i<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.<br />
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển<br />
sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng<br />
đồng thời gây không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Với chủ trương<br />
đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tất yếu hệ công cụ quản lý kinh tế,<br />
trong đó có kế toán cũng phải đổi mới, mở cửa và hội nhập với quốc tế.<br />
Kế toán Việt Nam hiện nay đã bắt nhịp được với những đòi hỏi cơ bản của yêu<br />
cầu quản lý kinh tế, từng bước hội nhập với kế toán quốc tế. Xu hướng hội nhập kinh tế<br />
quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh, với nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh<br />
tế nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh<br />
nghiệp kinh doanh các sản phẩm phục vụ nền kinh tế nông nghiệp ngày càng khốc liệt.<br />
Trong điều kiện đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh Vật tư nông nghiệp trên cả<br />
nước nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh<br />
Nghệ An nói riêng thì thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh đóng một vai<br />
trò hết sức quan trọng trong việc ra các quyết định kinh doanh của bản thân các doanh<br />
nghiệp cũng như các đối tượng có lợi ích liên quan bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên,<br />
bản thân các doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng đắn vai trò của các thông tin kế toán<br />
này cũng như quan điểm hết sức đơn giản về hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp,<br />
nên việc tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh<br />
trong các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa thực sự<br />
đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài:<br />
“Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh<br />
trong các Doanh nghiệp kinh doanh Vật tư Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ<br />
An” là một đề tài có ý nghĩa khoa học cả về thực tế và lý luận.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.<br />
- Khái quát các vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí<br />
và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại.<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh<br />
doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và<br />
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn<br />
tỉnh Nghệ An.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức<br />
<br />
ii<br />
hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh hàng hoá thông<br />
thường trong các doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài.<br />
- Phạm vi khảo sát: Luận văn chọn điểm hai mô hình doanh nghiệp để khảo<br />
sát: Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động kinh doanh theo loại doanh<br />
nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo hình thức công ty TNHH.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp<br />
những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu các vấn đề lý luận đồng thời<br />
vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, kiểm định để phân<br />
tích thực tiễn tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong một số<br />
doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.<br />
- Hệ thống hóa lý luận về tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả<br />
kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.<br />
- Luận văn phân tích đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và<br />
kết quả kinh doanh tại một số doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn<br />
tỉnh Nghệ An.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn nêu ra những phương hướng<br />
và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh<br />
trong các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
- Luận văn đưa ra những điều kiện cần thực hiện trên tầm vi mô và tầm vĩ mô<br />
để thực hiện các kiến nghị hoàn thiện tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả<br />
kinh doanh.<br />
6. Nội dung của đề tài.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của đề tài bao gồm có 3 chương chính:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán doanh<br />
thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh<br />
nghiệp kinh doanh thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán doanh thu, chi phí, kết quả<br />
hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh vật tư<br />
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết<br />
quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh<br />
vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
iii<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ<br />
TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Quản lý doanh thu, chi phí, kết quả và vai trò của tổ chức hạch toán kế<br />
toán doanh thu, chi phí và kết quả trong doanh nghiệp thương mại.<br />
1.1.1 Đặc điểm kinh doanh thương mại, doanh thu, chi phí và kết quả kinh<br />
doanh thương mại.<br />
- Đối tượng của hoạt động kinh doanh thương mại là hàng hóa, đó là những<br />
sản phẩm lao động được các DN TM mua về để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản<br />
xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.<br />
- Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh thương mại là người tiêu dùng, bao<br />
gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chức xã hội.<br />
- Kết thúc một quá trình kinh doanh TM thì Vốn của DN được chuyển hóa từ<br />
hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa và từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ.<br />
- Quá trình lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm hai<br />
giai đoạn, đó là giai đoạn mua hàng và giai đoạn tiêu thụ hàng hóa.<br />
1.1.2 Thông tin doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh thương mại.<br />
Hệ thống thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán doanh thu, chi<br />
phí và kết quả được phân thành hai loại: Hệ thống thông tin kế toán tài chính cung cấp<br />
cho các đối tượng bên ngoài DN để họ có thể phân tích, đánh giá quá trình, khả năng<br />
tiêu thụ hàng hoá, kết quả hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ và trách nhiệm của DN đối<br />
