới. - Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định một số điều Luật NSNN năm 2015. Trong đó, quy định: Hệ thống NSNN và quan hệ giữa các cấp ngân sách; nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP; quy định các nguyên tắc về tính tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa NS các cấp ở địa phương.
  6. 4 Trong những năm qua ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến NSNN như: - Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Ánh Vân, Phạm Thị Giang Thu, Vũ Văn Cương (2008), Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình đã khái quát tổng thể về NSNN, trong đó có công tác lập DT NSNN ở Việt Nam: Thời gian, trình tự, thủ tục lập DT thu, chi NSNN; thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình lập DT NSNN. - Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2008), Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Học Viện Tài chính, Hà Nội. Cuốn sách đã tổng quan NSNN theo kết quả đầu ra, nội dung xây dựng DT NSNN theo kết quả đầu ra cần phải kết hợp hiệu quả giữa hai phương pháp phân bổ từ trên xuống và xây dựng DT từ dưới lên; nội dung, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình xây DT NSNN theo luật NSNN; xây dựng DT NS đầu ra tại đơn vị cơ sở. - Luận án tiến sĩ, Ngô Thanh Hoàng (2013), Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi NSNN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đề cấp đến các vấn đề như: Mối quan hệ giữa lập dự toán NSNN với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; đặc điểm, vai trò của lập DT NSNN; phương thức lập DT NSNN. - Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Đức Thanh (2004), Nghiên cứu hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam,
  7. 5 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nói về: Những nội dung cơ bản, các yêu cầu của lập DT NSNN; thực trạng lập DT NSNN từ năm 1990 đến nay và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện lập DT NSNN Việt Nam. - Những điểm mới trong nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ DT chi thường xuyên năm 2017 và một số vấn đề đặt ra, của tác giả Lê Thị Mai Liên, Ngô Thị Phương Thảo (2017), Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, ngày 23/03/2017. Bài viết đã đưa ra những điểm mới trong nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ DT chi thường xuyên năm 2017, như: + Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định về định mức phân bổ DT chi thường xuyên NSNN năm 2017 được làm rõ tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016. Trong đó, định mức phân bổ DT chi thường xuyên NSNN áp dụng cho năm NS 2017- năm đầu của thời kỳ ổn định NS 2017– 2020. + Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ DT chi thường xuyên NSNN được ưu tiên bố trí kinh phí cho các lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường và khu vực khó khăn như địa bàn vùng cao - hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, trong những năm qua ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến NSNN từ cấp xã, huyện, tỉnh.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đề tài “Hoàn thiện công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”. Do đó, đã thôi thúc tác giả chọn đề tài này làm
  8. 6 Luận văn thạc sĩ. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN VÀ NSNN CẤP HUYỆN 1.1.1. Tổng quan về NSNN Theo Điều 3 Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Điều 6 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ: NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm NS của các cấp chính quyền địa phương. Trong đó: - NS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là NS tỉnh), bao gồm NS cấp tỉnh và NS của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; - NS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là NS huyện), bao gồm NS cấp huyện và NS của các xã, phường, thị trấn; - NS các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã). NSĐP là một bộ phận của NSNN, trong đó có NS huyện, có các nội dung sau: a. Nguồn thu ngân sách địa phương
  9. 7 - Các khoản thu NSĐP hưởng toàn bộ 100%; - Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa NSTW và NSĐP; - Thu bổ sung cân đối NS; bổ sung có mục tiêu từ NSTW; - Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trước chuyển sang. b. Nhiệm vụ chi NSĐP - Chi đầu tư phát triển; - Chi thường xuyên; - Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay; - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; - Chi chuyển nguồn sang năm sau của NSĐP. c. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp ở địa phương - HĐND cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSĐP, quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp ở địa phương; - Căn cứ nguồn thu NSĐP hưởng toàn bộ 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, HĐND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa NS các cấp ở địa phương. d. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới - Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP nhằm bảo đảm nguồn thu cho NSĐP cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao;
  10. 8 - Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp NS ở địa phương nhằm bảo đảm nguồn thu cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao; - Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS từng cấp theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; - Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP. Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định. 1.1.2. NSNN cấp huyện NS huyện bao gồm NS cấp huyện và NS cấp xã, là một cấp NS thuộc NSĐP; NSNN huyện thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện. Do đó, NSNN huyện là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được DT và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên phạm vi địa bàn huyện. 1.2. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN NSNN CẤP HUYỆN Lập dự toán NSĐP, trong đó lập dự toán NSNN cấp huyện là quá trình xây dựng và quyết định DT thu chi NSNN cho năm sau theo thẩm quyền trên phạm vi địa bàn huyện.
