intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác KSC thường xuyên tại KBNN Quảng Ngãi nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên ngân sách nhà nước, góp phần quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH MINH THU HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Trƣơng Bá Thanh Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên (TX), trong đó chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn nhất và có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Chi NSNN là công cụ chủ yếu của Đảng, nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT- XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Những năm qua, kiểm soát chi (KSC) thường xuyên qua Kho bạc nhà nước (KBNN) của nước ta nói chung và KBNN Quảng Ngãi nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả tốt, từng bước được cụ thể theo hướng hiệu quả, ngày càng chặt chẽ và đúng mục mục đích hơn cả về qui mô lẫn chất lượng. Kết quả của việc thực hiện công tác KSC đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình KSC thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN Quảng Ngãi vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng NSNN như: vẫn còn tình trạng lãng phí NSNN, chưa tạo được sự chủ động cho các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù đã có cơ chế giao khoán, tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí trong hoạt động; phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN vẫn còn bất cập, quy trình thủ tục còn rườm rà. Đồng thời, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi” với mong muốn đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn
  4. 2 đề còn hạn chế, tồn tại trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác KSC thường xuyên tại KBNN Quảng Ngãi nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN, góp phần quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn cần phải thực hiện những yêu cầu nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá lý luận về KSC thường xuyên từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc nhà nước; - Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi trong thời gian qua; từ đó đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề thực tiễn của kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi. + Không gian: luận văn nghiên cứu các nội dung tại KBNN Quảng Ngãi. + Thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.
  5. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh kết hợp với khảo cứu thực tiễn và vận dụng lý thuyết của quản lý hành chính nhà nước và các chế độ chính sách hiện hành. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2018 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1.NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nước là một kế hoạch thu, chi của nhà nước xây dựng cho một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm); kế hoạch này đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn; các khoản chi có mục đích là bảo đảm cho nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn với sự tồn tại của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. 1.2. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.2.1. Chi thƣờng xuyên (TX) Ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”. (Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước 2015) b. Đặc điếm của chi thường xuyên - Nguồn lực tài chính bố trí cho các khoản chi TX thường được phân bổ tương đối đều giữa các tháng trong quý hay giữa các quý trong một năm và giữa các năm trong một giai đoạn.
  7. 5 -“Chi TX chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia”. -“Hiệu quả của chi TX không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. c. Vai trò của chi thường xuyên NSNN Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện qua các mặt sau: -“Chi TX giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.” -“Thực hiện tốt nhiệm vụ chi TX có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. -“Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của mình. 1.2.2. Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN a. Khái niệm Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn. b. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN -“KSC thường xuyên diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực và nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp; -“KSC thường xuyên gắn với những khoản chi TX nên phần lớn việc kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính biến động, trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định ….” -“KSC thường xuyên bị áp lực về mặt thời gian vì phần lớn các khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết.
