Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá mức độ và chất lượng CBTT về BCBP trên cả ba loại báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính cuối niên độ, báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính quý 2 của các CTNY trên HNX. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT về BCBP.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN VIẾT VẤN NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 08.34.03.01 Đà Nẵng – 2021
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU CƯỜNG Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 2: T.S. TRẦN ANH HOA Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 03 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK), thông tin luôn là yếu tố quan trọng, nhạy cảm và ảnh hưởng đến hành vi của mọi đối tượng tham gia thị trường. Công bố thông tin (CBTT) của các công ty tham gia trên TTCK ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư một cách trực tiếp. Yêu cầu của các nhà đầu tư đối với việc CBTT đang ngày càng cao hơn đối với cả thông tin bắt buộc phải công bố và cả với thông tin được công bố tự nguyện. Thông tin được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là thông tin tài chính, nhưng nhu cầu về thông tin phi tài chính gần đây cũng dần được quan tâm hơn. Trong giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) hoạt động ngày càng phức tạp bởi áp dụng các chiến lược đa dạng lĩnh vực kinh doanh (LVKD). Các đơn vị kinh doanh này khi thực hiện các chiến lược kinh doanh này không những tạo ra sự phong phú về LVKD mà còn ở các thị phần, thị phần hay nói cách khác là khu vực địa lý (KVĐL) khác nhau. Thông tin về BCBP đã dần được quan tâm với nhà đầu tư sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC), những thông tin này giúp cho nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của DN một cách chi tiết hơn, phục vụ tốt hơn cho việc đề ra các quyết định có liên quan. Nghiên cứu của Odia và Imagbe (2015) đã chỉ ra rằng việc trình bày thông tin bộ phận là để cung cấp cho người sử dụng thông tin về các bộ phận kinh doanh và địa lý khác nhau trong hoạt động của một thực thể đa dạng. Việc cung cấp những thông tin này cho phép các nhà đầu tư và những người dùng khác đưa ra quyết định sáng suốt về
- 2 thực thể. Dữ liệu bộ phận của một công ty rất quan trọng vì nó có thể hỗ trợ khả năng so sánh thông tin của đơn vị này với các đơn vị khác trong ngành và từ năm này sang năm khác với thông tin tương tự. Đối với các nhà phân tích, Nguyễn Hữu Cường (2015) đã tổng hợp được rằng thông tin về báo cáo bộ phận (BCBP) rất hữu ích đối với nhóm người dùng này vì nó là cơ sở để họ dự báo doanh thu và lợi nhuận (hợp nhất) của đơn vị báo cáo; đồng thời thông tin này cũng rất cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế các công ty. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 (VAS 28) được ban hành sau gần 15 năm nhưng các đơn vị báo cáo áp dụng để lập và trình bày báo cáo bộ phân (BCBP) vẫn còn khập khiễng; Thông tin bộ phận được công bố còn đơn sơ và ít ỏi hoặc chỉ để đối với việc tuân thủ. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu đối với vấn đề CBTT về BCBP của các công ty niêm yết (CTNY), đặc biệt là nghiên cứu về vấn đề này trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin BCBP nêu trên, nhu cầu sử dụng và đánh giá CBTT về BCBP của các CTNY ngày càng trở nên hết sức cần thiết. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội” đề thực hiện Luận văn thạc sĩ này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá mức độ và chất lượng CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC gồm BCTC cuối niên độ, BCTC bán niên và BCTC quý 2 của các CTNY trên HNX.
- 3 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT về BCBP. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ và chất lượng CBTT về BCBP trong BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong phạm vi là BCTC cuối niên độ, BCTC bán niên và BCTC quý 2 của niên độ kế toán 2019 của các CTNY trên HNX. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phương pháp phân tích nội dung. Cụ thể, luận văn đã sử dụng số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp gồm các BCTC cuối niên độ đã được kiểm toán, BCTC bán niên đã soát xét và BCTC quý 2 của các công ty năm 2019 được niêm yết trên HNX có công bố BCBP trong thuyết minh BCTC. Trên cơ sở tổng hợp các quy định hiện hành có liên quan đến việc lập và trình bày thông tin BCBP, tác giả đã xây dựng hệ thống chỉ mục CBTT về BCBP và thang đo tương ứng để đo lường mức độ CBTT về BCBP theo cách tiếp cận của phương pháp phân tích nội dung. Luận văn đã thực hiện việc phân tích hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT về BCBP. Từ đó, kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua thông số hồi quy được ước lượng bằng phương pháp hồi quy nhị phân (binary logistic).
