intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng; Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ ÁI VÂN HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: TS. Nguyễn Trọng Hiếu Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập, hoàn thiện công tác quản trị đơn vị SNCL, rất cần thiết phát triển và hoàn thiện kiểm soát nội bộ. Đó là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong một đơn vị các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định KSNB phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thông qua đó, đơn vị có thể thực hiện các mục tiêu: tài sản của đơn vị được đảm bảo an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền, được thực hiện đúng đắn, được ghi nhận và báo cáo trung thực, hợp lý. Hiện nay, thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, quy định cụ thể lộ trình tự chủ tài chính của ĐVSNC trong lĩnh vực y tế. Theo cơ chế tự chủ thì nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần trong khi nguồn thu từ viện phí và BHYT nhanh chóng trở thành nguồn thu chủ yếu cho Bệnh viện. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, KSNB đóng một vai trò quan trọng trong quản lý, kiểm soát những vấn đề nói chung và thu – chi nói riêng của bệnh viện. Tuy nhiên, hoạt động của KSNB chu trình thu viện phí tại các bệnh viện hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả trong đối phó với rủi ro thất thoát nguồn thu viện phí do xác định sai đối tượng viện phí, BHYT xuất toán, bệnh nhân trốn viện… Tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng, bệnh viện đã thực hiện quản lý công tác thu viện phí trên phần mềm quản lý bệnh viện nhưng nhiều bước trong chu trình thu viện phí như xác định
  4. 2 viện phí, thu viện phí và ghi sổ vẫn do con người quyết định nên rủi ro sai sót là không thể tránh khỏi. KSNB được thiết kế và thực hiện đúng sẽ giúp hạn chế các rủi ro phát sinh trong hoạt động tại đơn vị, tạo một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động của bệnh viện trong tương lai. Do đó, hoàn thiện KSNB về chu trình thu viện phí là yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng đối với Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng hiện nay trong việc kiểm tra, theo dõi, quản lý, giám sát thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nguồn thu viện phí tại bệnh viện. Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá KSNB chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện KSNB chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí trong bệnh viện + Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung hoạt động kiểm soát kiểm soát chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng số liệu minh họa trong năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu tài liệu thứ cấp từ nguồn tài liệu công bố rộng rãi và tài liệu nội bộ của Bệnh viện. - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và quan sát trực tiếp các lãnh đạo các bộ phận, các nhân viên thực hiện quy trình thu viện phí
