i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Kế toán Hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế<br />
toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có<br />
hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước, quỹ, tài sản<br />
công ở các đơn vị, tổ chức có sử dụng và không sử dụng ngân sách Nhà nước.<br />
Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, tổ chức kế toán cần phải<br />
được hoàn thiện, đảm bảo các khoản thu, chi của đơn vị phản ánh kịp thời,<br />
trung thực. Thông qua thông tin do kế toán cung cấp, các đơn vị chủ quản, đối<br />
tác và đơn vị thụ hưởng nắm được tình hình tài chính của đơn vị. Từ đó đưa<br />
ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp và tăng<br />
khả năng tạo vốn cho đơn vị.<br />
Đối với các đơn vị sự nghiệp báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
rất quan tâm đến việc tổ chức kế toán thế nào cho gọn nhẹ và hiệu quả. Tổ<br />
chức kế toán tốt giúp cho các nhà quản lý có những đánh giá tổng quan về<br />
tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách được giao, việc<br />
chấp hành chế độ tài chính kế toán và công tác quản lý tài chính của từng đơn<br />
vị. Tuy nhiên, tổ chức kế toán tại các đơn vị này còn có những tồn tại chưa<br />
đáp ứng hết các yêu cầu, đòi hỏi về công tác kế toán. Để có cách nhìn toàn<br />
diện, tổng thể về tổ chức kế toán tại các đơn vị này, tác giả đã lựa chọn đề tài<br />
"Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp báo chí thuộc Bộ<br />
Khoa học và công nghệ".<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tổ chức kế toán tại các đơn vị Hành<br />
chính sự nghiệp; nêu và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị sự<br />
nghiệp báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ từ đó đi vào phân tích sự<br />
cần thiết khách quan cần phải hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự<br />
<br />
ii<br />
<br />
nghiệp báo chí thuộc Bộ KH&CN và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị này.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu chế độ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp<br />
có thu, việc vận dụng chế độ kế toán này vào tổ chức kế toán trong các đơn vị<br />
sự nghiệp báo chí thuộc Bộ KH&CN.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Khảo sát thực tế tổ chức kế toán tại một số đơn vị sự nghiệp báo chí<br />
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.<br />
Trên cơ sở đó khái quát hóa và hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn<br />
vị sự nghiệp báo chí thuộc Bộ KH&CN.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp<br />
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu ...<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong các đơn vị Hành chính<br />
sự nghiệp có thu.<br />
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp báo<br />
chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.<br />
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong<br />
các đơn vị sự nghiệp báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC<br />
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ THU<br />
Phần này luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ<br />
bản về tổ chức kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như đặc<br />
điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ánh hưởng đến tổ<br />
chức kế toán, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán và nội dung tổ chức công<br />
tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.<br />
1.1 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ánh<br />
hưởng đến tổ chức kế toán<br />
Đặc trưng cơ bản của các đơn vị Hành chính sự nghiệp có thu là được<br />
trang trải một phần các khoản chi phí hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị<br />
được giao bằng nguồn ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc<br />
không bồi hoàn trực tiếp và một phần thu từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp<br />
được giữ lại để chi hoạt động thường xuyên cho đơn vị.<br />
Bộ máy kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu có vai trò<br />
quan trọng và hết sức cần thiết. Để bộ máy kế toán của đơn vị hoạt động có<br />
hiệu quả, các thông tin kế toán được cung cấp kịp thời thì cần phải tổ chức kế<br />
toán tốt. Tổ chức hạch toán kế toán khoa học, hợp lý sẽ tạo ra hệ thống kế<br />
toán hoạt động hiệu quả tiết kiệm, với bộ máy kế toán gọn nhẹ, phát huy hết<br />
được tiềm năng của các yếu tố của hệ thống kế toán, tránh được sự chồng<br />
chéo trong công việc, giảm bớt được các khâu trung gian tạo điều kiện cho hệ<br />
thống kế toán cung cấp thông tin tin cậy, hữu ích, kịp thời.<br />
1.2 Khái niệm, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức kế toán trong các đơn vị<br />
hành chính sự nghiệp có thu<br />
Khái niệm tổ chức kế toán: Tổ chức kế toán là đề cập đến tổ chức bộ<br />
máy kế toán và các phương pháp kế toán theo từng phần hành kế toán cụ thể<br />
<br />
iv<br />
<br />
trong một đơn vị, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, phương pháp<br />
của chế độ kế toán nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính ở đơn<br />
vị một cách trung thực, đầy đủ, kịp thời.<br />
Yêu cầu: tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu<br />
quả; phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ mọi thông tin kế toán và hoạt<br />
động kinh tế phát sinh trong đơn vị; tổ chức kế toán phải tuân thủ các nguyên<br />
tắc tài chính;<br />
Nhiệm vụ: thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn<br />
kinh phí được cấp, tài trợ và tình hình sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị;<br />
thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình<br />
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà<br />
nước; theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự<br />
toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn<br />
vị cấp dưới; nộp và lập đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản<br />
lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định.<br />
1.3. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp<br />
có thu<br />
Tạo điều kiện để hạch toán kế toán thực hiện tốt các yêu cầu cung cấp<br />
thông tin tin cậy, kịp thời cho các cấp quản lý, tổ chức kế toán phải được<br />
thực hiện theo các nguyên tắc sau:<br />
Thứ nhất, tổ chức kế toán phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế<br />
độ tài chính kế toán hiện hành.<br />
Thứ hai, tổ chức kế toán phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và<br />
quản lý đồng thời đảm bảo kế toán phục vụ cho quản lý.<br />
Thứ ba, tổ chức kế toán phải đảm bảo tính nhất quán.<br />
Thứ tư, TCKT phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của đơn vị.<br />
Thứ năm, TCKT phải đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả<br />
<br />
v<br />
<br />
1.4. Nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp có thu<br />
Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu<br />
theo 3 mô hình: mô hình hạch toán tập trung; mô hình phân tán; mô hình vừa<br />
tập trung vừa phân tán.<br />
Tổ chức công tác kế toán gồm Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán; Tổ<br />
chức hệ thống tài khoản kế toán; Tổ chức hệ thống sổ kế toán; Tổ chức hệ<br />
thống báo cáo kế toán.<br />
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp<br />
thời, chính xác là một khâu rất quan trọng trong công tác hạch toán ban đầu.<br />
Chứng từ kế toán là phương tiện để truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị công tác của<br />
lãnh đạo như: phiếu xuất kho, phiếu chi tiền, tạm ứng.. Đồng thời là căn cứ để<br />
thực hiện các hoạt động kinh tế ở đơn vị, chứng minh chứng các nghiệp vụ<br />
kinh tế đã được thực hiện. Chứng từ kế toán dùng để làm căn cứ ghi sổ kế<br />
toán phải bảo đảm hợp lý và hợp lệ.<br />
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng của<br />
đơn vị quy định, thông thường bao gồm các bước sau: Lập chứng từ kế toán<br />
và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ; Kiểm tra chứng từ kế toán;<br />
Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán; Bảo quản chứng từ kế toán.<br />
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp<br />
dụng cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định thống<br />
nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, kí hiệu, tên gọi và nội dung ghi<br />
chép của từng tài khoản.<br />
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: các đơn vị Hành chính sự nghiệp đều phải<br />
mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy<br />
định của Luật kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của<br />
Chính phủ. Các hình thức kế toán áp dụng cho các đơn vị Hành chính sự<br />
nghiệp có thu gồm: Hình thức kế toán Nhật ký chung ;Hình thức kế toán Nhật<br />
<br />