intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nêu ra những bất cập trong kiểm soát hoạt động thu thuế đối với các DN kinh doanh vận tải, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu thuế đối với các DN kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOA VŨ QUYÊN KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8.34.03.10 Đà Nẵng – Năm 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƢƠNG Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN PHƢỚC Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh doanh vận tải là hoạt động tất yếu của cuộc sống, góp phần tạo sự thông thƣơng giữa các vùng miền và phục vụ nhu cầu đi lại của con ngƣời. Các DN kinh doanh vận tải ngày một phát triển dƣới nhiều hình thức khác nhau, từ kinh doanh vận tải hành khách đến kinh doanh vận tải hàng hóa. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã góp phần đáng kể trong đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng một số DN hoạt động không đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế; các DN kinh doanh vận tải có đăng ký thì thực hiện kê khai doanh thu tính thuế chƣa đúng với doanh thu thực tế phát sinh và còn nợ đọng thuế kéo dài, dẫn đến việc quản lý và lập bộ thu thuế đối với lĩnh vực này gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, các phƣơng tiện vận tải hoạt động liên tỉnh, đăng ký một nơi nhƣng hoạt động một nơi rất khó khăn cho công tác quản lý và thu thuế; có hiện tƣợng một số DN kinh doanh cho phƣơng tiện đón khách dọc đƣờng, không bán vé, chở quá số lƣợng quy định. Còn vận tải hàng hóa thì chỉ có một số hàng hóa có hợp đồng vận chuyển, hóa đơn, chứng từ, còn lại là thỏa thuận miệng giữa phía chủ hàng và phía vận chuyển. Từ bán hàng không xuất hóa đơn (vé), dẫn đến việc quản lý thuế rất khó khăn. Lĩnh vực kinh doanh này còn có đặc thù là dễ biến động theo giá xăng dầu, hoặc mùa cao điểm, khách đi lại nhiều (lễ
  4. 2 tết, mùa thi…) nên doanh thu biến động theo mùa vụ. Lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải mà các doanh nghiệp đã không thực hiện kê khai đúng nghĩa vụ thuế phát sinh, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu thuế GTGT và thuế TNDN trên địa bàn tỉnh, gây thất thu ngân sách nhà nƣớc. Kon Tum có lợi thế về vị trí địa lý là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan trong hành lang kinh tế Đông Tây. Do đó, hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra khá nhộn nhịp và lƣợng phƣơng tiện tham gia hoạt động trong lĩnh vực này so với địa bàn tỉnh là tƣơng đối lớn, do đó không tránh khỏi tình trạng vi phạm về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Theo ngành thuế Kon Tum, vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất là phải thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc ngay từ khâu đăng ký, kiểm định đối với từng phƣơng tiện hoạt động với mục đích kinh doanh thì mới có thể quản lý thuế. Để có thể làm đƣợc điều này, cần có sự phối hợp của các ngành trong công tác quản lý phƣơng tiện vận tải. Xuất phát từ các vấn đề đƣợc nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “Kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nêu ra những
  5. 3 bất cập trong kiểm soát hoạt động thu thuế đối với các DN kinh doanh vận tải, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu thuế đối với các DN kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác kiểm soát thuế đối với các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về kiểm soát thuế GTGT và thuế TNDN đối với các DN kinh doanh vận tải. - Về không gian: Công tác kiểm soát thuế đối với các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum thuộc quản lý thu thuế của Cục Thuế tỉnh, không bao gồm các đơn vị thuộc quản lý thu thuế của các Chi cục. - Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên thông tin, tài liệu đƣợc thu thập trong thời gian 2016 - 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ các chế độ chính sách và thực tiễn. Từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thuế đối với các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kiểm
  6. 4 soát thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, làm rõ các quan hệ trong quy trình quản lý thuế và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kiểm soát thuế đối với các DN kinh doanh vận tải. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở chỉ ra những tồn tại trong kiểm soát thuế đối với các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề tài đƣa ra những đề xuất, kiến nghị. Qua đó, Cơ quan thuế có thể tham khảo để khắc phục các tồn tại, chống thất thu thuế và tạo ra sự công bằng trong kinh doanh đối với DN kinh doanh vận tải. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải a. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô Có các hình thức: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành khách dƣới hình thức cho thuê xe dịch vụ. b. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải 1.1.2.1. Thuế Giá trị gia tăng a. Khái niệm Thuế suất thuế GTGT đối với các DN kinh doanh vận tải: - Đối với các DN kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thuế suất thuế GTGT là 10%. - Đối với vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến theo quy định của pháp luật về giao thông là đối tƣợng không chịu thuế GTGT. - Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: + Trƣờng hợp DN xác định đƣợc doanh thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế theo phƣơng pháp kê khai (thuế suất thuế GTGT áp dụng là 10%).