  8. 6 -“KSC thường xuyên thường kiểm soát những khoản chi nhỏ, vì vậy cơ sở để KSC như hóa đơn, chứng từ ... để minh chứng cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng và thiếu tính pháp lý ... gây khó khăn cho cán bộ KSC. 1.2.3. Mục tiêu của kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN - KSC thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, chống thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích. - KSC thường xuyên nhằm phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý và sử dụng NSNN. - KSC thường xuyên giúp phát hiện và kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của đơn vị sử dụng NSNN 1.2.4. Nguyên tắc KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN - Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. - Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. - Các khoản chi NSNN qua KBNN được thanh toán theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp dịch vụ, hàng hóa. - Trong quá trình kiểm soát, thanh toán và quyết toán chi NSNN các khoản chi sai quy định phải thực hiện giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN. 1.2.5. Nội dung KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN a) Kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN b) Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ chi NSNN c) Kiểm tra điều kiện chi theo chế độ quy định
  9. 7 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan a) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN theo quy định b) Thực trạng phát triển KT-XH của đất nước c) Định mức, tiêu chuẩn trong lập dự toán chi d) Chế độ phân cấp về quản lý NSNN đ) Ngoài ra, còn có một số nhân tố là những công cụ hỗ trợ cho công tác KSC đòi hỏi chúng ta cũng phải quan tâm đến như: hệ thống kế toán nhà nước, hệ thống mục lục NSNN, công nghệ thanh toán trong nền kinh tế nói chung, … 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan a) Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy KBNN b) Thủ tục và quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN c) Về trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật d) Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC đ) Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN QUẢNG NGÃI 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KBNN QUẢNG NGÃI 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Quảng Ngãi a) Chức năng b) Nhiệm vụ và Quyền hạn 2.1.3. Cơ cấu tổ chức
  10. 8 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI 2.2.1. Các hình thức chi trả, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên tại KBNN Quảng Ngãi a) Chi trả, thanh toán theo hình thức rút dự toán “Chi NSNN theo dự toán là phương thức cấp phát tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN Quảng Ngãi được thực hiện theo hình thức rút dự toán như:”lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí, y tế, vệ sinh... trong dự toán được giao của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên. b) Chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền Theo hình thức cấp phát lệnh chi tiền này, kho bạc chỉ việc xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách theo lệnh của cơ quan tài chính mà không phải thực hiện kiểm soát chi. Như vậy, công tác KSC cùng lúc có 2 cơ quan đảm trách nên dễ dẫn đến thiếu thống nhất và không đồng bộ. Nếu có sai sót, KBNN yêu cầu cơ quan tài chính lập lại lệnh chi khác cho đúng mới thực hiện cấp phát.” 2.2.2. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi “a) Mục tiêu của quy trình kiểm soát chi thường xuyên” - Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, tất cả các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ, hồ sơ, thủ tục theo quy định.
