intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

69
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá thực trạng CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao mức độ của việc công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG NAM HỒNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 2: PGS.TS. Chúc Anh Tú Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 2 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp nên các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên TTCK Việt Nam hiện nay sẽ giúp cho doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu có định hướng rõ ràng hơn trong hướng đi của mình. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên TTCK Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao mức độ của việc công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến CBTT các DN trong lĩnh vực nông nghiệp có niêm yết trên TTCK Việt Nam? Thực trạng CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào? Cần làm gì để gia tăng mức độ CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  4. 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Công bố thông tin về phát triển bền vững trên báo thường niên, báo cáo tài chính năm 2016, 2017 của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp là các số liệu, mục, chỉ mục thông tin của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã được công bố trên báo thường niên, báo cáo thông tin về môi trường trong hai năm 2016, 2017. - Sử dụng thang đo không trọng số để phân tích; 6. Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết về PTBV và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV của các DN thuộc lĩnh vực NN niêm yết trên TTCK Việt Nam. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Công bố thông tin bền vững đã được các nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu từ lâu thế giới. 8. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV của các doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CBTT PTBV CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁT QUÁT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP TRÊN TTCK 1.1.1. Khái niệm công bố thông tin “Công bố thông tin là việc thông báo đến công chúng đầu tư mọi thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng ... các thông tin về thị trường”. Dựa vào tính pháp lý, công bố thông tin doanh nghiệp bao gồm hai loại là công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. 1.1.2. Vai trò của công bố thông tin trên TTCK Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp.Đồng thời, “công bố thông tin cũng được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm bảo vệ các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và kịp thời. 1.1.3. Các nguyên tắc CBTT của công ty đại chúng a. Thông tin phải công bố đầy đủ và chính xác b. Thông tin phải được công bố kịp thời và liên tục c. Thông tin công bố cần được lập và công bố phù hợp với chuẩn mực kế toán d. Đảm bảo công bằng đối với các đối tượng nhận thông tin công bố e. Đối tượng CBTT phải có trách nhiệm với thông tin công bố
  6. 4 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CBTT PTBV 1.2.1. Khái niệm về CBTT PTBV Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của chính các doanh nghiệp ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai. Công bố thông tin về phát triển bền vững của một doanh nghiệp là việc cung cấp những thông tin tài chính và phi tài chính, bao gồm 3 khía cạnh chính trong phát triển bền vững. Đó là khía cạnh về kinh tế (hay thành quả tài chính), trách nhiệm xã hội và môi trường liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Vai trò của việc CBTT PTBV Việc công bố thông tin trên TTCK là một công cụ quan trọng tác động lên lợi ích của các doanh nghiệp niêm yết và bảo vệ các nhà đầu tư tránh được những rủi ro. CBTT PTBV cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài thông qua giảm chi phí huy động vốn và giảm chi phí nợ, đồng thời tăng giá trị doanh nghiệp và cải thiện tính thanh khoản của thị trường, do đó có thể đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. 1.2.3. Ý nghĩa của báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp Báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp đang ngày được các quốc gia trên thế thời ngày càng quan tâm. Người tiêu dùng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý... ngày càng trông đợi vào quá trình giải quyết các tác động liên quan đến môi trường, xã hội của doanh nghiệp bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của mình. “Các khía cạnh này lại định hướng sản phẩm, dịch vụ và quy trình vận hành của DN. Quá trình này bao gồm những vấn đề vượt ra
  7. 5 ngoài tầm ảnh hưởng trực tiếp của DN, nhưng vẫn tác động tới thành công trung hạn và dài hạn và giấy phép hoạt động của DN. Các nghiên cứu cho thấy DN nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về tài chính. Do đó, việc CBTT PTBV ngày càng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của DN. (Phạm Thị Thanh Bình, 2016). 1.2.4. Lý thuyết ảnh hƣởng đến CBTT PTBV a. Lý thuyết ủy nhiệm b. Lý thuyết tín hiệu c. Lý thuyết các bên liên quan d. Lý thuyết chi phí sở hữu e. Lý thuyết chi phí chính trị 1.3. QUY ĐỊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, trong đó có quy định công bố thông tin về phát triển bền vững mà đối tượng hướng đến là các bên tham gia vào TTCK như các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan. Một số quy định cụ thể có hiệu lực trong các năm gần đây như sau: - Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK. - Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC.
