intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ" nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN THỊ MINH HỒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG - ĐIỆN LỰC CẨM LỆ TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một đơn vị bất kỳ để đạt được mục tiêu, chiến lược đặt ra luôn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ yếu kém từ môi trường hoạt động, quy trình kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông. Một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém sẽ góp phần vào thua lỗ, thất bại và tổn hại đến danh tiếng của đơn vị. Do vậy, việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp đạt được mục tiêu và đóng vai trò chủ chốt trong quản trị rủi ro của đơn vị. Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng – Điện lực Cẩm Lệ là doanh nghiệp Nhà nước với lĩnh vực kinh doanh điện năng, tổ chức sản xuất và cung ứng điện cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn dân cư rộng lớn số lượng khách hàng lớn lên đến 61.311 hộ tương ứng doanh thu lên đến 120,318 tỷ đồng/1 tháng. Tuy thực trạng công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ hoàn thiện tích cực từng ngày nhưng vẫn không tránh khỏi tồn tại nhiều mặt hạn chế. Chỉ tiêu doanh thu và nợ phải thu chiếm tỷ lệ lớn trong chỉ tiêu thi đua của toàn điện lực trong Công ty. Từ những nội dung yêu cầu cần thiết trên, tôi chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Điện lực Cẩm Lệ và chủ yếu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh điện năng năm 2023. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu: nghiên cứu tài liệu, quy trình, quy định, các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, tiến hành quan sát, trao đổi trực tiếp. Xử lý dữ liệu: đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích dữ liệu qua các năm từ các báo cáo của đơn vị, các kết luận từ những đoàn kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, quy trình kinh doanh để xử lý dữ liệu thu thập được tại Điện lực Cẩm Lệ. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng – Điện lực Cẩm Lệ. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng – Điện lực Cẩm Lệ.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ Theo Tổ chức kiểm tra COSO (2013): “KSNB là một quá trình do nhà quản lý, do Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối. Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây: - Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính; - Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và pháp luật; - Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. 1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ Mục tiêu của KSNB là giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, đúng chế độ pháp lý, hiệu quả hoạt động và khả năng quản lý tại mỗi đơn vị. Từ đó, giúp nhà quản lý kiểm soát được rủi ro và đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh. Cụ thể, có 03 mục tiêu của KSNB theo COSO: mục tiêu kết quả hoạt động, mục tiêu thông tin, mục tiêu tuân thủ. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ Theo quan điểm của COSO thì KSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Và giám sát kiểm soát. Do vậy, tất các hoạt động phải luôn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất cho những thành viên quan tâm trong và ngoài đơn vị.
  6. 4 1.1.4. Vai trò của kiểm soát nội bộ trong quản lý Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ mang lại cho đơn vị nhiều ích lợi như: hạn chế rủi ro gian lận hoặc trộm c p đối với đơn vị do các đối thủ cạnh tranh hoặc nhân viên của đơn vị gây ra, đảm bảo tính tin cậy của số liệu kế toán và báo cáo tài chính, hạn chế sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy định, quy trình kinh doanh của công ty. 1.2. KHÁI QUÁT CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Đặc điểm khái quát của chu trình bán hàng và thu tiền Bán hàng thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng – tiền giữa khách thể kiểm toán với khách hàng. Quá trình bán hàng thu tiền gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, b t đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) và kết thúc việc thu tiền hoặc khách hàng cam kết chấp nhận thanh toán. Bán hàng có nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp bán lẻ, bán buôn, bán hàng qua đại lý, gửi hàng chờ chấp nhận…), thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau (thu tiền ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bán chịu, trả góp..,). 1.2.2. gu n t c ghi nh n và đo ng doanh thu bán hàng 1.2.3. Các chức năng chính của chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận doanh thu - Xử lý đơn đặt hàng của người mua. - Kiểm tra tín dụng và xét duyệt bán chịu. - Chuyển giao hàng hóa. - Lập hóa đơn bán hàng, đồng thời ghi sổ nghiệp vụ.