  11. 9 1.2.1. Vai trò và đặc điểm lập dự toán NSNN cấp huyện a. Vai trò lập dự toán NSNN cấp huyện - Thể hiện định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương ở từng thời kỳ. - Thiết lập kỷ luật tài khóa về thu chi và cân đối NS cho hoạt động của bộ máy tại địa phương cấp huyện, cấp xã, bằng việc xác định một số chỉ tiêu trong DT. - Tạo khuôn khổ cho việc chấp hành NSĐP. - Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị ở địa phương trong quá trình lập DT. - Giúp công tác điều hành của chính quyền huyện không bị động trong việc thu, chi NSNN. - Là công cụ để UBND huyện hoạch định và kiểm soát công việc tài chính trong năm NS. b. Đặc điểm lập dự toán NSNN cấp huyện - Lập DT được tiến hành hàng năm và vào trước năm NS. - Thể hiện rõ nhất sự tập trung quyền lực ở địa phương vào HĐND huyện. - Có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và giữa các chủ thể có sự phân định trách nhiệm, quyền hạn một cách rõ ràng. - Được tiến hành theo một quy trình với thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Căn cứ lập dự toán NSNN cấp huyện - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. - Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa
  12. 10 phương. - Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu NSNN. - Định mức phân bổ DT chi thường xuyên NSĐP trong thời kỳ ổn định NS. - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NS và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối NS của NS cấp trên cho NS cấp dưới. - Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và DT NSNN năm sau. - Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN. - Tình hình thực hiện NSNN năm trước. - Số kiểm tra DT thu, chi NS thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. 1.2.3. Phƣơng pháp lập dự toán NSNN cấp huyện Sử dụng phương pháp tiếp cận, trao đổi, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu của các đơn vị DT theo biểu mẫu quy định, thông qua các hình thức: - Tiếp cận từ cấp trên xuống cấp dưới - Tiếp cận từ cấp dưới lên cấp trên - Thảo luận, trao đổi giữa các cấp.
  13. 11 1.3. NỘI DUNG, QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 1.3.1. Nội dung lập dự toán NSNN cấp huyện - DT NSNN phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng NS và phải trên cơ sở cân đối NSNN. - DT của đơn vị DT NS các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó: + DT thu NS được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu NS; + DT chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm DT, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; + DT chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. + DT NS của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;
  14. 12 + DT chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan; + DT chi thực hiện các CTMT quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện CTMT quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng CTMT quốc gia. 1.3.2. Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện a. Sơ đồ lập dự toán NSNN cấp huyện b. Trình tự, thủ tục lập dự toán NSNN cấp huyện Lập dự toán NSNN cấp huyện, trải qua 3 giai đoạn, như sau: - Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán - Giai đoạn 2: Tổng hợp, thảo luận và xét duyệt dự toán - Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ và giao dự toán
  15. 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BA TƠ VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, QUẢNG NGÃI 2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Ba Tơ a. Đặc điểm tự nhiên Huyện Ba Tơ là một huyện miền núi rộng nhất trong tất cả các huyện của tỉnh, nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ngãi, có quốc lộ 24 chạy qua. Diện tích 1.133 km2, chiếm 1/5 diện tích toàn tỉnh, là vùng đất có địa hình nhiều sông, suối, núi non hiểm trở, đồi núi chiếm 4/5 diện tích toàn huyện. Dân số khoảng 51.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số H’re chiếm 90%, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn và một số xã ven quốc lộ 24. Đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn. b. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Ba Tơ - Kinh tế Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 1.262 tỷ đồng, tăng 7.23% so với năm 2017. Kinh tế ổn định tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường thực hiện.