  8. 6 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CBTT PTBV 1.4.1. Tổng hợp từ những nghiên cứu đi trƣớc Từ kết quả tổng hợp một số công trình nghiên cứu đi trước có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV nói chung có thể kể đến là: Những nhân tố thuộc về quản trị công ty như: mức độ độc lập của HĐQT, sở hữu của người quản lý, nhân tố kiểm toán công ty. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu như Sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài. Ngoài những yếu tố trên các công trình nghiên cứu cũng chứng mình một số yếu tố như quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hay giải thưởng về SCR cũng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin PTBV của doanh nghiệp. Trong một số nghiên cứu khác như tác giả Cooke TE. (1992) cũng đã chứng minh nhân tố thời gian hoạt động cũng có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp. 1.4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CBTT PTBV Từ kết quả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu đi trước, các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT PTBV của các nghiên cứu trước được xác định như sau: - Nhân tố quy mô doanh nghiệp - Nhân tố sở hữu nước ngoài - Nhân tố sở hữu nhà nước - Nhân tố sở hữu của người quản lý - Nhân tố lợi nhuận - Nhân tố mức độ độc lập của hội đồng quản trị - Nhân tố đòn bẩy tài chính - Thời gian hoạt động của doanh nghiệp - Chủ thể kiểm toán
  9. 7 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU H1: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao sẽ có việc CBTT PTBV càng cao tương ứng. H2: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có các nhà quản lý nắm tỷ lệ sở hữu vốn cao sẽ công bố thông tin phát trển bền vững thấp. H3: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài càng cao sẽ có mức độ công bố thông tin phát triền bền vững cao tương ứng. H4: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có sở hữu nhà nước càng cao thì việc CBTT PTBV càng thấp. H5: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có quy mô càng lớn thì việc CBTT PTBV càng cao. H6: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn bẩy tài chính càng cao sẽ CBTT PTBV càng cao. H7: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có khả năng sinh lời cao sẽ CBTT PTBV cao tương ứng H8: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam có thời gian hoạt động càng lâu sẽ CBTT PTBV càng nhiều.
  10. 8 Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mối quan hệ với TT Biến độc lập Nguồn tác giả biến phụ thuộc Ho & Taylor (2007), Barako và Quy mô doanh cộng sự (2006) Lan, Wang, 1 + nghiệp Zhang (2013), Muttanachai (2015) Barako và cộng sự (2006, Sở hữu nước 2 + Kelly Bao Anh Huynh Vu ngoài (2012). Kelly Bao Anh Huynh Vu 3 Sở hữu nhà nước - (2012), Zhang (2013) Sở hữu người Lan, Wang, Zhang (2013), 4 - quản lý Muttanachai (2015) Haniffa và Cooke (2005); Lan, Khả năng sinh 5 + Wang, Zhang (2013), Tagesso lời (2013) Mức độ độc lập 6 của Hội đồng + Barako và cộng sự (2006) quản trị Đòn bẩy tài Zhang (2013), Barako và cộng 7 + chính sự (2006) Thời gian hoạt 8 + Caferman và Cooke (2002) động (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  11. 9 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Học viên sử dụng mô hình trên để kiểm tra xem liệu rằng trong các nhân tố này có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không. SDDI = ß0+ ß1QMDN+ ß2SHNGOAI+ ß3SHNN+ ß4SHQL + ß5ROA + ß6 HDQT + ß7 DBTC + ß8 TGHD + e Trong đó: SDDI : Chỉ số công bố thông tin; QMDN : Quy mô doanh nghiệp SHNNGOAI : Tỷ lệ sở hữu nước ngoài SHNN : Tỷ lệ sở hữu nhà nước SHQL : Tỷ lệ sở hữu quản lý ROA : Khả năng sinh lời HDQT : Mức độ độc lập hội đồng quản trị DBTC : Đòn bẩy tài chính TGHD: Thời gian hoạt động ß0: Tham số chặn; ß1, ß2,ß3,..ß8: Các tham số chưa biết của mô hình ε: Sai số ngẫu nhiên 2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN 2.3.1. Đo lƣờng các biến độc lập Bảng 2.1. Phƣơng pháp đo lƣờng các biến độc lập TT Nhân tố Đo lƣờng các biến Quy mô doanh 1 Logarith của tổng doanh thu nghiệp Sở hữu nước Tỷ lệ số cổ phần được sở hữu bởi cá nhân, tổ 2 ngoài chức nước ngoài/Tổng số cổ phần 3 Sở hữu nhà Tỷ lệ số cổ phần được sở hữu bởi nhà nước/Tổng