  7. 5 - Xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ thu tiền. - Xử lý các khoản giảm trừ doanh thu. - Thẩm định và xóa số khoản phải thu không thu được. - Lập dự phòng phải thu khó đòi. 1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu trong doanh nghiệp Mục tiêu tổng thể: là phải bảo đảm các nghiệp vụ bán hàng hóa cho người mua là có thật, tránh được tình trạng khách hàng ảo. - Về mục tiêu hoạt động: + Doanh thu phải đảm bảo đúng sản lượng thực tế ghi nhận. + Hoá đơn trước khi phát hành phải được kiểm soát đảm bảo đúng. + Nợ phải thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. - Về mục tiêu báo cáo: + Doanh thu, tiền thu đã được hạch toán đúng và ghi sổ chính xác (sự đánh giá), đúng lúc (tính kịp thời). + Các nghiệp vụ tiêu thụ được phân loại chính xác, đúng nhất (sự phân loại). + Các nghiệp vụ tiêu thụ được tính cộng dồn chính xác (tính chính xác cơ học). + Đảm bảo tiền mặt thu được đã được ghi sổ qu và nhật ký thu tiền đầy đủ (tính đầy đủ). - Về mục tiêu tuân thủ: + Các nghiệp vụ tiêu thụ phải được chấp nhận và xét duyệt một cách đúng đ n (sự cho phép).
  8. 6 + Các khoản thu tiền được phân định đúng, r ràng (sự phân loại). 1.3.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu a. Nhận diện rủi ro Trong quy trình xác nhận doanh thu: Lập kế hoạch xác định doanh thu sai sót, chưa hợp lý. Trong quy trình thu nợ phải thu: Công nợ với người mua được xác định chưa đúng thực tế, hóa đơn không được xác định chính xác dẫn đến xét duyệt chứng từ không được khoa học, dễ sai sót. b. Phân tích, đánh giá rủi ro Khả năng phát sinh rủi ro là việc kiểm tra từng rủi ro đã được phát hiện trong chu trình này có khả năng lặp lại không? Còn nếu xảy ra thì ở mức độ như thế nào? Mức độ tác động của rủi ro là việc xem xét nếu rủi ro tái diễn thì mức độ dẫn đến thiệt hại cho đơn vị là gì, có thể xác định cụ thể hay không? Thời gian tác động của rủi ro là việc nhận định khi xảy ra rủi ro thì rủi ro đó ảnh hưởng đến đơn vị bao lâu? Tốc độ tác động của rủi ro là việc nhận định lúc xảy ra rủi ro thì rủi ro đó tác động nhanh hay chậm đến mục tiêu của đơn vị. c. Biện pháp đối phó với rủi ro Có 04 phương pháp tiếp cận, xử lý rủi ro là: chấp nhận rủi ro, tránh rủi ro, làm giảm rủi ro và chia sẽ rủi ro. Rủi ro được xử lý hữu hiệu khi triệt tiêu được rủi ro đó hoặc giảm đến mức ít ảnh hưởng nhất. d. Nhận diện và đánh giá các thay đổi lớn bên trong và bên ngoài
  9. 7 Các yếu tố bên trong gồm: cơ sở hạ tầng, cấu trúc quản lý, nhân sự, hệ thống thông tin, cơ cấu hoạt động, công nghệ. Các yếu tố bên ngoài gồm: yếu tố kinh tế, pháp lý, xã hội, thiên nhiên. KSNB doanh thu và nợ phải thu cũng không tránh khỏi những tác động của các yếu tố bên ngoài (như yếu tố pháp lý) và bên trong (như cấu trúc quản lý, nhân sự, cơ cấu hoạt động). 1.3.3. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu Phải tổ chức tốt hệ thống các chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đến chu trình bán hàng và thu nợ. Bao gồm: Đơn đặt hàng của khách hàng, Phiếu tiêu thụ, Chứng từ vận chuyển, Hóa đơn bán hàng, Sổ nhật ký bán hàng, Thư xác nhận, Sổ nhật ký doanh thu bị trả lại hoặc giảm giá, Giấy báo chuyển tiền: Sổ nhật ký thu tiền, Sổ cái các khoản phải thu, Các báo cáo hàng tháng... 