  5. 3 tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích những thông tin có được để đưa ra kết quả nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn giúp làm rõ hơn các vấn đề lý luận về KSNB trong bệnh viện. Lý luận trong luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu bổ sung tham khảo lý luận về KSNB trong chu trình thu viện phí tại các bệnh viện. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Trên cơ phân tích, đánh giá thực trạng KSNB tại bệnh viện, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi, góp phần hoàn thiện KSNB chu trình thu viện phí tại bệnh viện đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bệnh viện khác nói chung. 6. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện. Chương 2: Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Kiểm soát nội bộ là một vấn đề rất quan trọng giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Vấn đề hoàn thiện kiểm soát nội bộ đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh, lĩnh vực tiếp cận khác nhau. Riêng đối với lĩnh vực y tế, mà đặc biệt là trong hệ thống các bệnh viện, vấn đề hoàn thiện KSNB trong chu trình thu viện phí chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ Theo công bố năm 1992, INTOSAI cho rằng “ Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”. 1.1.2. Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng kiểm soát nội bộ trong đơn vị - Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động của đơn vị - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC - Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế - Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả - Lập BCTC kịp thời, hợp lệ 1.1.3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ Mục tiêu chính của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI GOV 9100: Mục tiêu hoạt động; Mục tiêu tuân thủ; Mục tiêu báo cáo tài chính; Mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị, sự dụng hiệu quả mọi nguồn lực 1.1.4. Các yếu tố cấu thành KSNB theo INTOSAI Dựa trên nền tảng báo cáo COSO, hướng dẫn về KSNB của INTOSAI đưa ra các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm 5 yếu tố: a. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp, kỷ cương, đạo đức và cơ cấu cho tổ chức. b. Đánh giá rủi ro
  7. 5 Ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị; phân tích để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu. c. Hoạt động kiểm soát Là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. d. Thông tin và trao đổi thông tin Phục vụ cho quá trình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị và nhấn mạnh vai trò của truyền đạt thông tin; thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát, thực hiện được các mục tiêu của KSNB, có tác dụng là cầu nối, gắn kết các yếu tố của hệ thống KSNB trong toàn bộ tổ chức. e. Giám sát Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN Chu trình thu viện phí gồm ba hoạt động chính: Xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân; Thu viện phí và Báo cáo viện phí. 1.2.1. Xác định viện phí Viện Viện phí Đơn = )x phí bệnh nhân x giá ( % phải phải trả dịch vụ nộp 1.2.2. Thu viện phí Sau khi xác định viện phí nhân viên thu ngân sẽ lập biên lai thu viện phí đối với bệnh nhân ngoại trú, lập phiếu thu tạm ứng đối với bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, làm thủ tục hoàn ứng và lập biên lai thu tiền viện phí đối với bệnh nhân thanh toán ra viện dựa vào bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh thanh toán của bệnh nhân do các khoa phòng chuyển đến.