  8. 6 + Trƣờng hợp DN xác định đƣợc doanh thu nhƣng không xác định đƣợc chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh có tổng doanh thu chƣa đến 1 tỷ đồng/ năm thì thuế GTGT đƣợc tính theo phƣơng pháp trực tiếp trên doanh thu (phƣơng pháp tỷ lệ trên doanh thu). - Riêng đối với DN kinh doanh vận tải quốc tế, thuế suất thuế GTGT áp dụng là 0%. b. Đặc điểm của thuế GTGT c. Vai trò của thuế GTGT 1.1.2.2. Thuế TNDN a. Khái niệm Thuế suất thuế TNDN đối với các DN hoạt động kinh doanh vận tải: Các DN hoạt động kinh doanh vận tải áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20%. Riêng đối với DN xác định đƣợc doanh thu nhƣng không xác định đƣợc chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì thuế TNDN phải nộp đƣợc tính theo phƣơng pháp tỷ lệ trên doanh thu. Kon Tum là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên đƣợc áp dụng và hƣởng mức ƣu đãi về thuế TNDN đối với DN kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kon Tum (trừ các DN hoạt động khai thác khoáng sản), mức thuế suất thuế TNDN là 10% trong thời hạn 15 năm (trong đó đƣợc miễn 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo). b. Đặc điểm của thuế TNDN c. Vai trò của thuế TNDN 1.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THUẾ - CƠ SỞ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI
  9. 7 Quy trình quản lý thuế đƣợc quy định cụ thể trong Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, bao gồm các công việc sau: 1.2.1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế 1.2.2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 1.2.3. Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt 1.2.4. Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế 1.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế 1.2.6. Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 1.2.7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 1.2.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ VẬN DỤNG TRONG KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI 1.3.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ 1.3.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ 1.3.1.2. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ 1.3.2. Vận dụng kiểm soát nội bộ trong kiểm soát thuế ở các doanh nghiệp kinh doanh vận tải 1.3.2.1. Kiểm soát khâu đăng ký thuế a. Quy trình đăng ký thuế Kiểm soát khâu đăng ký thuế đối với các DN nói chung đƣợc thực hiện căn cứ theo Quy trình quản lý đăng ký thuế ban hành kèm theo Quyết định 329/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế. b. Nhận diện và đánh giá rủi ro c. Hoạt động kiểm soát d. Hoạt động giám sát 1.3.2.2. Kiểm soát khâu kê khai thuế
  10. 8 a. Quy trình kê khai thuế Kiểm soát khâu đăng ký thuế đối với các DN đƣợc thực hiện căn cứ theo Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế và Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử đƣợc ban hành kèm theo Quyết định 1390/QĐ-TCT. b. Nhận diện và đánh giá rủi ro c. Hoạt động kiểm soát d. Hoạt động giám sát 1.3.2.3. Kiểm soát khâu kiểm tra thuế a. Quy trình kiểm tra thuế Kiểm soát khâu thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN đƣợc thực hiện căn cứ theo Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT và Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế. b. Nhận diện và đánh giá rủi ro c. Hoạt động kiểm soát d. Hoạt động giám sát 1.3.2.4. Kiểm soát khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế a. Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Kiểm soát khâu quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đối với các DN đƣợc thực hiện căn cứ theo Quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-TCT và Quy trình cƣỡng chế nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định 751/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế b. Nhận diện và đánh giá rủi ro c. Hoạt động kiểm soát d. Hoạt động giám sát