1.3.4 Quy trình kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu - Kiểm tra tiếp nhận và xử lý đơn hàng. - Phê chuẩn phương thức bán chịu. - Xuất kho hàng hóa. - Lập hóa đơn bán hàng. - Xử lý và ghi sổ nghiệp vụ và theo d i thanh toán. - Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán. - Thẩm định xóa sổ các khoản nợ không thu được. - Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG – ĐIỆN LỰC CẨM LỆ 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG - ĐIỆN LỰC CẨM LỆ 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ Điện lực Cẩm Lệ được thành lập theo QĐ số 2473/QĐ-ĐĐN của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng ngày 29/05/2009 trên cơ sở nâng cấp từ Chi nhánh Điện Khu vực 4 trực thuộc Công ty kể từ ngày 01/06/2009. Địa bàn quản lý gồm các Phường của Quận Cẩm Lệ và 03 xã của Huyện Hòa Vang (Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước). Trải qua 14 năm thành lập và phát triển Điện lực Cẩm Lệ đã không ngừng ổn định vị thế về mọi mặt. Đến nay, Điện lực Cẩm Lệ đã đạt được sản lượng điện thương phẩm 354,506tr KWh/năm, số lượng hợp đồng lên đến 62.070 hộ, trong đó, khách hàng sinh hoạt chiếm tỷ lệ 90%. Doanh thu chua VAT năm 2022 thực hiện 853,084 tỷ đồng, tính đến T04/2023 doanh thu đạt 232,509 tỷ đồng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm Lệ Cung cấp điện cho các hoạt động Kinh tế – Xã hội, An ninh – Quốc phòng của thành phố Đà Nẵng trên khu vực Quận Cẩm Lệ. Bảo toàn, phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã giao, sử dụng thích hợp các điểm mạnh vốn có để thúc đẩy lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển Công ty.
  11. 9 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm Lệ Bộ máy quản lý của Điện lực Cẩm Lệ theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01 Kế toán trưởng, 05 phòng ban chức năng, 08 tổ sản xuất trực thuộc phòng ban. Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến 30/04/2023 là 82 người. 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG – ĐIỆN LỰC CẨM LỆ 2.2.1. Khái quát công tác xác nhận doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ Bao gồm: kiểm soát hợp đồng mua bán điện đầu vào, tránh áp giá sai ảnh hưởng doanh thu, ghi chỉ số, lập và phát hành hóa đơn tiền điện, thu tiền điện, thu nợ các khoản thu quá hạn, nợ khó đòi, truy thu các trường hợp vi phạm giá, ăn trộm điện. 2.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ - Về mục tiêu hoạt động: + Đảm bảo doanh thu được xác nhận là đúng kế hoạch theo lịch ghi chỉ số (GCS) được phê duyệt, chỉ số điện xác nhận doanh thu đúng với thực tế sử dụng, giá bán điện được áp giá đúng cho từng hợp đồng. + Nợ phải thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. - Về mục tiêu báo cáo: số liệu phản ánh trung thực, kịp thời, nhất quán trên báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính và tất cả các báo cáo liên quan khác của đơn vị để phục vụ công tác quản lý điều hành của ban giám đốc và đơn vị cấp trên (DNPC, CPC).