  8. 6 1.2.3. Báo cáo viện phí, thanh quyết toán với cơ quan BHYT về chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân BHYT Hàng tháng, kế toán BHYT của bệnh viện làm báo cáo để đối chiếu số liệu với phòng giám định BHYT, cụ thể các báo cáo sau: Tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT (Mẫu C79-HD); Thống kê vật tư y tế thanh toán BHYT (Mẫu số 19/BHYT); Thống kê thuốc thanh toán BHYT (Mẫu số 20/BHYT); Tổng hợp dịch vụ kỹ thuật thanh toán BHYT (Mẫu số: 21/BHYT). Sau khi bệnh viện nộp các báo cáo hàng tháng/quý, cơ quan BHXH sẽ tiến hành giám định và lập Biên bản thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quý (Mẫu C82-HD). 1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN 1.3.1. Mục tiêu kiểm soát của chu trình thu viện phí - Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu kiểm soát chính của chu trình thu viện phí là: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. - Báo cáo tin cậy: Ghi nhận và báo cáo về khoản thu viện phí là đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu. - Tuân thủ pháp luật quy chế 1.3.2. Nhận diện rủi ro trong chu trình thu viện phí Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát của chu trình thu viện phí được xác định, các rủi ro chính có thể phát sinh trong hoạt động thu viện phí được các bệnh viện xác định. a. Các rủi ro trong Xác định viện phí Các rủi ro liên đến mục tiêu xác định viện phí, cụ thể rủi ro trong thực hiện mục tiêu xác định đúng, đủ, kịp thời viện phí - Xác định sai mã dịch vụ cận lâm sàng; Thống kê thừa/ thiếu dịch vụ; Xác định sai chi trả BHYT hay số tiền bệnh nhân phải trả;
  9. 7 Khai khống dịch vụ cận lâm sàng do có sự thông đồng (tính tiền của bệnh nhân và không cập nhật vào hệ thống); Áp sai giá thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật; Rủi ro thu chậm trể viện phí do sự chậm trể trong việc tập hợp chứng từ, cập nhật, theo dõi và hoàn thành các thủ tục kết thúc khám, điều trị, hoặc do sự quá tải – dẫn đến Bảng kê viện phí không được lập kịp thời. b. Các rủi ro trong khâu Thu viện phí Các rủi ro liên đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời viện phí: Rủi ro bệnh nhân không đóng đủ viện phí (và có thể bỏ ngang việc khám, điều trị); Bệnh nhân trốn viện; Sử dụng dịch vụ nhưng không đủ khả năng chi trả; Rủi ro nhân viên thu không đúng số viện phí theo Bảng kê viện phí; Rủi ro bệnh nhân chậm trể trong thanh toán các khoản viện phí (nợ tiền viện phí). c. Các rủi ro trong khâu Báo cáo viện phí Các rủi ro liên quan đến mục tiêu bảo đảm sự tin cậy của báo cáo trong chu trình thu viện phí: Rủi ro thông tin về viện phí có sai sót do những bộ phận trực tiếp liên quan trong chu trình không có sự đối chiếu, kiểm tra chéo giữa các bộ phận dẫn đến sai sót, không khớp số liệu trong việc báo cáo. 1.3.3. Hoạt động kiểm soát trong chu trình thu viện phí a. Bất kiêm nhiệm, phân công, phân nhiệm Các chức năng trên tách biệt với nhau sẽ giúp ngăn ngừa các rủi ro gian lận. Trong một bệnh viện, các chức năng bất kiêm nhiệm được tách biệt nhau: Chức năng tiếp nhận bệnh nhân – chức năng khám, chữa bệnh; Chức năng cấp phát thuốc; Chức năng thu ngân; Chức năng kế toán. Trong chức năng khám, chữa bệnh các khoa, bộ phận cận lâm sàng, lâm sàng cũng được tách biệt nhau. b. Xét duyệt và phê chuẩn
  10. 8 Thủ tục xét duyệt và phê chuẩn đối phó với các rủi ro như xác định sai đơn giá áp cho một trường hợp khám, chữa bệnh tại bệnh viện dẫn đến không thu đúng viện phí. c. Kiểm tra, đối chiếu Trong chu trình thu viện phí hoạt động kiểm tra đối chiếu thể hiện ở các nội dung như việc kiểm tra đối chiếu thông tin trên thẻ BHYT của người bệnh với thông tin trên cổng thông tin BHYT để xác thực thông tin đối tượng được hưởng BHYT… d. Giám sát Giám sát là việc nhà quản lý hoặc người có chức năng giám sát thực hiện giám sát các nhân viên trong việc thực thi công việc nói chung và việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nói riếng. e. Soát xét, rà soát Thủ tục soát xét, rà soát có thể thực hiện bởi trưởng các khoa, phòng trong bệnh viện trên cơ sở các báo cáo tổng hợp các số liệu hoạt động trong tháng như báo cáo tổng hợp thu viện phí, báo cáo tổng hợp theo đối tượng, nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường có thể phát sinh liên quan đến các rủi ro. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát về KSNB, vai trò, sự cần thiết, mục tiêu và các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ. Tiếp theo, tác giả giới thiệu về hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện qua đó giới thiệu tổ chức hệ thống thông tin kế toán bệnh viện theo chu trình, sau đó đi sâu vào giới thiệu chu trình thu viện phí tại bệnh viện. Nội dung chính của chương này trình bày KSNB chu trình thu viện phí trong đó trình bày mục tiêu của chu trình, nhận diện rủi ro của chu trình thu viện phí qua ba khâu: xác định viện phí, thu viện phí và báo cáo viện phí. Nội dung cuối của chương này trình
  11. 9 bày hoạt động kiểm soát chu trình thu viện phí. Những lý luận trong chương này là cơ sở nền tảng cho việc tìm hiểu đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Đà Nẵng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNHTHU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 05/02/1997 của UBND lâm thời thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Đơn vị là bệnh viện chuyên khoa hạng II, quy mô 200 giường bệnh có 16 khoa phòng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình tập trung. Với mô hình bộ máy kế toán tập trung, các nhân viên kế toán bệnh viện được tổ chức thành các bộ phận kế toán phần hành. 2.1.4. Hệ thống thông tin tại Bệnh viện a. Hệ thống thông tin quản lý tổng thể Bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital 2.0. b. Hệ thống thông tin kế toán Bệnh viện sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp
  12. 10 DAS 10.0 để nhập chứng từ, lên sổ sách kế toán và lập BCTC. 2.2 KSNB CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Mục tiêu kiểm soát của chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Đối với chức năng Xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân: Mục tiêu kiểm soát chính của bước này là xác định đúng, đầy đủ và kịp thời số viện phí cần thu. Đối với chức năng Thu viện phí: Mục tiêu kiểm soát của bước này là thu đúng và kịp thời viện phí từ bệnh nhân. Đối với chức năng Báo cáo viện phí: Mục tiêu kiểm soát của bước này là bảo đảm số liệu báo cáo được chính xác, đầy đủ và kịp thời. 2.2.2. Kiểm soát khâu xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân a. Đối với bệnh nhân khám bệnh ngoại trú Quy trình thủ tục Quy trình viện phí ngoại trú Tiếp nhận/ Hệ thống/ Thu ngân Viện phí/ BHYT Cận lâm sàng/ Dược Khám bệnh Bắt đầu Quy trình tiếp chênh lệch Không nhận/ khám chi phí BHYT? bệnh ngoại trú Có Có Lập phiếu ghi nhận Miễn giảm ? miễn giảm (1) Không Thực hiện cận Thu tiền viện phí lâm sàng Quy trình chênh lệch khám bệnh cấp không chi phí BHYT? toa thuốc Có Có Lập phiếu ghi nhận Miễn giảm ? miễn giảm (2) Thu tiền viện phí , truy Quy trình phát Không thu phần vượt ngưỡng thuốc BHYT BHYT ngoại trú Xác nhận BHYT Mẫu BV01 Kết thúc Sơ đồ nghiệp vụ viện phí ngoại trú
