intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính tại Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng. Đưa ra những định hướng nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ THANH DỊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng n ho họ : PGS TS Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Hà Tấn Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính ấp thiết ủ đề tài Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng là một tổ chức tài chính nhà nước địa phương, hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách được thành lập vào ngày 09/10/2007. Sau hơn 12 năm đi vào hoạt động, Quỹ luôn đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách thông qua việc đầu tư các công trình, dự án kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố. Để đạt được những thành tựu và bước tiến đáng kể trong thời gian qua, một trong những mắc xích đặc biệt quan trọng trong hoạt động tại Quỹ là công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư. Thế nhưng, trong quá trình cho vay đầu tư vẫn tồn tại một vài dự án chưa thực sự mang lại hiệu quả, thể hiện những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan trong công tác thẩm định tài chính nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sát để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Xuất phát từ yêu cầu này và thực tế công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay hiện nay của Quỹ, vấn đề hoàn thiện công tác thẩm định tài chính tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng là thực sự cần thiết. 2. Mụ tiêu nghiên ứu - Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính tại Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng.
  4. 2 - Đưa ra những định hướng nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên ứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định tài chính dự án và thực trạng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thẩm định tài chính dự án cho vay đầu tư của Quỹ Đâu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, đối tượng là các công ty thực hiện các dự án đầu tư trung và dài hạn có nguồn thu, lợi nhuận trực tiếp. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án trong các năm tiếp theo. + Không gian nghiên cứu: tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng + Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn năm 2017-2019. 4. Phƣơng pháp nghiên ứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp tổng hợp các bài luận, bài nghiên cứu trước đây để hệ thống hóa các lý luận cơ bản để làm nền tảng nghiên cứu Chương 1 của luận văn. - Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu về hoạt động đầu tư cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn nghiên cứu
  5. 3 - Phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ những vấn đề bất cập trong công tác thẩm định tài chính hoạt động đầu tư. - Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để làm rõ hơn các định hướng hoàn thiện công tác thẩm định tài chính tại Quỹ. 5. Ý nghĩ ho họ và thự tiễn Quỹ Đầu tư phát triển là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn. Do đó, việc thẩm định một cách chuẩn xác, có hiệu quả dự án cho vay có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đầu tư cho vay cũng như hoạt động của Quỹ nói chung. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính giúp cho các cấp có thẩm quyền quyết định chính xác hơn, an toàn, hiệu quả trong các dự án mà Quỹ sẽ đầu tư. 6. Kết ấu ủ đề tài Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về thẩm định tài chính trong dự án đầu tư Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng 7. Tổng qu n tài liệu nghiên ứu Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng như luận văn của tác giả Nguyễn Văn Lành với đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng” năm 2012 đã phân tích thực trạng và
  6. 4 nêu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chưa nêu bật được công tác thẩm định dự án đầu tư điển hình hoặc tình huống ở đơn vị và giải pháp đưa ra còn mang tính tổng thể. Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Nhung với đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank” năm 2014 đã đi từ tổng thể quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng VP Bank và đi sâu phân tích quy trình thẩm định tài chính dự án tại đơn vị điển hình để rút ra bài học cho công tác thẩm định, tuy nhiên, bài luận văn chủ yếu khảo sát số liệu để đưa ra các giải pháp chính, chưa mang tính ứng dụng lâu dài. Bài viết “Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại” của Nghiêm Văn Bảy (Tạp chí Tài chính kế toán số 02-2017). Tác giả đã nêu lên các lý luận của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính bởi hoạt động cho vay luôn là việc có nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là các dự án cho vay trung và dài hạn. Theo đó, tác giả đưa ra bài học khi tiến hành thẩm định đó là: kết quả thẩm định phải độc lập với tất cả những ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào và cũng đưa ra lợi ích của thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu và làm nổi bật phân tích nội dung công tác thẩm định tài chính dự án. Nhìn chung, các đề tài thẩm định, phân tích tài chính dự án trong cho vay đầu tư tại các tổ chức, ngân hàng thương mại đều chủ yếu đi sâu thẩm định hiệu quả tài chính của dự án để đưa ra các giải