  12. 10 - Về mục tiêu tuân thủ: thực hiện đúng trình tự, thủ tục, các bước thực hiện trong quy trình kinh doanh điện năng của Tập đoàn quy định. 2.2.3. Môi trƣờng kiểm soát tại Điện lực Cẩm Lệ Hiện tại công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu tại điện lực chưa đầu tư, chủ yếu làm việc theo sự phân công phân nhiệm của cấp trên, chỉ tổ chức họp lấy ý kiến khi cần, khi phát sinh rủi ro. a. Chính sách nhân sự b. Công tác lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh c. Các nhân tố bên ngoài 2.2.4. Nhận diện và đánh giá rủi ro đối với doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ Công tác quản lý, ký kết HĐMBĐ và áp giá bán điện là khâu mở đầu quan trọng. Nếu xác định không đúng giá bán với thực tế dùng điện thì doanh thu sẽ bị thất thoát. Công tác ghi chỉ số điện và phúc tra chỉ số điện đôi khi không kiểm soát k dẫn đến rủi ro hóa đơn phát hành sản lượng không đúng thực tế gây thất thoát rất lớn cho doanh thu và tổn thất điện năng. Công tác kiểm tra truy thu vi phạm giá nếu không hoàn thành tốt cũng gây ra rủi ro rất lớn cho doanh thu hàng tháng. Kế hoạch thu nợ: việc đối chiếu số tiền đã thu được với số tiền đã nộp vào ngân hàng hoặc thủ qu theo quy định của TCTĐL, việc các TCTG thu hộ tiền điện nộp về có đúng không? Có nộp về hay không? 2.2.5. Tổ chức thông tin phục vụ công tác kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ 2.2.6. Hoạt động kiểm soát nội bộ doanh thu tại Điện lực Cẩm Lệ
  13. 11 Kiểm soát hoạt động ký kết hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) và áp giá bán điện. Kiểm soát hoạt động ghi chỉ số tiêu thụ và đo đếm điện năng: GCS trực tiếp và GCS từ xa. Yêu cầu của việc GCS là phải trung thực, ghi đúng chu kỳ, ghi đủ, chính xác vì đó là một giai đoạn quan trọng quyết định đến sự thay đổi doanh thu trong kỳ. Kiểm soát công tác phúc tra chỉ số và phát hành hóa đơn ghi nhận doanh thu: nghiêm túc tiến hành phúc tra chỉ số điện tăng cao trên 30%, việc phân công nhân viên vừa GCS vừa phúc tra chữ điện đã vi phạm nguyên t c bất kiêm nhiệm. Kiểm tra, lập, phát hành bảng kê hóa đơn tiền điện và hóa đơn tiền điện. 2.2.7. Hoạt động kiểm soát nội bộ nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ Phân chia hóa đơn theo các hình thức thu đã ký kết trong hợp đồng như thu tại quầy, thu qua ngân hàng, ATM.... Phân biệt nhóm đối tượng khách hàng là khối tư nhân hay cơ quan để có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả. Nhiệm vụ thu và theo d i nợ tiền điện là phải thu đúng, thu đủ số tiền của số hóa đơn phát hành, không để tồn đọng; bên cạnh đó nộp đúng, nộp đủ số tiền đã thu và thanh quyết toán kịp thời. Không được bố trí một người đồng thời làm các việc như TNV, theo d i nợ, quản lý hóa đơn và quản lý nợ tiền điện. Hiện tại, Điện lực Cẩm Lệ đang áp dụng 03 hình thức thu tiền nợ khách hàng căn cứ vào điều khoản đã ký kết trong HĐMBĐ gồm: thu qua ngân hàng, thu qua thẻ ATM, quầy ngân hàng bằng phương thức Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi. Công tác kiểm soát số thu qua ngân hàng, tổ chức trung gian phải thực hiện và đối chiếu hàng ngày
  14. 12 giữa Tổ Thu ngân và Phòng kế toán với Ngân hàng. Tổ thu ngân công nợ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, công tác theo d i nợ được thực hiện bằng chương trình CMIS 3.0. Hàng tháng, Tổ Kiểm tra giám sát mua bán điện đi đến kiểm tra áp giá bán điện lại cho đúng mục đích sử dụng điện đối với khách hàng có sản lượng trên 20.000KWh. Số lượng này hàng tháng lên đến 200 khách hàng/01 tháng nên sẽ không đủ nhân lực hoàn thành công việc dễ dẫn đến thực hiện đối phó. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI ĐIỆN LỰC CẨM LỆ THỜI GIAN QUA 2.3.1. Ƣu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ Về môi trường kiểm soát: Điện lực luôn quan tâm, tiếp cận áp dụng công nghệ mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất công tác kiểm soát doanh thu và thu nợ tiền điện tại đơn vị. Cơ cấu tổ chức của Điện lực: Ban lãnh đạo, các phòng, tổ sản xuất được phân công chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ phối hợp làm việc r ràng, không chồng chéo, đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát lẫn nhau trong công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu. Công tác lập kế hoạch: rất r ràng, cụ thể qua từng tháng có kế hoạch phê duyệt. Công việc được phân công nhiệm vụ r ràng, luôn g n với trách nhiệm từng người. Chính sách nhân sự: Nhân sự làm công tác kiểm soát doanh thu và đốc thu nợ tiền điện luôn được Giám đốc Điện lực quan tâm bố trí những người có năng lực đảm nhận nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.