  12. 10 nước số cổ phần Sở hữu người Tỷ lệ số cổ phần được sở hữu bởi người quản 4 quản lý lý/Tổng số cổ phần Khả năng sinh 5 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản lời Mức độ độc lập Số thành viên hội đồng quản trị không tham gia 6 của hội đồng điều hành/Tổng số thành viên hội đồng quản trị quản trị Đòn bẩy tài 7 Nợ phải trả/Tổng tài sản chính Thời gian hoạt 8 Năm tồn tại - Năm thành lập động 2.3.2. Đo lƣờng biến phụ thuộc a. Đề xuất danh mục thông tin phát triển bền vững Luận văn này dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và chọn lọc danh mục công bố thông tin theo hướng dẫn của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (Phần lớn theo hướng dẫn Báo cáo phát triển bền vững GRI G4) có điều chỉnh loại trừ một số thông tin bắt buộc công bố theo quy định Thông tư số 52/2012/TT- BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Một số mục và chỉ mục bị loại trừ khỏi danh sách cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, cuối cùng tác giả chọn danh mục CBTT PTBV gồm 87 chỉ mục (Xem Phụ lục 01 đính kèm). b. Phương pháp đo lường biến phụ thuộc Trên cơ sở danh mục thông tin phát triển bền vững có thể được công bố, nếu thông tin được công bố sẽ được nhận giá trị 1, nếu
  13. 11 không công bố sẽ nhận giá trị 0. Như vậy, chỉ số CBTT PTBV của doanh nghiệp sẽ được tính như sau: Ij: Chỉ số công bố thông tin của doanh nghiệp j, 0≤Ij≤1 dij = 1 nếu mục thông tin i được công bố, = 0 nếu mục thông tin i không được công bố. nj = số lượng mục thông tin phát triển bền vững mà doanh nghiệp j có thể công bố, nj≤87 2.4. MẪU NGHIÊN CỨU Theo các nhà nghiên cứu Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành hồi quy cho kết quả tốt nhất, cỡ mẫu cần thiết được tính theo công thức sau: N >= 8M + 50. Trong đó: N là cỡ mẫu, M là số biến độc lập. Như vậy, kích cỡ mẫu được xác định là N>=8*8 + 50 =114 Tổng thể được xác định là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, trên cả 3 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Upcom có tất cả 160 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này niêm yết. Tuy nhiên do thời gian và khả năng giới hạn, nghiên cứu này sẽ được tiến hành trên mẫu 83 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 - 2017 tạo thành 164 biến quan sát. 2.5. XỬ LÝ DỮ LIỆU - Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T- Test) - Kiểm định giả thuyết bằng phương trình hồi quy tuyến tính bội
  14. 12 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG CBTT PTBV CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM Tỷ lệ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang tăng dần qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ công bố thông tin là 41.47%, năm 2017 là 43.50% tăng 2.03%. Mức tỷ lệ công bố thông tin xã hội trung bình trong 2 năm là 42.48%. Nhìn chung, tỷ lệ CBTT PTBV của ngành nông nghiệp hiện nay vẫn còn khá thấp. 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.2.1. Thống kê các thông tin cơ bản về các biến số trong mô hình hồi quy * Tỷ lệ mức độ độc lập trung bình của HĐQT là 68.05%, tỷ lệ độc lập nhỏ nhất là 28.6% và tỷ lệ độc lập cao nhất là 100%. * Tỷ lệ sở hữu của người quản lý trung bình là 11.50%, trong đó tỷ lệ cao nhất là 85.4%, tỷ lệ thấp nhất là 0%. * Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình là 17.71%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất là 49%, tỷ lệ thấp nhất là 0%. * Tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình là 14.69%, trong đó tỷ lệ cao nhất là 96.7%, tỷ lệ thấp nhất là 0%. * Đòn bẩy tài chính có tỷ lệ thấp nhất là 0.023 lần cao nhất là 3.051 lần mức trung bình là 0.489 lần. * Tỷ lệ khả năng sinh lời lớn nhất là 84%, thấp nhất là -1.1%, tỷ lệ trung bình là 33%. * Số năm hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông
  15. 13 nghiệp trung bình là 3 năm. Thấp nhất là 1.1 năm, dài nhất là gần 11 năm. * Tỷ lệ CBTT PTBV của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam cao nhất là 73%, thấp nhất là 13%, tỷ lệ trung bình là 42.48%. 3.2.2. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của các biến trong mô hình hồi quy Các biến quan sát trong mô hình nhìn chung đều đạt phân phối chuẩn của dữ liệu 3.2.3. Phân tích mối quan hệ của từng biến độc lập với việc CBTT PTBV a. Nhân tố mức độ độc lập của hội đồng quản trị Các công ty có tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành cao hơn 1/3 có mức độ CBTT PTBV cao hơn so với các doanh nghiệp có tỷ trọng này dưới 1/3 (44.16% > 42.42%) Với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.418 > 0.05. Như vậy có thể kết luận rằng mức độ thông tin về phát triển bền vững không có sự khác biệt giữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành CBTT PTBV của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. b. Nhân tố sở hữu của các nhà quản lý Kết quả phân tích cho thấy mức độ thông tin về PTBV có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phân theo có tồn tại sở hữu quản lý hay không sở hữu quản lý niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cụ thể công ty có tồn tại sở hữu của quản lý có mức CBTT PTBV cao hơn. Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu quản lý >=20% có mức độ công bố thông tin PTBV bằng 36.82% thấp hơn các doanh nghiệp sở hữu quản lý
  16. 14 c. Nhân tố sở hữu nhà nước Kết quả thống kê cho thấy mức độ thông tin về phát triển bền vững không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phân theo tồn tại sở hữu nhà nước hay không có sự tồn tại sở hữu nhà nước niêm yết trên TTCK Việt Nam. d. Nhân tố sở hữu nước ngoài Kết quả thống kê cho thấy những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì mức công bố thông tin PTBV càng lớn. 3.2.4. Phân tích tƣơng quan giữa các biến trong mô hình  Về mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Dựa vào hệ số Pearson và Sig trên cho thấy các biến SHQL, SHNNGOAI, QMDN, DBTC, ROA, TGHD có giá trị Sig
  17. 15 Kết quả thống kê cho thấy mô hình có R2 hiệu chỉnh = 0.353 tức là mô hình có độ tin cậy 35.3%. Như vậy 5 biến TGHD, ROA, DBTC, QMDN, SHNNGOAI giải thích được 35.3% chỉ số CBTT PTBV (SDDI) còn lại 64.5% được giải thích bởi các yếu tố khác. * Kiểm tra tự tương quan Hệ số Durbin - Watson là 1.768 với 164 biến quan sát và 5 biến độc lập. Tra bảng thống kê Durbin - Watson với số biến quan sát là N =164 (quy chiếu N=150), k = 5 biến độc lập, ta có dL = 1.665 và dU = 1.802. Ta nhận thấy rằng dU = 1.770 nhỏ hơn 1.802 (hệ số Durbin - Watson) và hệ số này nhỏ hơn 2.335 (= 4 – dL, với dL =1.768), vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. * Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0.000 nhỏ hơn 0.05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 35.3% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. * Kiểm tra ý nghĩa của các tham số hồi quy Qua bảng thống kê trên cho thấy cả 5 biến SHNNGOAI, QMDN, DBTC, ROA, TGHD có giá trị Sig. của hệ số B đều nhỏ hơn 0.05 qua đó có thể kết luận cả 5 biến này đều ảnh hưởng đến chỉ số CBTT PTBV của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp có niêm yết trên TTCK Việt Nam. * Kiểm tra đa cộng tuyến Hệ số VIF của mô hình từ 1.080 – 1.196