  7. 5 pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án, chưa phân tích tài chính, năng lực của chủ đầu tư trong hoạt động này. Ngoài ra, các luận văn trước đây hầu hết được thực hiện, nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại, công ty cổ phần, do đó, công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng là một điểm mới mẻ trong đề tài này. Đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng” sẽ kế thừa một số nội dung về cơ sở lý luận và phương pháp thẩm định tài chính của các đề tài trước. Sau đó hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính dự án cho vay từ công tác thẩm định tài chính dự án bao gồm thẩm định tài chính dự án cho vay và thẩm định tài chính doanh nghiệp chủ đầu tư, nêu lên thực trạng cũng như kết quả đạt được từ công tác đó. Tiếp theo sẽ phân tích các mặt đạt được và hạn chế tại Quỹ và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng. CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƢ Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu dự kiến bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
  8. 6 1.2. CÁC YẾU TỐ TRONG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƢ 1.2.1. Tính pháp lý ủ ự án Là toàn bộ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một dự án đầu tư, tính pháp lý của dự án thể hiện trên các văn bản giấy giờ do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện đầu tư. 1.2.2 Yếu tố tài hính Yếu tố quan trọng nhất trong việc thẩm định một dự án đầu tư là yếu tố tài chính. Nó bao gồm việc phân tích toàn bộ các vấn đề liên quan đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Dựa trên yếu tố tài chính nhà đầu tư và dự án mà các tổ chức cho vay ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không, mức độ và thời gian đầu tư cho dự án. 1 2 3 Tài sản đảm bảo Việc xác định các loại giá trị tài sản hữu hình của khách hàng đối với các tổ chức cho vay là một trong những điều kiện cần thiết để quyết định cấp tín dụng. 1.3. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1.3 1 Khái niệm ông tá thẩm định tài hính ự án đầu tƣ Thẩm định tài chính dự án: là việc xem xét các chỉ tiêu dự án do chủ đầu tư lập để từ đó kiểm tra các chỉ tiêu này thông qua các phương pháp nghiệp vụ thẩm định trên cơ sở đã tính đủ các yếu tố tài chính của dự án. 1.3.2. Các phƣơng pháp thẩm định ự án đầu tƣ a. Thẩm định theo trình tự - Thẩm định tổng quát.
  9. 7 - Thẩm định chi tiết b. Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. 1.3.3 Nội ung thẩm định tài hính ự án đầu tƣ a. Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà mà người có thẩm định tài chính dự án quyết định đầu tư cho phép chủ đầu tư lựa chọn các phương án thực hiện đầu tư. - Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư: Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. b. Thẩm định kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án - Thẩm định doanh thu Tổng doanh thu của dự án bao gồm doanh thu bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu này được tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. - Thẩm định chi phí: Chi phí này cũng được tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự tính dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Cần chú ý chi phí khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập hàng năm phải nộp. - Thẩm định lợi nhuận của dự án:
  10. 8 Trên cơ sở thẩm định doanh thu - chi phí của dự án, ngân hàng tiến hành thẩm định lợi nhuận hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất trong từng năm của đời dự án. c. Thẩm định dòng tiền ròng hằng năm Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một công ty nhận được hoặc chi ra trong một khoản thời gian xác định của một dự án nhất định. Quy ước ghi nhận dòng tiền của dự án được xác định ở thời điểm cuối năm. d. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án - Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV): B  Ci NPV  in0 i 1  r i Với cùng một suất chiết khấu, dự án có NPV lớn chứng tỏ dự án có hiệu quả. Trường hợp NPV > 0 : dòng tiền thu vào lớn hơn dòng tiền chi ra, tài sản của nhà đầu tư sẽ tăng lên hơn sau khi thực hiện dự án. Trường hợp NPV< 0 : dòng tiền chi ra hớn hơn dòng thu vào. - Tỷ suất sinh lời nội bộ ( Internal Rate of Return - IRR): n n Bi Ci   i 0 1  i 0 1  IRR i i Bi  Ci  1  r  n Hay NPV  i 0 i 0 Nếu chi phí sử dụng vốn bình quân (r) lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn 0, khi đó dự án thua lỗ và nên loại bỏ.