  11. 9 - Kiểm soát các khoản chi phải đúng chế độ, định mức và tiêu chuẩn, do cấp thẩm quyền quy định, đảm bảo các khoản NSNN chi ra không bị thất thoát, đảm bảo hiệu quả. “- Đảm bảo giải quyết công việc nhanh gọn, tránh phiền hà cho khách hàng.” “- Có sự phân công cụ thể nhiệm vụ đối với các cán bộ tham gia quy trình kiểm soát chi.” “- Các khoản chi phải được thanh toán trực tiếp đến đối tượng được hưởng (người hưởng lương, phụ cấp lương, thu nhập tăng thêm, thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ…).” b) Nguyên tắc thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Quảng Ngãi - Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ; giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. - Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi ngân sách; trách nhiệm của cán bộ KBNN; thời hạn giải quyết công việc. “- Nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng phải liên hệ với nhiều bộ phận.” c) Trách nhiệm của cán bộ KBNN Quảng Ngãi trong việc thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN - Đối với cán bộ kiểm soát chi “Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ KSC; xem xét hồ sơ của khách hàng, kiểm tra sơ bộ về sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. - Đối với Kế toán trưởng Kế toán trưởng KBNN có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ KSC mà cán bộ kiểm soát chi trình, nếu hợp lệ, hợp pháp, đúng quy định thì tiến hành ký trên các hồ sơ chứng từ. - Đối với Giám đốc
  12. 10 Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực hiện giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN; quy định cụ thể việc luân chuyển, giao nhận hồ sơ trong nội bộ đơn vị, thời gian giải quyết công việc của các bộ phận nghiệp vụ bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đúng thời hạn quy định. d) Quy trình KSC “một cửa” tại KBNN Quảng Ngãi Việc KSC theo cơ chế “một cửa” đảm bảo cho tất cả các khâu từ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện ở một đầu mối. 1 2 Khách hàng Cán bộ KSC Kế toán trưởng 6 3 7 5 4 Giám đốc 5 Trung tâm Thủ quỹ Thanh toán viên thanh toán Hình 2.2: Sơ đồ Quy trình KSC “một cửa” tại KBNN Quảng Ngãi Ghi chú: Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC Hướng đi của chứng từ thanh toán “2.2.3. Nội dung KSC thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Quảng Ngãi a) Kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN Kiểm soát các khoản chi có trong dự toán được giao tại KBNN Quảng Ngãi được thực hiện như sau: Đầu năm ngân sách các đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN Quảng Ngãi gửi quyết định giao dự toán của cấp có thầm quyền phê duyệt cho cán bộ
  13. 11 KSC thường xuyên NSNN. Khi tiếp nhận giấy rút dự toán NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, cán bộ KSC thường xuyên tiến hành kiểm tra đối chiếu các khoản chi có trong dự toán đã được giao hay không? Đối chiếu tính chất nguồn kinh phí có đúng với quy định ko? Tiếp theo tiến hành truy vấn quỹ trên hệ thống Tabmis xem khoản chi đó có vượt quỹ dự toán không, hay vượt số dư tài khoản tiền gửi hay không? b) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ chi NSNN “ - Kiểm soát mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN - Kiểm soát chữ ký của đơn vị sử dụng NSNN - Kiểm soát thủ tục, hồ sơ chứng từ “Qua 03 năm (2016-2018), cán bộ KSC của KBNN Quảng Ngãi đã từ chối các khoản chi do không đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của các đơn vị như sau: Năm 2016 với 53 món, số tiền: 2.640 triệu đồng; Năm 2017: 67 món, số tiền 3.569 triệu đồng và năm 2018: 62 món, số tiền: 3.135 triệu đồng. Tổng số tiền từ chối chi tạm thời trong 03 năm là 9.344 triệu đồng. Các khoản chi bị từ chối là do hồ sơ, chứng từ khi đơn vị đưa đến KBNN Quảng Ngãi thanh toán đều không đảm bảo so với quy định hiện hành của Nhà nước về tính hợp pháp, hợp lệ. c) Kiểm soát khoản chi theo đúng chế độ quy định Kiểm soát khoản chi đúng chế độ quy định bao gồm 4 nhóm mục chi chính là: (1) Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân (nhóm mục chi 01) “Nội dung chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng, học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể… được phản ánh từ mục 6000 đến 6400 theo MLNS hiện hành.”
  14. 12 Bảng 2.1. Tình hình chi thanh toán cá nhân giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh (%) T Năm Năm Năm 2017 2018 Nội dung T 2016 2017 2018 với với 2016 2017 1 Tiền lương 210.850 268.882 297.610 127,5 110,6 2 Tiền công 14.630 15.120 16.164 103,3 106,9 3 Phụ cấp lương 120.026 159.320 177.056 132,7 111,1 4 Học bổng HSSV 8.503 9.122 10.154 107,2 111,3 5 Tiền thưởng 8.618 9.554 10.675 110,8 111,7 6 Phúc lợi tập thể 6.248 7.238 7.920 115,8 109,4 7 Các khoản đóng góp 58.526 65.234 73.009 111,4 111,9 Các khoản TT khác 8 15.470 16.622 18.421 107,4 110,8 cho cá nhân Tổng cộng 442.870 551.092 611.009 124,4 110,8 (Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi) Theo Bảng 2.1, Kết quả kiểm soát chi các khoản chi theo nhóm mục này năm 2016 là 442.870 triệu đồng, năm 2017 là 551.092 triệu đồng tăng 24,4% so với năm 2016; Năm 2018 là 611.009 triệu đồng tăng 10,8% so với năm 2016. Với kết quả trên ta có thể thấy số chi ngân sách cho tiền lương, tiền công và phụ cấp tăng đều đặn qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước các năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Tiền lương tăng theo lộ trình hàng năm góp phần cải thiện đời sống cán bộ viên chức. (2) Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn (nhóm mục chi 02)