  15. 13 Về đánh giá rủi ro: đơn vị đã cơ bản nhận thấy được sự quan trọng của công tác đánh giá rủi ro đối với công việc kiểm soát doanh thu và nợ phải thu, công việc này từng bước đi vào nề nếp. Về hệ thống thông tin: nhìn chung tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Điện lực Cẩm Lệ được thực hiện rất khoa học, s p xếp hợp lý, chi tiết r ràng. Các báo cáo hàng tháng phản ánh r các nội dung cần thiết. Về thủ tục kiểm soát: xây dựng và áp dụng Quy định quản lý hiệu quả công việc (KPIs) để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Áp dụng ban hành thống nhất quy trình kinh doanh điện năng theo quyết định số 1199/QĐ-EVN ngày 01/9/2021 trong toàn tập đoàn. Về hoạt động giám sát: kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như nghiên cứu các báo cáo của các đoàn kiểm tra để phát hiện các sai sót có thể xảy ra, để đưa ra các phương pháp đối phó với rủi ro có tính khả thi. Thường xuyên giám sát các trạm biến áp có tổn thất bất thường nên phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tổn thất dẫn đến doanh thu bị ảnh hưởng. 2.3.2. Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ a. Môi trường kiểm soát - Về đặc thù quản lý: nhận thức về công tác kiểm soát, nhất là công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu chưa sâu s c. Chẳng hạn, tuy quan tâm phân tích kết quả đạt được, định hướng kết quả tương lai và triển khai thực hiện chặt chẽ nhưng chưa đầu tư thiết lập bộ phận nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro, để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm soát trong công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu tại đơn vị về lâu dài một cách khoa học nhằm đạt kết quả tốt nhất. - Về cơ cấu tổ chức: Vì điện lực là đơn vị hạch toán phụ thuộc
  16. 14 nên không có phòng Kiểm toán nội bộ và Giám sát tài chính để đảm nhận chức năng phân tích đánh giá rủi ro, sai sót làm cơ sở thiết lập các thủ tục KSNB nói chung, KSNB doanh thu và nợ phải thu nói riêng. Do nhân lực mỏng nên công tác thu nợ vẫn còn nhiều phụ thuộc, hạn chế. - Về chính sách nhân sự: chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Xây dựng KPIs để đánh giá nhân viên nhưng vẫn chưa thật sự chi tiết sát thực tế công việc từng cá nhân. Quản lý tiền lương, tiền thưởng, đề bạt, bổ nhiệm chưa khai thác và đánh giá hết năng lực công tác của từng công nhân viên. Có những bộ phận bố trí ít nhân sự nên hiệu quả công việc không cao. Công tác kiểm tra áp giá lại theo định kỳ không được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc do nhân lực mỏng dẫn đến thất thoát doanh thu do sai giá. - Về công tác lập kế hoạch: Điện lực còn hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát của Công ty Điện lực Đà Nẵng nên nhiều vấn đề còn phải được chấp thuận của Công ty mới thực hiện được. b. Thủ tục kiểm soát Công tác phúc tra ghi chỉ số vẫn còn chưa chặt chẽ, việc kiểm soát sản lượng điện bất thường trên 30% chưa có người kiểm tra lại nhiều lần về kết quả phúc tra trước khi phát hành hoá đơn dẫn đến nhiều trường hợp phát hành sai hóa đơn gây thất thoát doanh thu. Công tác treo tháo chỉ số công tơ trên chương trình CMIS 3.0 chưa được nghiêm túc nên dễ xảy ra tình trạng tổn thất điện năng. Có nhiều tổ chức cá nhân tự phát liên kết với tổ chức trung gian thu tiền khách hàng không nộp về hoặc nộp không kịp thời chưa kiểm soát hết được.