- 4 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố thông tin về báo cáo bộ phận Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên thế giới và Việt Nam hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu CBTT về BCBP. Các nghiên cứu còn khiêm tốn đã công bố này đã đánh giá được phần nào mức độ CBTT về BCBP và cung cấp một số bằng chứng về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT về BCBP. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu thực hiện trên BCTC cuối niên độ, chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên BCTC bán niên và BCTC quý. Sự khác biệt về đặc điểm các CTNY giữa hai sở giao dịch chứng khoán này hàm ý rằng nếu chỉ vận dụng các kết quả từ nghiên cứu trước đây thì chưa đủ cơ sở để đánh giá tổng quan về mức độ CBTT về BCBP cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT này trên cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Và do vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo được thực hiện, đặc biệt là nghiên cứu đối với các CTNY trên HNX
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 1.1.1. Quá trình hình thành các quy định về báo cáo bộ phận Việc trình bày BCBP đầu tiên được quy định vào năm 1969, khi đó Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ yêu cầu phải trình bày các thông tin hoạt động kinh doanh trong các tài liệu niêm yết của DN. Đến cuối năm 1974 thì Ủy ban này yêu cầu các CTNY phải trình bày thông tin này trên báo cáo thường niên. Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ SFAS 14 về BCTC cho bộ phận kinh doanh được Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ (FASB) ban hành lần đầu năm 1976 quy định việc lập BCBP bắt buộc bao gồm các nội dung cơ bản như: phạm vi áp dụng, cơ sở xác định bộ phận báo cáo, các thông tin cần báo cáo, v.v và được thay thế bằng SFAS 131 năm 1997. SFAS 131 đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với SFAS 14. Trong đó, đáng chú ý là các tiếp cận mới nhằm xác định các bộ phận cần được trình bày thông tin riêng (reportable segments). Chuẩn mực kế toán quốc tế về BCBP được ban hành tương đối muộn hơn, IAS 14 về BCBP ra đời năm 1981, và sau đó IAS 14 được sửa đổi hai lần vào năm 1997 và 2003. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến phương thức mới để xác định bộ phận để trình bày (bộ phận báo cáo).
- 6 Ở Việt Nam, BCBP được lập và trình bày tuân thủ theo VAS 28. Chuẩn mực kế toán này được ban hành và công bố (đợt 4) theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005. 1.1.2. Nội dung báo cáo bộ phận Các công ty sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu vực khác nhau, địa bàn hoạt động khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông tin nhằm đánh giá kết quả hoạt động theo các loại sản phẩm và dịch vụ chủ yếu theo các LVKD hay theo KVĐL khác nhau được gọi là thông tin bộ phận. IFRS 8 định nghĩa bộ phận cần báo cáo không nhất thiết là một bộ phận theo LVKD hay theo KVĐL mà là các hoạt động kinh tế có thể tạo ra doanh thu và phát sinh chi phí (bao gồm cả doanh thu và chi phí liên quan đến các giao dịch giữa các bộ phận với nhau), có các thông tin tài chính riêng biệt cho chúng và kết quả hoạt động của chúng thường xuyên được các nhà quản lí xem xét để ra quyết định điều hành hoạt động. VAS 28 định nghĩa bộ phận cần báo cáo là một bộ phận theo LVKD hoặc một bộ phận theo KVĐL có thể phân biệt được của DN tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với bộ phận kinh doanh khác. Mặc dù VAS 28 chưa được cập nhật theo IFRS 8, với việc quy định nguyên tắc và phương pháp thiết lập các thông tin tài chính theo bộ phận khác nhau của công ty, VAS 28 vẫn có ý nghĩa trong việc giúp các đối tượng sử dụng BCTC đánh giá đúng hơn các rủi ro và