  13. 11 Nhận diện rủi ro Rủi ro 1 – Nhân viên bộ phận cận lâm sàng thực hiện dịch vụ cận lâm sàng ngoài chỉ định, không thu hoặc thu tiền bỏ túi riêng. Rủi ro 2 – Dịch vụ cận lâm sàng được chỉ định nhưng không được thực hiện đầy đủ. Rủi ro 3 – Giá dịch vụ cận lâm sàng được xác định sai. Rủi ro 4 – Bệnh nhân không đủ điều kiện thanh toán BHYT nhưng vẫn được phân loại là đối tượng được thanh toán BHYT. Rủi ro 5 - Tỷ lệ hưởng thanh toán BHYT của bệnh nhân được xác định sai. Rủi ro 6 – Bác sĩ đóng dấu “Không thu tiền” trên bảng kê của bệnh nhân có phát sinh chi phí KBCB. Rủi ro 7 – Việc thực hiện khám, chữa bệnh đối với bệnh nhân thuộc BHYT không tuân thủ với quy định của BHYT Hoạt động kiểm soát Đối phó với Rủi ro 1 – Bệnh viện tuyên truyền, vận động bệnh nhân chỉ thanh toán chi phí điều trị cho bộ phận thu ngân hoặc chuyển khoản qua tài khoản của bệnh viện tại ngân hàng. Tổ chức quán triệt tại các buổi họp bệnh viện, các buổi tập huấn về quy tắc ứng xử cho nhân viên biết và hướng dẫn bệnh nhân thanh toán đúng nơi quy định. Trường hợp nhân viên bị phản ảnh thu ngoài các khoản chi phí điều trị của bệnh nhân sẽ bị đưa ra Hồi đồng kỷ luật để đánh giá mức độ vi phạm để có hình thức kỷ luật tương xứng. Đối phó với Rủi ro 2 – Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân dựa vào kết quả cận lâm sàng nên bác sĩ sẽ đăng nhập vào phần mềm để đọc kết quả cận lâm sàng trước khi chẩn đoán tình hình của bệnh nhân. Nếu cận lâm sàng chưa được thực hiện thì bác sĩ sẽ yêu
  14. 12 Đối phó với Rủi ro 3 – Xác định dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán BHYT sẽ chỉ được kê khai giá viện phí và mặc định lấy giá này khi bác sĩ chỉ định, giá BHYT sẽ không hiển thị. Bệnh nhân thanh toán BHYT được mặc định hiển thị loại giá BHYT đối với dịch vụ thanh toán BHYT, còn bệnh nhân không thuộc đối tượng thanh toán BHYT sẽ mặc định hiển thị loại giá viện phí. Đối phó Rủi ro 4 – Các thủ tục nhằm đối phó với rủi ro được Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng áp dụng - Bộ phận tiếp nhận: Đối chiếu thông tin bệnh nhân trên các giấy tờ tùy thân liên quan KCB. - Bác sĩ phòng khám: Kiểm tra đúng bệnh nhân trên hồ sơ trước khi khám bệnh. - Khoa Cận lâm sàng: Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân và kiểm tra giấy chuyển viện/ giấy hẹn tái khám trước khi thực hiện dịch vụ cận lâm sàng. - Phòng thu ngân: Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân và Kiểm tra có giấy chuyển viện/ giấy hẹn tái khám trước khi thu viện phí. Mặc dù các bộ phận đã thực hiện các biện pháp đối phó với rủi ro như trên, một số bệnh nhân không đủ điều kiện thanh toán BHYT vẫn được phân loại là đối tượng được thanh toán BHYT vẫn xảy ra tại bệnh viện trong thời gian qua. Điều này phản ánh những hạn chế nhất định của các biện pháp kiểm soát rủi ro này. Đối phó Rủi ro 5 - Phòng thu viện phí khi tiếp nhận bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sẽ thực hiện đối chiếu với số liệu trên phần mềm. Nếu có sự sai sót thì yêu cầu khoa khám bệnh kiểm tra, sửa chữa sai sót trước khi làm thanh toán cho bệnh nhân. Mặc dù đã có sự kiểm tra của nhân viên phòng thu viện phí, việc xác định sai tỷ lệ hưởng BHYT của bệnh nhân đôi khi vẫn không phát hiện được.
  15. 13 Đối phó Rủi ro 6 – Nhân viên cấp phát thuốc tại khoa dược phối hợp kiểm tra việc thanh toán viện phí của bệnh nhân trước khi cấp thuốc cho bệnh nhân. Bệnh viện chưa có quy định phạt tiền trong trường hợp để xảy ra tình trạng chưa thu tiền nhưng vẫn cho bệnh nhân nhận thuốc. Đối phó với Rủi ro 7 – Hiện nay bệnh viện mới chỉ hậu kiểm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và nhắc nhở nhân viên thực hiện theo đúng quy định về thanh toán BHYT, trường hợp quá khác biệt phải ghi nhận trên hồ sơ bệnh án để giải trình khi Cơ quan bảo hiểm giám định. b. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú Quy trình thủ tục Sơ đồ nghiệp vụ viện phí nội trú Nhận diện rủi ro Rủi ro 8 - Xác định mức tạm ứng kế tiếp không phù hợp do khoa điều trị không cập nhật kịp thời các chi phí điều trị phát sinh dẫn đến chi phí thực tế có thể vượt mức tạm ứng bệnh nhân đã nộp (tạm ứng thiếu)