  16. 14 - Xã hội Tình hình xã hội ổn định, làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài huyện yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào NS huyện. 2.1.2. Giới thiệu về Phòng TC-KH huyện Ba Tơ Hiện tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, có 9 biên chế gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 1 kế toán trưởng NS huyện và 6 công chức chuyên môn, nghiệp vụ. Gồm có: Trưởng phòng; phó trưởng phòng; kế toán trưởng ngân sách huyện; tổng hợp kinh tế- xã hội; kế toán ngân sách chi thường xuyên; kế toán đầu tư- kế hoạch; kế toán ngân sách xã, CTMT; kế toán nội bộ, quản lý công sản; văn thư, thủ quỹ. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TC–KH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Thực trạng công tác lập DT NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ được minh họa qua tình hình lập DT NSNN năm 2018 2.2.1. Hƣớng dẫn lập và tổng hợp dự toán NS huyện a. Lập dự toán thu NS huyện: Chi Cục thuế huyện Ba Tơ lập DT thu NS huyện năm 2018 theo các biểu mẫu quy định báo cáo gửi Phòng TC-KH huyện tổng hợp. b. Lập dự toán chi NS huyện: - Các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện: Xây dựng DT của đơn vị mình, báo cáo gửi Phòng TC-KH huyện. - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện:
  17. 15 Các cơ sở trực thuộc gồm: Các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện lập DT chi NS năm 2018 gửi Phòng GD& ĐT huyện tổng hợp báo cáo gửi Phòng TC-KH huyện. - UBND các xã, thị trấn: Xây dựng DT NSNN năm 2018 theo biểu mẫu quy định, báo cáo gửi về Phòng TC-KH huyện tổng hợp. - Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện: Trên cơ sở DT của các đơn vị báo cáo, Phòng TC-KH huyện tổng hợp xây dựng DT NS huyện, tham mưu UBND huyện báo cáo và sau đó làm việc với Sở Tài chính, nội dung tổng hợp gồm: + Tổng hợp dự toán thu NS huyện + Tổng hợp DT chi NS huyện + Cân đối thu, chi NS huyện năm 2018. 2.2.2. Quyết định phân bổ và giao dự toán a- Quyết định phân bổ và giao dự toán cho huyện - Giao dự toán thu ngân sách huyện: + Tổng thu nội địa + Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh - Giao dự toán chi ngân sách huyện + Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyên NS huyện + Dự phòng chi - Cân đối ngân sách huyện, ngân sách xã năm 2018 b- Quyết định giao DT cho các cơ quan, đơn vị và các xã: - Các cơ quan, đơn vị DT trực thuộc huyện - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị DT huyện
  18. 16 - Các xã, thị trấn 2.2.3. Tổng hợp dự toán thu, chi NSNN huyện Ba Tơ qua các năm 2016-2018 - Quyết định giao DT thu, chi NSNN huyện Ba Tơ qua các năm 2016-2018. - So sánh Dự toán lập với Quyết định giao dự toán NSNN huyện Ba Tơ qua các năm 2016-2018. 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TC-KH HUYỆN BA TƠ, QUẢNG NGÃI 2.3.1. Hệ thống định mức, tiêu chí lập dự toán NS huyện Ba Tơ chƣa hợp lý, chƣa phù hợp với một số vùng, lĩnh vực Hệ thống định mức phân bổ DT chi thường xuyên hiện nay cho các lĩnh vực hầu hết theo tiêu chí dân số, riêng lĩnh vực quản lý hành chính, định mức theo tiêu chí biên chế cán bộ công chức. Tuy nhiên hệ thống tiêu chí phân bổ này chưa thật sự phù hợp với từng địa phương, chưa hợp lý với từng vùng, từng lĩnh vực 2.3.2. Công tác dự báo về quy mô, cơ cấu thu chi NS trong lập dự toán chƣa sát với thực tế - Lập DT thu NSNN không phản ánh hết các nhiệm vụ thu của các khoản có thể thu, lập DT thu luôn thấp hơn DT cấp trên giao, mục đích để hoàn thành, vượt chỉ tiêu thu NSNN cấp trên giao và trong năm thu vượt DT thì được cấp trên cho sử dụng. - Lập DT chi NSSN luôn cao hơn DT do cấp trên giao, mục đích nhằm để tăng nguồn thu bổ sung từ NS tỉnh. Lập DT của các đơn vị sử dụng NS cấp dưới còn thiếu căn cứ thực tiễn, chưa thực sự
  19. 17 gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của mình. 2.3.3. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ về tài chính có thu phí, lệ phí, nhƣng chƣa thực hiện công tác lập dự toán thu NSNN. Trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tài chính có nguồn thu từ phí, lệ phí trên địa bàn huyện Ba Tơ chưa thực hiện công tác lập DT thu NSNN, Phòng TC-KH huyện Ba Tơ chưa tổng hợp và giao DT thu phí, lệ phí
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHÍ LẬP DỰ TOÁN NSNN HUYỆN BA TƠ a. Hoàn thiện định mức, tiêu chí lập dự toán đối với chi sự nghiệp giáo dục * Vấn đề đặt ra: Phân bổ chi hoạt động theo tiêu chí học sinh hiện nay cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Ba Tơ chưa thật sự phù hợp với từng địa phương, chưa hợp lý với từng vùng, khu vực. Cho nên cần phải hoàn thiện tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí hoạt động của các cơ sở giáo dục. * Giải pháp: Phân bổ kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục phải phù hợp với từng địa phương, bảo đảm kinh phí cho hoạt động của các cơ sở giáo dục. - Phân bổ theo tiêu chí số học sinh: 50% kinh phí hoạt động phân bổ theo tiêu chí học sinh, với định mức phân bổ bằng 50% định mức theo Quyết định số 684b/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể: + Khu vực thị trấn: 50%x500.000 đồng/người/năm + Khu vực các xã 50%x750.000 đồng/người/năm. - Phân bổ theo tiêu chí số biên chế giao: 50% kinh phí hoạt động phân bổ theo tiêu chí số biên chế được giao, phân bổ như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2