  15. 13 “Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ bộ máy hoạt động của các đơn vị, được quy định trong dự toán chi thường xuyên, được quy định từ mục 6500 đến 7000 của MLNS hiện hành. Bảng 2.2. Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh (%) T Năm Năm Năm 2017 2018 Nội dung T 2016 2017 2018 với với 2016 2017 1 Dịch vụ công cộng 11.676 13.298 14.560 113,8 109,4 2 Vật tư văn phòng 14.215 15.112 16.027 106,3 106,1 Thông tin, tuyên truyền, 3 9.786 10.320 10.980 105,4 106,4 liên lạc 4 Hội nghị 17.734 18.390 20.543 103,6 111,7 5 Công tác phí 7.418 8.156 9.572 109,9 117,3 6 Chi thuê mướn 12.873 13.231 14.105 102,7 106,6 7 Chi đoàn ra 155 164 182 105,8 110,9 8 Chi đoàn vào 124 146 168 117,7 115,1 Chi nghiệp vụ chuyên 9 130.466 148.277 153.869 113,6 103,7 môn Tổng cộng 204.447 227.094 240.006 111,1 105,6 (Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi) “Theo Bảng 2.2, Kết quả thực hiện chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng qua các năm chứng tỏ các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn đã chú trọng đầu tư tài chính vào các hoạt động chuyên môn nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công và chất lượng phục vụ công tác quản lý nhà nước.”Năm 2016, số chi cho nghiệp vụ chuyên môn đạt 204.447 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,73% tổng số chi
  16. 14 thường xuyên; năm 2017 đạt 227.094 triệu đồng, tăng 11,07% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 8,56% tổng số chi thường xuyên; năm 2018 đạt 240.006 triệu đồng, tăng 5,6% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng 7,64% tổng số chi thường xuyên. (3) Kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (Nhóm mục chi 03) “Mua sắm, sửa chữa tài sản là công tác thường xuyên, liên tục nhằm trang bị máy móc, phương tiện làm việc tốt nhất phục vụ hoạt động của đơn vị.” Bảng 2.3. Tình hình mua sắm, sửa chữa tài sản giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh (%) T Năm Năm Năm 2017 2018 Nội dung T 2016 2017 2018 với với 2016 2017 Sửa chữa, duy tu tài 1 193.041 184.110 200.455 95,3 108,8 sản Mua, đầu tư tài sản vô 2 1.933 1.995 890 103,2 44,6 hình Mua sắm tài sản dùng 3 86.640 66.051 60.980 76,23 92,3 cho chuyên môn Tổng cộng 281.614 252.156 262.325 89,5 104,0 (Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi) Qua bảng số liệu 2.3 có thể thấy cơ cấu khoản chi cho mua sắm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi TX của tỉnh. Năm 2016, số chi cho mua sắm, sửa chữa TS là 281.614 triệu đồng, chiếm 12,02% tổng số chi TX. Năm 2017 số chi cho mua sắm, sửa chữa là 252.156 triệu đồng, chiếm 9,51% tổng số chi. Năm 2018, số chi cho mua sắm là 262.325 triệu đồng, chiếm 8,35% tổng số chi TX.
  17. 15 (4) KSC thường xuyên các khoản chi khác (nhóm mục chi 04) Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng NSNN bao gồm các mục chi TX còn lại, không thuộc các nhóm mục thanh toán cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm, sửa chữa. Bảng 2.4. Tình hình chi khác giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh (%) T Năm Năm Năm 2017 2018 Nội dung T 2016 2017 2018 với với 2016 2017 Chi hỗ trợ kinh tế 1 5.382 4.981 5.053 92,5 101,2 tập thể và dân cư Chi công tác người 2 331.026 392.578 381.518 118,6 97,2 có công cách mạng Trợ giá theo chính 3 18.799 19.702 17.843 104,8 91,4 sách NN Chi lương hưu và 4 12.133 12.763 13.276 105,2 104,0 trợ cấp BHXH 5 Chi khác 128.099 151.139 178.457 117,9 118,1 Tổng cộng 495.439 581.163 596.147 117,3 102,5 (Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi) Kết quả kiểm soát các khoản chi khác của các đơn vị tại KBNN Quảng Ngãi tăng dần qua từng năm. Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đứng thứ 2 trong tổng cơ cấu chi thường xuyên. Năm 2016 các khoản chi khác đạt 495.439 triệu đồng chiếm 21,15 % tổng số chi TX; năm 2017 đạt 581.163 triệu đồng chiếm 21,92% tổng chi TX tăng 0,77% so với năm 2016; năm 2018 đạt 596.147 triệu đồng, chiếm 18,99 % tỷ trọng cơ cấu chi TX.“