  11. 9 - Tỷ số lợi ích – chi phí (Benefit – Cost Ratio hay B/C: n Bi  1  r  i 0 i B/C  n Ci  1  r  i 0 i Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án có hiệu quả về mặt tài chính. - Thời gian hoàn vốn: Doanh nghiệp cần xác định ngưỡng thời gian hoàn vốn có thể chấp nhận được. Khi đó, so sánh các nhóm dự án, nếu dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn thì sẽ bị loại bỏ. Những dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất được ưu tiên xem xét đầu tư. e. Đánh giá rủi ro của dự án - Phân tích độ nhạy:. - Phân tích tình huống: - Phân tích mô phỏng: 1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ ĐẦU TƢ VỚI QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Thẩm định hả năng sinh lời + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) x100% trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh của DN càng cao và ngược lại Tỷ suất lợi Lợi nhuận gộp nhuận gộp = Doanh thu thuần x100% Hệ số này đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước các chi phí ngoài sản xuất, gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp.
  12. 10 + Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) tài sản = x100% Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, hiệu quả tài chính càng cao và ngược lại. + Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng sinh Lợi nhuận sau thuế lời VCSH = x100% Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ ROA lớn cho thấy năng lực của công ty trong việc cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để vừa khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong việc huy động và sử dụng vốn, vừa đảm bảo an ninh tài chính. 1.4.2. Tình hình th nh hoản + Khả năng thanh toán tổng quát (Ktq ) Tổng tài sản Ktq = Nợ phải trả Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, nếu nhỏ hơn giá trị cho phép (< 1) cho thấy sự thiếu hụt trong thanh toán của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán hiện hành (Khh) Tài sản ngắn hạn Khh = Nợ ngắn hạn Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn tốt, ngược lại nếu ở mức dưới giới hạn cho phép (< 1) thì khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp có khó khăn và có nguy cơ không trả được nợ đúng hạn.
  13. 11 + Khả năng thanh toán dài hạn Tài sản dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn = Nợ dài hạn Hệ số này có giá trị càng lớn khẳng định khả năng thanh toán nợ vay dài hạn càng tốt, ngược lại hệ số này nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và gặp khó khăn trong thanh toán + Khả năng thanh toán nhanh ( Knhanh) Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Knhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn càng tốt. Trong thực tế chỉ tiêu này thường thấp và thay đổi tùy theo ngành nghề hoạt động. 1.4.3. Phân tích hả năng tăng trƣởng - Chỉ số tăng trưởng doanh thu Doanh thu thuần hiện tại Tỷ lệ tăng doanh thu (%) = -1 Doanh thu thuần kỳ trước - Chỉ số tăng trưởng lợi nhuận trước thuế LNTT hiện tại Tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế (%) = -1 LNTT kỳ trước 1.4.4. Chỉ số đòn bẩy tài hính Hệ số nợ trên vốn Nợ phải trả chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu x100% Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, giá trị càng cao thì rủi ro cho tổ chức cho vay càng lớn doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng..