- 7 lợi ích kinh tế của công ty và có những nhận định đúng đắn về công ty (Phạm Thị Thủy, 2013). 1.1.3. Vai trò của báo cáo bộ phận Mục đích của thông tin BCBP là cung cấp thông tin về các hoạt động kinh doanh đang được DN tổ chức thực hiện ở các môi trường kinh tế khác nhau. Tổ chức thu thập và công bố những thông tin này làm tăng tính hữu ích của thông tin vì người sử dụng có cơ sở hơn cho việc xem xét và đưa ra quyết định kinh tế bên cạnh việc đánh giá các số liệu khái quát đã được cung cấp thông qua các BCTC cho mục đích chung. BCBP nhằm hỗ trợ người sử dụng BCTC hiểu rõ về tình hình hoạt động của công ty, cho phép thực hiện việc so sánh số liệu giữa các năm trước và năm báo cáo, đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của công ty và đưa ra những đánh giá hợp lý về công ty. 1.1.4. Quy định về trình bày báo cáo bộ phận VAS 28 yêu cầu trình bày thông tin trên cơ sở các thông tin tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán quy định đối với việc trình bày trong BCTC hợp nhất. Đơn vị báo cáo xác định BCBP chính yếu theo LVKD hay KVĐL căn cứ vào tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của các bộ phận này. Việc nhận biết được nguồn và tính chất chủ yếu của rủi ro và các tỷ suất sinh lời khác nhau phải dựa vào cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty và hệ thống BCTC nội bộ cho Ban Giám đốc (BGĐ) (Bộ Tài chính, 2006, VAS 28, đoạn 25). VAS 28 quy định trình bày đối với bộ phận chính yếu khác với bộ phận thứ yếu (Bộ Tài chính, 2006, VAS 28, đoạn 24). Đối với BCBP chính yếu bắt buộc phải trình bày các chỉ tiêu gồm doanh thu bộ phận, kết quả bộ phận, tổng giá trị còn lại của tài
- 8 sản bộ phận, nợ phải trả bộ phận, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), tổng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trả trước dài hạn phân bổ cho các bộ phận, tổng các khoản chi phí lớn không bằng tiền, và bảng đối chiếu giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng cộng trong BCTC của công ty hoặc BCTC hợp nhất (Bộ Tài chính, 2006, đoạn 49-61). 1.1.5. Đo lƣờng mức độ công bố thông tin về báo cáo bộ phận 1.1.6. Đo lƣờng chất lƣợng công bố thông tin về báo cáo bộ phận 1.2. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 1.2.1. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế được phát triển từ rất sớm vào những năm 1970 (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết nhằm lý giải các vấn đề liên quan đến quản trị công ty, làm nền tảng cho các nghiên cứu về hành vi của cổ đông (những người chủ) và người làm (người quản lý/đại diện công ty) thông qua các hợp đồng để thực hiện công việc. 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết tín hiệu cho rằng do sự bất đối xứng thông tin giữa bên trong DN và nhà đầu tư sẽ gây ra sự bất lợi cho nhà đầu tư. Do đó, các DN cung cấp thông tin tự nguyện và phát tín hiệu tích cực đến nhà đầu tư (Watts và Zimmerman, 1986). Lý thuyết tín hiệu ban đầu được phát triển để làm rõ sự bất đối xứng thông tin trên thị trường lao động (Spence, 1973). Lý thuyết tín hiệu cũng giả định rằng một công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ cố tình phát tín hiệu cho thị trường. Lý
- 9 thuyết tín hiệu đã góp phần vào việc giải thích rằng những công ty có kết quả kinh doanh tốt sẽ vận dụng chính sách kế toán để thể hiện ưu điểm này như công bố nhiều thông tin nhiều hơn. Ngược lại, những công ty có kết quả kinh doanh xấu hơn sẽ cố gắng che giấu đi những khuyết điểm này như là hạn chế CBTT ra bên ngoài. 1.2.3. Lý thuyết chi phí chính trị Lý thuyết này nhấn mạnh tính bất lợi trong cạnh tranh của việc gia tăng CBTT (Verrecchia, 1983). Nội dung căn bản của lý thuyết chi phí chính trị là một công ty chịu chi phí chính trị cao dự kiến sẽ công bố thêm nhiều thông tin đến thị trường nhằm hạn chế chi phí chính trị này. Hơn nữa, các công ty sẽ luôn quan tâm đến vị trí cạnh tranh của mình nhằm lựa chọn mức CBTT phù hợp. Lý thuyết về ảnh hưởng của chính trị cho rằng các nhà quản lý sẽ đưa ra các quy định, quyết định có lợi ích liên quan đến công ty (như chính sách về thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh v.v.) dựa trên thông tin được công bố bởi các công ty (Paul và Largay III, 2005). 1.2.4. Lý thuyết chi phí sở hữu Những bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến quyết định cung cấp các thông tin của công ty. Lý thuyết chi phí sở hữu liên quan đến việc CBTT được phát triển bởi Dye (1986) và Verrecchia (1983). Lý thuyết chi phí sở hữu được vận dụng để lý giải mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí CBTT. Các nhà quản lý thường cân nhắc loại thông tin nào phù hợp nhất để họ công bố ra bên ngoài vì lo ngại rằng các đối tác bên ngoài, như đối thủ cạnh tranh hay các nhóm lợi ích khác, có thể tận dụng những thông tin này làm tổn hại đến công ty.