  18. 16 Bảng 2.5. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi (2016 -2018) Đơn vị tính: triệu đồng Số Trong đó Số đơn Sai chế Sai tiền Sai vị Chi độ, các Thiếu từ mục Năm chƣa vƣợt định yếu tố hồ sơ, chối lục chấp dự mức, trên thủ thanh ngân hành toán tiêu chứng tục toán sách đúng chuẩn từ 2016 47 6.313 641 1.864 1.168 1.591 1.049 2017 56 8.533 866 2.519 1.579 2.151 1.418 2018 62 7.806 1.082 2.188 1.401 2.321 814 Tổng cộng 165 22.652 2.589 6.571 4.148 6.063 3.281 (Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi) Qua số liệu tại Bảng 2.5, có thể thấy số tiền từ chối về KSC đúng chế độ trong 03 năm gần đây như sau: Năm 2016 số tiền 1.168 triệu đồng, năm 2017 số tiền 1.579 triệu đồng, năm 2018 là 1.401 triệu đồng. “Nguyên nhân của những sai sót này xuất phát từ nhiều lý do như đã nêu trên nhưng về cơ bản là do đơn vị chưa nắm rõ chính sách, văn bản hoặc chưa cập nhật kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước quy định. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, đối với kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN KBNN Quảng Ngãi đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các
  19. 17 khoản chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.” Thứ hai, đối với kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi NSNN “Qua kiểm soát của KBNN Quảng Ngãi, kinh phí thường xuyên NSNN được sử dụng phần lớn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hóa đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Thứ ba, đối với kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định Về công tác quyết toán chi TX, đối với công tác này ở KBNN Quảng Ngãi luôn quan tâm chú trọng. KBNN Quảng Ngãi luôn phối hợp với các cơ quan quản lý tài chính liên quan, cập nhật các văn bản mới nhất của các cấp có thẩm quyền và cấp trên về công tác hướng dẫn quyết toán hàng năm để phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách nhanh chóng hoàn thành sớm việc quyết toán NSNN. Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên ở KBNN Quảng Ngãi được tiến hành đồng bộ, toàn diện với chi thường xuyên NSNN do KBNN Quảng Ngãi cấp phát, thanh toán và quản lý. Thứ năm,“công tác kiểm tra và tự kiểm tra tại KBNN Quảng Ngãi giúp cho Kho bạc tự phát hiện sai sót trong quá trình kiểm soát thu, chi NSNN qua đó không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và trình độ chuyên môn của từng bộ phận trong đơn vị mình.” 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi a) Những hạn chế Thứ nhất, đối với kiểm soát các khoản chi có trong dự toán: “Các cơ quan, ban ngành ở địa phương còn ỷ lại, dẫn đến việc phân bổ và giao dự toán không đúng quy định ảnh hưởng tới chi tiêu
  20. 18 của đơn vị sử dụng ngân sách và công tác kiểm soát chi của kho bạc. Thứ hai, trong thực hiện chế độ kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ chi NSNN: “- Việc kiểm soát chi đối với những khoản xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản cố định từ kinh phí TX còn nhiều bất cập. - Kiểm soát chi mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN và sử dụng không hiệu quả tài sản - Đối với các khoản chi tiền ăn cho hội nghị. Theo quy định, chỉ chi cho đối tượng không hưởng lương nhưng trên thực tế Kho bạc không thể kiểm tra được thành phần tham dự hội nghị có bao nhiêu người không hưởng lương.” - Trong thanh toán chi phí tiếp khách, dù đã có quy định mức chi cụ thể cho từng đối tượng nhưng không có quy định số lượng người tiếp và cũng không quy định đơn vị phải cung cấp danh sách khách được tiếp nên Kho bạc không có cơ sở để áp dụng định mức chi trong kiểm soát. .Thứ ba, trong việc kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định “- Trong quá trình KSC thường xuyên tại KBNN Quảng Ngãi còn phát hiện nhiều lỗi không đáng có mà đơn vị mắc phải , còn nhiều đơn vị chi sai chế độ quy định, không theo dõi dự toán được giao dẫn đến chi vượt dự toán. - Hạn chế khi thực hiện cơ chế một cửa. Cán bộ nhận hồ sơ nhưng không giám sát được nguồn tồn của đơn vị gây khó khăn và đôi lúc còn làm chậm chễ chứng từ thanh toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Giữa cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ quản lý đơn vị đôi khi còn chưa phối hợp chặt chẽ ảnh hưởng tới thời gian luân chuyển chứng từ trong nội bộ Kho bạc.” - Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi hiện nay chủ yếu là kiểm soát trên hồ sơ chứng từ của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2