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TP ĐÀ NẴNG 2 1 1 Khái quát về hoạt động ủ Quỹ đầu tƣ phát triển Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương được thành lập theo quyết định số 7977/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng để thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ có tư cách pháp nhân, bộ máy hoạt động độc lập, có vốn điều lệ, bảng cân đối kế toán, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 2 1 2 Chứ năng hoạt động ủ Quỹ đầu tƣ phát triển - Huy động vốn - Đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - Ủy thác, nhận ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư - Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND thành phố. 2.1.3. Cơ ấu tổ hứ Bộ máy hoạt động của Quỹ bao gồm: - Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên - Ban kiểm soát tối đa 3 thành viên, 01 trưởng ban, 2 cán bộ chuyên trách
  15. 13 - Bộ máy hoạt động bao gồm Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch và NCPT, Thẩm định, Đầu tư và Ủy thác, phòng Tín Dụng, Kế toán và Văn phòng. - Tổng số cán bộ viên chức của Quỹ hiện nay là 44 người, trong đó người quản lý chuyên trách là 5 người 2 1 4 Kết quả hoạt động ủ Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng gi i đoạn 2017 - 2019 Công tá huy động vốn từ á tổ hứ tài hính quố tế Trong giai đoạn 2017-2019, Quỹ đã thực hiện huy động 02 nguồn vốn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, cụ thể: Dự án Hạn mức tín dụng 13 triệu Euro của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ thông qua Bộ Tài chính, với tổng giá trị huy động đạt 76,11 tỷ đồng, nâng tổng giá trị huy động tại Quỹ lên 534,06 tỷ đồng. Công tác cho v y á ự án đầu tƣ hạ tầng ơ sở Với trên 24 dự án được phê duyệt cho vay trong năm 2017- 2019, Quỹ đã tham gia tài trợ khoảng 1.125tỷ đồng để tạo điều kiện về vốn cho các thành phần kinh tế triển khai dự án, đồng thời kêu gọi, thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia đầu tư phát triển các dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Công tá đầu tƣ trự tiếp và góp vốn tại á o nh nghiệp Quỹ thực hiện đầu tư góp vốn vào 06 doanh nghiệp với tổng số vốn góp là 86.658,5 triệu đồng Thự hiện á nhiệm vụ há o UBND thành phố gi o - Nhận ủy thác Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa - Triển khai bán 100 căn hộ thu nhập thấp Vicoland
  16. 14 2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ 2.2.1. Công tác tổ hứ thẩm định ự án trong ho v y đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng Công tác tổ chức thẩm định tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng được giao cho bộ phận riêng là Phòng Thẩm định chịu trách nhiệm thực hiện. Phòng Thẩm định có trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo Quỹ về việc đề xuất cho vay hay không, chức năng ra quyết định tài trợ được tách riêng ra khỏi bộ phận thẩm định, thông qua quyết định trình HĐQL Quỹ phê duyệt cho vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc Quỹ. 2.2.2 Trình tự thự hiện và thẩm định ự án a. Trình tự thực hiện thẩm định b. Nội dung thẩm định cho vay đầu tư - Thẩm định pháp lý - Đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án - Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ - Thẩm định hiệu quả tài chính dự án - Thẩm định tài chính của doanh nghiệp chủ đầu tư - Thẩm định biện pháp bảo đảm 2.2.3. Kết quả ông tá thẩm định ự án trong ho v y đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng
  17. 15 Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2017 – 2019 T Năm Năm Năm Nội ung Tổng T 2017 2018 2019 A PHÊ DUYỆT CHO VAY 1 Số dự án phê duyệt cho vay 10 9 5 24 2 Giá trị phê duyệt cho vay 637 454 34 1.125 B HĐTD/GIẢI NGÂN 1 Số dự án ký HĐTD 9,0 9,0 6,0 24 2 Giá trị HĐTD 470,3 405,3 91,0 966,6 3 Giá trị giải ngân 318,90 262,80 184,90 766,6 Tỷ lệ ký HĐTD/Giá trị được 4 100% phê duyệt 5 Tỷ lệ giải ngân/Giá trị HĐTD 79,3% DƯ NỢ VÀ TỶ LỆ LIÊN C QUAN 1 Dư nợ cho vay 704,01 786,27 860,68 2 Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0% 2,63% 2,1% (Nguồn: Phòng Kế hoạch và NCPT, Quỹ Đầu tư phát triển TP ĐN). 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TP ĐÀ NẴNG 2 3 1 Giới thiệu và tóm tắt ự án đầu tƣ xây ựng trung tâm h i thá và lƣu huyển hàng hó Vietfr ht Đà Nẵng a. Giới thiệu về chủ đầu tư - Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu Đà Nẵng - Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