  16. 14 Rủi ro 9 – Nhân viên khoa điều trị yêu cầu bệnh nhân tạm ứng cho những khoản chi phí không thực sự phát sinh, không được ghi nhận vào hệ thống. Rủi ro 10 – Nhân viên khoa điều trị yêu cầu bệnh nhân tạm ứng cho những chỉ định điều trị không được thực hiện nhưng có ghi nhận vào hệ thống (Rủi ro này tương tự như Rủi ro 2 – Dịch vụ cận lâm sàng được chỉ định nhưng không được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên, trong quá trình điều trị với tần suất các chỉ định điều trị lớn hơn). Hoạt động kiểm soát Đối phó Rủi ro 8 – Nhằm cảnh báo tình trạng chi phí bệnh nhân đã vượt mức đã tạm ứng thì bệnh viện đã cài đặt cảnh báo trên phần mềm, tuy nhiên nhân viên đã không chú ý trong quá trình thao tác hoặc nhiều khi liên lạc với người nhà bệnh nhân không được nên không thể yêu cầu bệnh nhân tiếp tục nộp tạm ứng. Đối phó Rủi ro 9 –Bệnh viện thực hiện tuyên truyền, vận động bệnh nhân chỉ thanh toán chi phí điều trị cho bộ phận thu ngân hoặc chuyển khoản qua tài khoản của bệnh viện tại ngân hàng. Đối với nhân viên thì bệnh viện tổ chức quan triệt tại các buổi họp bệnh viện, các buổi tập huấn về quy tắc ứng xử cho nhân viên biết và hướng dẫn bệnh nhân thanh toán đúng nơi quy định. 2.2.3. Kiểm soát chức năng thu viện phí Quy trình thủ tục - Thanh toán tiền dịch vụ và tạm ứng điều trị - Quyết toán khi kết thúc khám, chữa bệnh, điều trị Nhận diện rủi ro Rủi ro 11 – Bệnh nhân không nộp tiền công khám hoặc tiền dịch vụ cận lâm sàng, hoặc bệnh nhân không thanh toán chi phí điều trị nội trú.
  17. 15 Rủi ro 12 – Viện phí bị chiếm đoạt và che dấu bằng cách ghi nhận các trường hợp bệnh nhân trốn viện hoặc bệnh nhân không có khả năng chi trả viện phí. Rủi ro 13 – Bệnh nhân được xét miễn giảm viện phí không đúng thực tế. Rủi ro 14 – Thu viện phí chậm trể do hồ sơ thanh toán ra viện của bệnh nhân được đưa lên quầy thu viện phí chậm trễ Hoạt động kiểm soát Đối phó Rủi ro 11 - Bác sĩ sẽ đối chiếu biên lai với tình trạng thanh toán trên phần mềm trước khi thực hiện thăm khám. Bác sĩ phải kiểm tra đúng đối tượng trước khi thực hiện thăm khám. Nếu là đối tượng viện phí nhưng chưa có biên lai thu tiền công khám phải ra phòng thu viện phí nộp công khám. Tương tự như trường hợp tiền công khám, tiền dịch vụ cận lâm sàng cũng phải được thanh toán trước khi thực hiện dịch vụ. Trạng thái hiển thị trên phần mềm cũng là đã thanh toán. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, khi làm hồ sơ nhập viện cho bệnh nhân trực tiếp trên phần mềm và nhân viên khoa điều trị yêu cầu bệnh nhân nộp tạm ứng chi phí khám, chữa bệnh dựa vào đối tượng bệnh nhân, dựa vào mã thẻ BHYT… và tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể điều trị dài ngày hay ngắn ngày. Trong quá trình điều trị nội trú, chi phí phát sinh trong quá trình điều trị sẽ được cập nhật vào hệ thống hàng ngày, phần mềm tự động lên bảng kê chi phí đến hiện tại bệnh nhân sử dụng, nếu vượt số tiền đã tạm ứng thì khoa sẽ đề nghị bệnh nhân nộp bổ sung. Đối với bệnh nhân khám bệnh ngoại trú có thẻ BHYT (Có thẻ BHYT và đảm bảo điều kiện thanh toán BHYT tại bệnh viện), khi cấp phát thuốc BHYT thì kho cấp thuốc tại bệnh viện kiểm tra các