  18. 16 SDDI = - 0.502 + 0.183SHNNGOAI + 0.230QMDN+ 0.052DBTC + 0.106 ROA + 0.021 TGHD Từ hệ số hồi quy Beta ta xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: SDDI = 0.240SHNNGOAI + 0.342QMDN+ 0.153DBTC + 0.174ROA + 0.160 TGHD Hay Chỉ số CBTTPTBV = 0.240 Sở hữu nƣớc ngoài + 0.342 Quy mô doanh nghiệp + 0.153 Đòn bảy tài chính + 0.174 Lợi nhuận trên tài sản + 0.160 Thời gian hoạt động Từ mô hình hồi quy chuẩn hóa cho thấy Quy mô là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (Beta = 0.342) đến chỉ số công bố thông tin bền vững của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tiếp theo là yếu tố sở hữu nhà nước có tác động lớn thứ nhì với hệ số Beta = 0.240. Tỷ suất sinh lời trên tài sản có mức ảnh hưởng thứ 3 với beta = 0.174, thời gian hoạt động có mức ảnh hưởng thứ 4 với beta = 0.160. Đòn bẩy tài chính có mức ảnh hưởng thấp nhất đến chỉ số công bố thông tin bền vững của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp với hệ số Beta = 0.153. *Kiểm tra phần dư Kiểm tra phần dư cho thấy xấp xỉ chuẩn với trị trung bình (Mean = 0.000) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) = 0.985 (xấp xỉ bằng 1). Bên cạnh đó, biểu đồ phần dư với đường cong chuẩn có dạng hình chuông đối xứng với tần số cao nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên. Nên phần dư cũng có phân phối chuẩn, điều này chứng tỏ sự phù hợp khi sử dụng phương pháp hồi quy bội.
  19. 17 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Thực trạng việc CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả thống kê về chỉ số CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ở Chương 2 cho thấy rằng, chỉ số CBTT PTBV trung bình của các doanh nghiệp giai đoạn nghiên cứu 2016 - 2017 chỉ đạt 42.48%, so với chỉ số tối đa là 100% thì có thể thấy rằng mức độ CBTT PTBV của các doanh nghiệp là tương đối thấp. Điều này phản ánh thực tế rằng phần lớn các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến việc CBTT PTBV của doanh nghiệp mình ra bên ngoài cũng như chưa thấy được tầm quan trọng của việc CBTT PTBV. 4.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp là các số liệu, mục, chỉ mục thông tin của các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã được công bố trên báo thường niên, báo cáo thông tin về môi trường trong hai năm 2016, 2017. Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng thang đo không trọng số để phân tích; chỉ mục thông tin nào được công bố trong danh mục thông tin phát triển bền vững được đánh giá là 1, dữ liệu nào không được công bố đánh giá là 0, trên cơ sở đó đo lường những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các nhân tố ảnh hưởng việc công bố thông tin môi trường của các DN thuộc lĩnh vực nông
  20. 18 nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.1.3. Ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc quản trị doanh nghiệp đến mức độ CBTT PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam a. Nhóm có ảnh hưởng đến mức độ CBTT PTBV * Quy mô công ty Kết quả phân tích cho thấy, Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị tổng doanh thu quân trong năm là biến có ảnh hưởng cùng chiều đến việc CBTT PTBV và mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Do đó, giả thuyết H5 được chấp nhận, tức là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT PTBV càng cao. Ngoài ra, xét theo quy luật chung có thể thấy rằng, khi một doanh nghiệp có quy mô tài sản càng lớn, công ty sẽ có nhiều giao dịch phát sinh và tiếp xúc với rất nhiều các bên liên quan khác nhau. Do đó, nhằm mục đích xây dựng và nâng cao lòng tin của các bên liên quan, đảm bảo với họ về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì việc chú ý đến các hoạt động trách nhiệm xã hội và công bố thông tin về phát triển bền vững luôn được doanh nghiệp này xem là nhiệm vụ quan trọng và mang lại hiệu quả cao. * Sở hữu nước ngoài Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đến mức độ CBTT PTBV theo hướng cùng chiều, tương ứng với giả thuyết H3 được chấp nhận, rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài càng cao thì sẽ có mức độ CBTT PTBV cao tương ứng. Có thể thấy rằng, việc có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thành phần chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam đã góp phần vào việc gia tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0