  18. 16 b. Giới thiệu về dự án * Tên dự án: Đầu tư xây dựng trung tâm khai thác và lưu chuyển hàng hóa Vietfracht Đà Nẵng * Mục tiêu của dự án: Xây dựng kho trung chuyển và phân phối hàng hóa phục vụ cho mục tiêu tiếp tục phát triển lĩnh vực trọng tâm của Công ty là lĩnh vực logistics gồm vận tải và cho thuê kho bãi; Cung ứng dịch vụ kho vận; 2 3 2 Thẩm định hiệu quả tài hính ự án a. Về tổng mức đầu tư và nguồn vốn Bảng 2.3 Mức đầu tư dự án Đvt: triệu đồng Theo Chủ đầu tƣ Kết quả thẩm định STT Hạng mụ Giá trị Giá trị s u Giá trị Giá trị trƣớ thuế thuế trƣớ thuế s u thuế 1 Chi phí xây dựng 20.811,19 22.892,31 20.811,19 22.892,31 2 Chi phí thiết bị 11.818,18 13.000,00 11.818,18 13.000,00 3 Chi phí quản lý dự án 546,58 601,24 546,58 601,24 Chi phí tư vấn đầu tư 4 1.571,52 1.728,68 1.571,52 1.728,68 xây dựng 5 Chi phí khác 2.249,10 2.352,02 1.849,10 1.952,02 Trong đó, lãi vay trong 820,00 820,00 thời gian xây dựng Chi phí thuê đất trả tiền 6 5.980,00 6.578,00 6.023,21 6.625,53 1 lần 7 Chi phí dự phòng 2.486,75 2.735,42 1.710,25 1.881,28 Tổng ộng 45.463,32 49.887,66 44.330,04 48.681,05 (Nguồn: Phòng Kế hoạch và NCPT, Quỹ Đầu tư phát triển TP ĐN)
  19. 17 b) Nguồn vốn đầu tư Theo quy định tại Luật Thuế Giá trị gia tăng, dự án thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư, do đó tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án là 44.330,04 triệu đồng (không bao gồm thuế GTGT). Trong đó, cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án như sau: Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án Đvt: triệu đồng STT Hạng mụ Giá trị Tỷ trọng 1 Vốn tự có 16.330,04 36,84% 2 Vốn vay Quỹ 28.000,00 63,16% Tổng ộng 44.330,04 100% b. Về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án - Thẩm định doanh thu Tổng doanh thu dự kiến theo phương án công ty đưa là 708.790 triệu đồng, cao hơn 189.622 triệu đồng so với kết quả sau khi thẩm định. - Thẩm định chi phí Tổng chi phí hoạt động của dự án trong 20 năm là 350.621,37 triệu đồng, trung bình 17.531,07 triệu đồng/năm - Thẩm định lợi nhuận Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của dự án là 171.471 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế 137.258 triệu đồng, lợi nhuận bình quân sau thuế của dự án là 6.863 triệu đồng/năm. c. Về dòng tiền và thời gian hoàn vốn Với tỷ suất chiết khấu bình quân của dự án (WACC) là 9,47%; kết quả thẩm định tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như sau: - Giá trị hiện tại ròng (NPV) = 28.412,53 triệu đồng.
  20. 18 - Thời gian thu hồi vốn của dự án: 11 năm 4 tháng. - Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) = 16,45%. Dự án khả thi vì IRR dự án > WACC. Như vậy, dự án đạt hiệu quả tài chính, đáp ứng yêu cầu cho vay tại Quỹ. d. Về độ nhạy và rủi ro của dự án 2 3 3 Thẩm định tài hính ủ o nh nghiệp hủ đầu tƣ Chuyên viên thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của chủ đầu tư thông qua: các nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, khả năng tăng trưởng. Số liệu dùng để tính toán là số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán do chủ đầu tư cung cấp, được đánh giá dựa vào các ý kiến của Kiểm toán viên trên Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 đã kiểm toán 2.3.4. Kết luận: Qua đánh giá tình hình tài chính dự án và chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng trung tâm khai thác và lưu chuyển hàng hóa Vietfracht Đà Nẵng, kết luận như sau: - Đối tượng cho vay: dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu tiên (nhóm 3) theo quy định tại Quyết định số 5116/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND thành phố nên thuộc đối tượng cho vay theo quy định tại Quỹ. - Pháp lý dự án: được đánh giá là đảm bảo. - Hiệu quả dự án: dự án có hiệu quả về tài chính và kinh tế - xã hội. - Pháp lý của chủ đầu tư: được đánh giá là đảm bảo. - Tài chính của chủ đầu tư: được đánh giá là bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0