  17. 15 c. Nhận diện và đánh giá rủi ro Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát doanh thu: - Công tác ký kết HĐMBĐ đầu vào quản lý còn chưa thật chặt chẽ, hồ sơ kiểm soát chưa hết dẫn đến áp giá chưa chính xác mục đích sử dụng dẫn đến áp sai giá khả năng doanh thu sụt giảm. - Công tác áp giá lại các trường hợp sản lượng điện trên 20.000KWh hàng tháng hiện chưa đủ nhân lực để thực hiện cho kịp tiến độ trên chương trình Cmis 3.0. - Cũng như các trường hợp 01 hộ vẫn còn dùng 02 công tơ khiến khách hàng câu nối qua lại giữa 02 công tơ để áp dụng mức giá thấp ban đầu. - Công tác phúc tra sản lượng điện tăng đột biến trên 30% chưa thực sự chặt chẽ và chưa có thêm bộ phận kiểm tra lại công tác phúc tra trước khi phát hành hóa đơn dẫn đến thỉnh thoảng vẫn xảy ra trường hợp cập nhật sai sản lượng điện khách hàng. - Ngay từ đầu Công ty đã đầu tư l p đặt công tơ điện tử dùng hàng Trung Quốc chất lượng kém nên không nhạy dẫn đến thất thoát doanh thu. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nợ phải thu: - Vẫn còn một số TCTG tự phát nên tình hình thu nộp đơn vị chưa kiểm soát hết. Công tác kiểm soát tiền thu và tiền nộp về của Ngân hàng và TCTG còn chưa có kế hoạch cụ thể. - Công ty đã theo tình hình chung hủy bỏ hình thức nh n tin SMS thông báo tiền điện, toàn bộ chuyển qua zalo, app, mail. Nhưng một số khách hàng không sử dụng Smarphone hoặc ít quan tâm đến các trang này sẽ không nhận được thông báo tiền điện. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  18. 16 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG - ĐIỆN LỰC CẨM LỆ 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG - ĐIỆN LỰC CẨM LỆ HIỆN NAY Để kiểm soát tốt hệ thống quản lý cần đầu tư cải tiến nâng cao hệ thống KSNB tại đơn vị, nhất là KSNB doanh thu và nợ phải thu vì đây là nhân tố quyết định kết quả hoạt động SXKD của đơn vị. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình thực hiện vào để tránh và giảm thiểu sai sót, đạt hiệu quả kinh doanh. Trong cơ cấu Công ty chưa có bộ phận Kiểm toán nội bộ, chỉ có các đợt thanh tra kiểm tra từ các Phòng ban Công ty. Cần thiết, cấp bách triển khai thực hiện sớm hệ thống KSNB để ổn định có hệ thống các yêu cầu đặt ra của đơn vị, đẩy lùi các rủi ro về gian lận, sai sót trong kiểm soát doanh thu và nợ phải thu. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG - ĐIỆN LỰC CẨM LỆ 3.2.1. Hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát - Về đặc thù quản lý: Nâng cao nhận thức về hệ thống KSNB về doanh thu và nợ phải thu, về sự quan trọng của việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong việc xây dựng các thủ tục kiểm soát doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực. Chưa tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ về hệ thống KSNB đối với doanh thu và nợ phải thu.