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 2.1.1. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.1.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.1.2. Hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.1.2.1. Quy trình quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum Quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum đƣợc thực hiện bởi sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng có liên quan trong nội bộ CQT, từ bộ phận Kê khai kế toán thuế, bộ phận Thanh kiểm tra, đến bộ phận Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, mỗi bộ phận có trách nhiệm đƣợc quy định cụ thể đối với việc thực hiện quản lý thu thuế. 2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế đối với các DN kinh doanh vận tải a. Nhân tố bên ngoài - Đặc điểm địa bàn: Tỉnh Kon Tum có lợi thế về vị trí địa lý là giao điểm quan trọng nối liền nhiều vùng miền. Do đó, hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra khá nhộn nhịp và lƣợng phƣơng tiện tham gia hoạt động trong lĩnh vực này so với địa bàn tỉnh là tƣơng đối lớn. - Công tác phối hợp giữa các Cơ quan quản lý nhà nƣớc
  12. 10 - Quy mô doanh nghiệp: Theo số liệu thông kê đến đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 39 DN hiện đang hoạt động kinh doanh vận tải, với tổng số phƣơng tiện là 489, trong đó có 325 xe hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và 164 xe hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa. - Ý thức chấp hành pháp luật của NNT b. Nhân tố bên trong - Các nhân tố thuộc về nội bộ CQT: Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế; Quy chế làm việc tại mỗi đơn vị; Điều kiện vật chất. - Các nhân tố liên quan đến chính sách. 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 2.2.1. Kiểm soát khâu đăng ký thuế 2.2.1.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro Nhận diện rủi ro: DN không kê khai bổ sung các thông tin đăng ký thuế; Một số DN kinh doanh đa ngành nghề, khi cập nhật ngành nghề kinh doanh chính, cán bộ quản lý không kiểm soát đƣợc DN có hoạt động kinh doanh vận tải, gây ra thiếu sót trong khâu quản lý; Trƣờng hợp DN tạm ngừng kinh doanh, nhƣng các phƣơng tiện kinh doanh vẫn đang hoạt động tại một số địa phƣơng khác. Đánh giá rủi ro: không kiểm soát đƣợc số lƣợng DN và thông tin đăng ký thuế của các DN kinh doanh vận tải; đồng thời không kiểm soát đƣợc tình trạng hoạt động của DN. 2.2.1.2. Hoạt động kiểm soát - Kiểm soát đăng ký thuế đối với DN kinh doanh vận tải mới thành lập
  13. 11 - Kiểm soát đăng ký thuế đối với DN kinh doanh vận tải có hồ sơ thay đổi thông tin DN 2.2.1.3. Hoạt động giám sát 2.2.1.4. Kết quả kiểm soát Kiểm soát đƣợc số lƣợng DN kinh doanh vận tải tăng/ giảm so với thời điểm kê khai ban đầu và nắm đƣợc quy mô hoạt động của từng DN. Đồng thời, thống kê đƣợc số lƣợng DN hoạt động kinh doanh vận tải mới thành lập, số lƣợng DN đăng ký bổ sung thông tin, số lƣợng DN ngừng hoạt động đang làm thủ tục chấm dứt liệu lực mã số thuế và số lƣợng DN khôi phục mã số thuế. 2.2.2. Kiểm soát khâu kê khai thuế 2.2.2.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro Nhận diện rủi ro: Việc kê khai thuế của các DN kinh doanh vận tải có thể xảy ra các rủi ro từ phía các DN kinh doanh vận tải và rủi ro xảy ra từ phía CQT. Đánh giá rủi ro: Việc khai không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thuế ảnh hƣởng đến việc hạch toán và theo dõi số thuế phát sinh trên hệ thống quản lý thuế (TMS); dẫn đến thất thu NSNN. 2.2.2.2. Hoạt động kiểm soát a. Quản lý tình trạng kê khai thuế của các DN kinh doanh vận tải Trƣớc thời hạn nộp HSKT, Bộ phận KK&KTT tra cứu, rà soát, cập nhật Danh sách theo dõi NNT phải nộp HSKT để xác định số lƣợng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của DN. Danh sách đƣợc phân loại theo trƣờng hợp DN mới thành lập và DN đang hoạt động. b. Xử lý hồ sơ khai thuế của các DN kinh doanh vận tải