với các cơ quan chức năng Nhà nước. Hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp cho<br />
các đối tượng bên trong DN như hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, phụ trách các bộ<br />
phận,…những thông tin hạch toán kế toán một cách linh hoạt, kịp thời, đa dạng, chi tiết<br />
để ra các quyết định quản lý, điều hành quá trình SXKD của DN đạt được hiệu quả cao.<br />
1.1.3 Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt<br />
động kinh doanh.<br />
- Cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin chính xác về các hoạt động<br />
kinh doanh của DN mình để từ đó đánh giá, định ra các kế hoạch, dự án và kiểm tra<br />
việc thực hiện các kế hoạch, các dự án đặt ra.<br />
- Đưa ra được các thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh một<br />
cách chính xác, rõ ràng, cụ thể giúp cho các đối tượng có lợi ích trực tiếp nắm bắt được<br />
kết quả và hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh của DN, từ đó có các quyết định nên<br />
đầu tư hay không và cũng biết được DN đã sử dụng số vốn đầu tư đó như thế nào.<br />
<br />
iv<br />
- Thông qua hoạt động tổ chức hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết<br />
quả kinh doanh Nhà nước nắm được tình hình chi phí, lợi nhuận của các DN, từ đó<br />
đề ra các chính sách về đầu tư, thuế vụ thích hợp cũng như hoạch định chính sách,<br />
soạn thảo luật lệ phù hợp với thực tiễn.<br />
Như vậy, tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các<br />
DN đóng một vai trò quan trọng, trọng tâm trong công tác tổ chức HTKT của DN.<br />
1.2 Tổ chức hạch toán kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp thương mại<br />
1.2.1 Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu.<br />
* Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng:<br />
Thứ nhất, doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được<br />
ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.<br />
Thứ hai, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.<br />
Thứ ba, doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa<br />
DN với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản.<br />
Thứ tư, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì<br />
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu<br />
được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi<br />
suất hiện hành.<br />
Thứ năm, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch<br />
vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch<br />
tạo ra doanh thu.<br />
Thứ sáu, đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng<br />
giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần<br />
hoa hồng bán hàng mà DN được hưởng.<br />
* Điều kiện ghi nhận doanh thu:<br />
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời phải thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:<br />
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản<br />
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;<br />
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa<br />
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;<br />
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;<br />
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;<br />
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.<br />
1.2.2 Nội dung tổ chức hạch toán doanh thu bán hàng trên góc độ kế toán tài chính.<br />
1.2.2.1 Tổ chức chứng từ.<br />
Chứng từ để hạch toán doanh thu bán hàng thường bao gồm:<br />
- Hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với các khách hàng;<br />
<br />
v<br />
- Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01 – GTKT – 3LL);<br />
- Hoá đơn bán hàng (Mẫu 02- GTGT);<br />
- Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ;<br />
- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Ngân hàng,…<br />
Các mẫu chứng từ cần được lập theo đúng qui định của Nhà nước. Trên các hoá<br />
đơn GTGT cần ghi rõ loại dịch vụ cung cấp hoặc hàng hoá tiêu thụ, giá bán chưa có thuế<br />
GTGT, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, là cơ sở để kế toán ghi nhận doanh<br />
thu theo đúng giá trị và đúng loại hoạt động kinh doanh.<br />
1.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản<br />
Hiện nay hệ thống tài khoản kế toán doanh thu sử dụng cho các DN TM<br />
được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài<br />
chính. Hệ thống tài khoản doanh thu bao gồm các tài khoản cấp I, cấp II trong bảng<br />
cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.<br />
Tổ chức tài khoản kế toán doanh thu sử dụng 6 TK loại 5, 1 TK loại 7. Nhưng trong<br />
tổ chức hệ thống tài khoản kế toán doanh thu bán hàng thường sử dụng 5TK loại 5 như sau:<br />
Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"<br />
Tài khoản 512 - "Doanh thu bán hàng nội bộ"<br />
Tài khoản 521 - "Chiết khấu thương mại"<br />
Tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại”<br />
Tài khoản 532 - "Giảm giá hàng bán"<br />
1.2.2.3 Tổ chức sổ kế toán<br />
Hệ thống sổ kế toán bao gồm những qui định chung về phạm vi áp dụng, các<br />
loại sổ, bao gồm sổ KT tổng hợp và sổ KT chi tiết.<br />
Ngoài các hình thức kế toán cơ bản như: Nhật ký sổ cái; chứng từ ghi sổ; nhật ký<br />
chứng từ; hình thức nhật ký chung, QĐ 15 bổ sung thêm hình thức kế toán (KT) máy vi tính<br />
tạo điều kiện để các DN thiết kế các phần mềm KT, thực hiện cơ giới hóa công tác KT.<br />
1.2.2.4 Tổ chức báo cáo kế toán<br />
Tổ chức kế toán doanh thu phải tổng hợp tài liệu và công khai thông tin KT trên báo<br />
cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số các chỉ tiêu liên quan trong bảng cân đối kế toán,<br />
thuyết minh BCTC theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.<br />
Sử dụng mẫu báo cáo tài chính trong phần Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02DN, phần I – Lãi, Lỗ) để phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu. Trên bản Báo cáo kết quả<br />
kinh doanh thể hiện chỉ tiêu “Doanh thu thuần” của từng loại hoạt động, trình bày riêng<br />
phần doanh thu bán hàng với các loại doanh thu khác, các khoản giảm trừ doanh thu như:<br />
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.<br />
<br />