  18. 16 nội dung sau: Có dấu đã thu tiền/ không thu tiền; Kiểm tra tổng chi phí điều trị có phát sinh phần thanh toán của bệnh nhân hay không, nếu có thì phòng thu viện phí phải ký xác nhận trên bảng kê chi phí KBCB kèm biên lai thanh toán. Đối phó Rủi ro 12 – Hiện nay bệnh viện chỉ ghi nhận theo tình hình phát sinh tại đơn vị, chưa có các biện pháp thiết kế để kiểm soát tình hình trên. Đối phó Rủi ro 13 –Việc xét miễn giảm viện phí – người bệnh trực tiếp trình đơn cho lãnh đạo đơn vị, vai trò của cán bộ đại diện cho khoa khám, chữa bệnh là rất quan trọng trong việc xác minh hoàn cảnh của bệnh nhân. Đối phó Rủi ro 14 –Sẽ có người xem báo cáo bệnh nhân xuất viện hằng ngày, trường hợp chưa đưa báo cáo lên thanh toán viện phí sẽ yêu cầu khoa đưa lên thanh toán. Chưa có chế tài xử lý trường hợp đưa hồ sơ thanh toán lên viện phí chậm trễ. 2.2.4. Kiểm soát chức năng báo cáo viện phí Quy trình thủ tục Cuối mỗi ngày, nhân viên thu ngân sẽ in báo cáo thu ngân của mình và đưa số tiền đã thực thu trong ngày nộp cho thủ quỹ để ký xác nhận trên báo cáo. Tất cả các báo cáo thu ngân sẽ được nộp về cho 1 kế toán lập báo cáo tổng hợp thu ngân hằng ngày, có thủ quỹ ký xác nhận. Báo cáo tổng hợp này sẽ được nộp cho kế toán tiền mặt hạch toán vào phần mềm kế toán theo từng nhóm đối tượng. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát Rủi ro 15 – Số liệu trong các báo cáo thu viện phí không phản ánh đúng thực tế tình hình thu viện phí. Rủi ro 16 – Các báo cáo thu viện phí được lập không kịp thời. Hoạt động kiểm soát
  19. 17 Như đã chỉ ra ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là do các rủi ro ở các khâu xác định viện phí và thu viện phí phát sinh. Do vậy, các biện pháp đối phó với rủi ro Rủi ro 15 – Số liệu trong các báo cáo thu viện phí không phản ánh đúng thực tế tình hình thu viện phí và Rủi ro 16 – Các báo cáo thu viện phí được lập không kịp thời cũng chính là các biện pháp đối phó với các rủi ro liên quan. 2.3. ĐÁNH GIÁ KSNB TRONG CHU TRÌNH THU VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN Ưu điểm: Một là, kiểm soát trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện có sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận, các chức năng rất rõ ràng. Hai là, sự ứng dụng CNTT đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý và kiểm soát hoạt động khám, chữa bệnh tại và thu viện phí tại bệnh viện. Hạn chế: Một là, một bộ phận nhân viên còn có ý thức tư lợi riêng, nể nang. Hai là, một bộ phận nhân viên chưa làm hết trách nhiệm. Trong quá trình thực hành khám, chữa bệnh tại bệnh viện, các nhân viên y tế đôi khi vì tính hiệu quả điều trị mà có các chỉ định nằm ngoài quy định của BHYT. Bệnh nhân bỏ ngang việc điều trị và không thanh toán đủ viện phí cho bệnh viện. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày đặc điểm hoạt động, môi trường kiểm soát và hệ thống thông tin tại Bệnh viện. Với mục tiêu kiểm soát của chu trình thu viện phí là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và hạch toán báo cáo số thu viện phí theo đúng quy định để ghi sổ kế toán và báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời số thu viện phí tại Bệnh viện, tác giả đã đi sâu vào thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình thu viện phí tại bệnh viện với ba chức năng: xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân; thu viện phí và báo cáo viện phí. Việc trình bày kiểm soát chu trình thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2