  14. 12 - Tiếp nhận HSKT của DN qua cổng thông tin điện tử, trƣờng hợp Hệ thống khai thuế điện tử gặp trục trặc, không thể nộp tờ khai thuế, các DN đƣợc phép nộp hồ sơ kê khai trực tiếp tại Bộ phận một cửa của CQT. - Xử lý đối với các trƣờng hợp vi phạm nộp HSKT nhƣ: DN không nộp HSKT; DN nộp HSKT quá thời hạn quy định. 2.2.2.3. Hoạt động giám sát 2.2.2.4. Kết quả kiểm soát Từ 2016 - 2018, không có các trƣờng hợp DN kinh doanh vận tải không nộp HSKT và bị xử lý bằng hình thức ấn định thuế. Tỷ lệ HSKT nộp đúng hạn tăng dần qua các năm, HSKT nộp trễ hạn giảm dần qua các năm. Đồng thời theo kết quả thống kê, có 100% DN nộp HSKT GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và 100% DN nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo phƣơng pháp kê khai (nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm). 2.2.3. Kiểm soát khâu kiểm tra thuế 2.2.3.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro Không xác định đƣợc quy mô thực tế của DN do không kiểm soát đƣợc số lƣợng phƣơng tiện hoạt động và số chuyến hoạt động của DN; Cán bộ phân tích bỏ sót các DN kinh doanh vận tải có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, không đƣa vào kế hoạch thanh kiểm tra; DN kê khai không đúng nghĩa vụ thuế thực tế phát sinh; Sự thông đồng của NNT và cán bộ thực hiện thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT để bỏ qua các sai phạm. Đánh giá rủi ro: Các rủi ro này có thể dẫn đến khả năng không kiểm soát đƣợc NNT có mức độ rủi ro cao về thuế, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những vi phạm về thuế gây thất thu thuế.
  15. 13 2.2.3.2. Hoạt động kiểm soát * Kiểm soát HSKT tại cơ quan thuế: Kiểm tra HSKT GTGT, thuế TNDN của các DN kinh doanh vận tải tại CQT theo từng lần phát sinh, HSKT đƣợc phân tích qua các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN để xác định và đƣa ra nghi vấn về số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp; số thuế TNDN đƣợc miễn, giảm; số thuế GTGT đƣợc hoàn… Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế đƣợc miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phƣơng pháp đối chiếu, so sánh. * Kiểm soát tại trụ sở các DN: Sau khi kế hoạch thanh kiểm tra đƣợc Tổng cục Thuế phê duyệt, Bộ phận thanh kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho các DN nằm trong kế hoạch thanh kiểm tra biết và chuẩn bị các loại hồ sơ liên quan phục vụ cho công tác thanh kiểm tra của CQT. 2.2.3.3. Hoạt động giám sát 2.2.3.4. Kết quả kiểm soát a. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT Công tác kiểm tra HSKT GTGT và thuế TNDN của các DN kinh doanh vận tải tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum đã đƣợc chú trọng, tỷ lệ kiểm tra HSKT đối với hoạt động này là 100%. b. Kết quả kiểm soát tại trụ sở các DN kinh doanh vận tải Tình hình chấp hành pháp luật thuế của các DN kinh doanh vận tải còn thấp. Biểu hiện là tỷ lệ DN thanh kiểm tra phát hiện có sai phạm trên tổng số DN đƣợc thanh kiểm tra trong 03 năm 2016 - 2018 đều là 100%. Các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát sinh số thuế TNDN phải nộp rất ít và phần lớn các DN đang đƣợc