  19. 17 Phải tăng cường kiểm soát thông tin khách hàng qua quá trình ký kết hợp đồng mua bán điện, xác minh tính trung thực của hồ sơ đăng ký điện, không nhận hồ sơ khi chưa xác minh chính xác giấy tờ, kiểm tra k địa điểm cấp điện đã có đồng hồ hay chưa, tránh cấp trùng lặp một địa điểm 02 đồng hồ, áp đúng giá mục đích sử dụng điện. Thu cọc tiền điện các hợp đồng ng n hạn tránh nợ khó đòi. Bên cạnh việc kiểm soát khâu nhận hồ sơ, giao nhiệm vụ và g n trách nhiệm cho bộ phận cấp điện mới l p đặt công tơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra k tại nơi l p đặt công tơ đã có đồng hồ đăng ký trước đó chưa để xử lý kịp thời tránh thất thoát nợ phải thu. Rà soát với những trường hợp đã ký hợp đồng trước năm 2021 nhưng chưa thu cọc thì đơn vị nên lọc danh sách, lập kế hoạch đến làm việc trực tiếp với tất cả các khách hàng này để thu cọc bổ sung vào hợp đồng. Lập danh sách và kế hoạch kiểm tra tất cả các trường hợp 01 hộ dung 02 công tơ để thu hồi công tơ thừa, kiểm soát triệt để các trường hợp này ổn định doanh thu, g n trách nhiệm cho từng cá nhân và người quản lý của bộ phận. - Về cơ cấu tổ chức: Tổ công nợ sẽ thụ động trong việc lập kế hoạch thu nợ và tương lai khó phát triển hơn vì không chủ động được nhân lực. Yếu tố quan trọng nhất là đầu tư nhân lực đủ điều kiện thực hiện công tác c t điện thu hồi nợ. Tăng cường nhân lực ở khâu kiểm tra, áp giá định kỳ và không bỏ qua công tác này để không thất thoát doanh thu về lâu dài. - Về chính sách nhân sự: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm soát doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực, qua đó góp phần thực hiện đạt mục tiêu trong công tác này tại đơn vị. Tuyển dụng nhân viên có trình độ học lực khá trở lên, có thành
  20. 18 tích học tập tốt. Khi tuyển dụng có các bước thử việc đảm bảo yêu cầu mới nhận chính thức. - Về công tác kế hoạch: công tác lập kế hoạch cần được thực hiện một cách chuẩn xác nhất, tránh sai sót, lường hết được các rủi ro để chủ động thực hiện. Tất cả các kế hoạch phải được bàn bạc, xây dựng sau khi thống nhất các ý kiến của các đơn vị liên quan đến công tác đó. Có chính sách khuyến khích, thưởng nóng kịp thời nhằm phối hợp nhịp nhàng CBCNV thực hiện sản xuất trên toàn đơn vị khi phát hiện sai phạm của khách hàng tác động đến lưới điện. Thay thế dần công tơ điện tử đạt chất lượng cao để ổn định hệ thống đo đếm hoàn thiện trong tương lai. 3.2.2. Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát Tuân thủ đúng nguyên t c bất kiêm nhiệm. Quản lý khách hàng phải quản lý chặt chẽ hồ sơ cấp điện và áp giá bán điện. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp gỡ thanh lý đồng hồ, g n trách nhiệm cho người quản lý và cá nhân thực hiện. Kiểm soát chặt, tính toán đúng thực tế thiết bị sử dụng điện của khách hàng ngoài sinh hoạt để thu cọc hợp lý. Đề xuất phương án c t đóng điện tự động để chủ động hơn trong công tác c t điện thu hồi nợ. Công tác c t điện nên tăng cường hoặc bố trí cố định đủ nhân lực chất lượng. Đề xuất được quyền ngừng cung cấp điện phạm vi rộng trên toàn DNPC những trường hợp khách hàng có nhiều hợp đồng và chạy nợ một trong số những hợp đồng đó. Lập kế hoạch kiểm soát đột xuất, thường xuyên các tổ chức trung gian thu hộ tiền điện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2