  16. 14 hƣởng ƣu đãi thuế TNDN. Bên cạnh đó, các DN kê khai số lỗ cao, nên qua thanh kiểm tra đã điều chỉnh giảm đƣợc phần nào số lỗ của DN, đồng thời đã chỉ ra DN kê khai thuế GTGT đầu vào cao để giảm số thuế GTGT phải nộp, qua đó đã giảm đƣợc đáng kể số thuế GTGT đầu vào còn đƣợc khấu trừ chuyển sang kì sau của các DN này. 2.2.4. Kiểm soát khâu quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế 2.2.4.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro Nhận diện rủi ro: CQT không có đầy đủ thông tin về tài khoản ngân hàng của NNT để thực hiện biện pháp cƣỡng chế; Không thực hiện đối chiếu nợ với NNT dẫn đến thông báo nợ không chính xác; Không tính kịp thời khoản tiền chậm nộp từ khi kết thúc biên bản thanh kiểm tra đến lúc ra quyết định xử lý vi phạm. Đánh giá rủi ro: Các rủi ro này có thể dẫn đến khả năng không thu đƣợc nợ thuế, gây thất thu NSNN. 2.2.4.2. Hoạt động kiểm soát - Bộ phận Quản lý nợ phân loại tiền thuế nợ theo từng sắc thuế riêng biệt: phân loại theo thời hạn quy định tuổi nợ; Phân loại tiền thuế nợ đang xử lý; Phân loại tiền thuế đang khiếu nại, tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, tiền thuế nợ khó thu - Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế của các DN. - Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm nộp; NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế: bộ phận quản lý nợ trình thủ trƣởng ban hành quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cƣỡng chế phù hợp.
  17. 15 - Thực hiện các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản theo quy định; biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. - Công khai thông tin nợ thuế trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh Kon Tum. 2.2.4.3. Hoạt động giám sát 2.2.4.4. Kết quả kiểm soát Trong 03 năm từ 2016 - 2018, Cục Thuế tỉnh Kon Tum đã áp dụng hai biện pháp cƣỡng chế đối với các DN kinh doanh vận tải là cƣỡng chế từ việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Việc áp dụng biện pháp này đối với các DN kinh doanh vận tải chiếm tỷ lệ rất thấp so với toàn ngành, trong 3 năm bình quân chỉ xử lý cƣỡng chế đối với 3 trƣờng hợp vi phạm. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Những hạn chế trong kiểm soát thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải 2.3.2.1. Hạn chế trong kiểm soát đăng ký thuế Đối với trƣờng hợp các DN kinh doanh vận tải không ĐKT hoặc không kê khai bổ sung thay đổi thông tin ĐKT, Cục Thuế chƣa phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để thu thập thông tin liên quan để kịp thời phát hiện và đôn đốc NNT. Cán bộ thực hiện cập nhật thông tin tại CQT không chú ý, bỏ sót các ngành nghề kinh doanh khác của DN ngoài ngành nghề kinh doanh chính…
  18. 16 2.3.2.2. Hạn chế trong kiểm soát khâu kê khai thuế Hiện tại CQT áp dụng cơ chế “tự khai tự nộp”, nên xảy ra trƣờng hợp các DN kê khai sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, ảnh hƣởng đến số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp, số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ chuyển sang kỳ sau. Đồng thời, với số lƣợng HSKT từng kỳ lớn, cán bộ quản lý không kiểm soát hết việc kê khai các chỉ tiêu trên tờ khai của DN để yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế bổ sung kịp thời. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng kê khai thuế và việc điều chỉnh số liệu trên sổ thuế phức tạp. Một số DN đã bỏ địa chỉ kinh doanh, không nộp HSKT trong nhiều kỳ, nhƣng trƣớc đó không bổ sung thông tin đăng ký thuế, nên CQT không kiểm soát đƣợc thông tin DN. 2.3.2.3. Hạn chế trong kiểm soát khâu kiểm tra thuế a. Hạn chế trong kiểm soát kiểm tra thuế tại CQT: - CQT không có điều kiện kiểm soát thực tế tại DN sẽ không đánh giá đúng quy mô của DN và đƣa ra nghi vấn nếu HSKT đƣợc DN giảm thiểu rủi ro. - Việc phân tích HSKT GTGT, thuế TNDN tại trụ sở CQT chỉ mới dựa vào phƣơng pháp thủ công chƣa đánh giá hết rủi ro trên HSKT của DN. - Hồ sơ khai thuế GTGT hiện nay đƣợc đơn giản hóa bằng việc chỉ nộp tờ khai thuế GTGT mà không cần bảng kê mua vào, bán ra đi kèm, điều này gây khó khăn trong việc đối chiếu số hóa đơn đã kê khai thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ. - Một số DN không kê khai đủ các phụ lục kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN nhƣ phụ lục số 03-3A/TNDN về thuế TNDN đƣợc ƣu đãi, dẫn đến tình trạng DN xác định sai thời gian đƣợc
  19. 17 hƣởng ƣu đãi thuế TNDN và kê khai sai số thuế TNDN phát sinh phải nộp. b. Hạn chế trong kiểm soát kiểm tra thuế tại trụ sở DN kinh doanh vận tải: Công tác thanh, kiểm tra thuế chỉ dựa trên sổ sách, hóa đơn, chứng từ do chính NNT cung cấp. Do đó, NNT cố ý thông đồng mua bán và làm khống hóa đơn, chứng từ ảnh hƣởng đến thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp thì CQT chƣa phát hiện đƣợc hết để xử lý. Đối với việc kiểm tra tại trụ sở NNT, thời gian một cuộc kiểm tra hạn chế trong 05 ngày làm việc, nên trƣờng hợp DN hoạt động kinh doanh vận tải có quy mô lớn, thời gian kiểm tra này là quá ngắn để thực hiện đối chiếu hết toàn bộ sổ sách với HSKT của DN và không đảm bảo thực hiện kiểm tra đúng quy trình. Với thời gian làm việc ngắn, Đoàn kiểm tra chỉ dựa trên các sai phạm thƣờng gặp mà đôi khi không đánh giá đƣợc sai phạm trọng yếu trong một số trƣờng hợp khác, điều này dẫn đến công tác kiểm soát kiểm tra thuế tại DN đạt hiệu quả chƣa cao. 2.3.2.4. Đối với kiểm soát khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Khâu kiểm soát nợ và cƣỡng chế nợ thuế còn bất cập do chƣa có các biện pháp chế tài đối với các DN bỏ địa chỉ kinh doanh. Cƣỡng chế nợ bằng biện pháp “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” gây khó khăn trong hoạt động của DN, thậm chí điều này có thể gây ra tình trạng DN vẫn hoạt động kinh doanh, nhƣng lợi dụng hóa đơn đang bị cƣỡng chế mà không xuất hóa đơn để kê khai doanh thu và thuế GTGT đầu ra, dẫn đến thất thu thuế. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 3.1. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát khâu đăng ký thuế Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát khâu đăng ký thuế nhƣ sau: (1) Triển khai công tác phối hợp với các Sở ban ngành liên quan nhằm thu thập và nắm bắt thông tin của các DN, cụ thể: - Phối hợp với Sở giao thông vận tải định kỳ cung cấp danh sách các DN kinh doanh vận tải và phƣơng tiện vận tải của DN. - Phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm về việc cung cấp thông tin các phƣơng tiện đăng kiểm của các DN . - Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh về việc cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng của các DN kinh doanh vận tải do Cục Thuế quản lý. Bên cạnh công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, đề xuất Cục Thuế tỉnh Kon Tum phân công nhiệm vụ cho các Chi cục Thuế trực thuộc theo dõi các trƣờng hợp DN kinh doanh vận tải thuộc Cục Thuế quản lý, nhƣng lại có địa chỉ kinh doanh tại địa bàn các huyện. (2) Có văn bản yêu cầu cơ quan ĐKKD khi truyền thông tin DN phải cập nhật đầy đủ toàn bộ thông tin về ngành nghề kinh doanh, số điện thoại, ngƣời đại diện theo pháp luật… để thuận tiện trong công tác quản lý của CQT. (3) Yêu cầu cán bộ thực hiện cập nhật thông tin về ngành nghề kinh doanh phải cập nhật đầy đủ toàn bộ ngành nghề mà DN đã đăng ký, nếu hệ thống quản lý thuế TMS không cho phép cập nhật quá dữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2