- 10 1.2.5. Lý thuyết kinh tế thông tin Lý thuyết kinh tế thông tin đã được áp dụng từ những năm 1970, để đánh giá mức độ mà thị trường tài chính cũng như các tổ chức khác xử lý truyển đạt thông tin (Stiglitz, 2008). Lý thuyết này được hình thành trên cơ sở của các nghiên cứu về sự lựa chọn bất lợi trên thị trường sản phẩm do bên bán có thông tin nhiều hơn người mua. Nguyen (2015) đã tóm lược rằng mức độ CBTT được nhà quản lý xác định bởi sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích liên quan đến việc CBTT nhằm giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin. Bất đối xứng xứng thông tin làm gia tăng thêm chi phí của các giao dịch mua bán cổ phiếu của các CTNY. Do vậy, cam kết cải thiện mức độ CBTT nhằm làm giảm bất cân xứng thông tin hoặc là giữa DN với các nhà đầu tư hoặc là giữa các nhà đầu tư. Với các nhà quản lý, việc cân nhắc để quyết định mức độ CBTT bao gồm cả việc đánh giá giá trị của thông tin công bố hoặc tính hữu ích của nó đối với các thành viên của thị trường. Việc áp dụng lý thuyết đại diện trong khuôn khổ của lý thuyết kinh tế thông tin là phù hợp hơn, nhằm đánh giá một cách sâu sắc hơn hiện tượng và cách ứng xử của các DN trong CBTT. Bởi lẽ, ở các đơn vị có sự tách rời giữa quyền sở hữu vốn và quyền điều hành các hoạt động của công ty, có nghĩa là đều phát sinh vấn đề đại diện và bất cân xứng thông tin – thì CBTT tất yếu phải được thực hiện (Nguyễn Hữu Cường, 2017). Các nhà quản lý của mỗi DN ứng phó với việc CBTT không giống nhau, do sự đánh đổi chi phí và lợi ích là kháu nhau vì tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Chính vì thế việc áp dụng lý thuyết
- 11 kinh tế thông tin là phù hợp nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có một cơ sở thống nhất khi thực hiện các nghiên cứu định lượng nhằm kiểm chứng các giả thuyết về sự chênh lệch trong mức độ CBTT trên các loại BCTC được công bố có sự khác nhau về bối cảnh CBTT (Nguyễn Hữu Cường, 2017). 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN Bảng 1.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP và chất lƣợng CBTT kế toán. Nhân tố ảnh hƣởng Kế thừa nghiên cứu trƣớc Công ty kiểm toán (-) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Thời gian niêm yết (?) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Tỷ suất sinh lời (?) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Đòn bẩy tài chính (+) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Tốc độ tăng trưởng (*) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Sở hữu nhà nước (-) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Lĩnh vực hoạt động công Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị nghiệp (?) Ngọc Mùi (2020) Khả năng thanh toán (+*) Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị Ngọc Mùi (2020) Mức độ độc lập giữa HĐQT và Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị
- 12 Nhân tố ảnh hƣởng Kế thừa nghiên cứu trƣớc BGĐ (-) Ngọc Mùi (2020) Sự kiêm nhiệm của chủ tịch Nguyễn Hữu Cường và Trịnh Thị HĐQT và TGĐ (-) Ngọc Mùi (2020) Quy mô công ty (+) Trần Viết Hoàng (2015) Số lượng các cuộc họp của Xu và Rhee (2018) HĐQT và BGĐ (?) Quy mô HĐQT (?) Xu và Rhee (2018) Chú thích: (+) Ghi nhận tác động cùng chiều; (-) Ghi nhận tác động ngược chiều; (*) Ghi nhận tác động ngược chiều trên BCTC cuối niên độ, nhưng lại ghi nhận tác động cùng chiều trên BCTC bán niên; (+*) Ghi nhận sự tác động cùng trên trên BCTC bán niên; (?) Không ghi nhận được sự tác động. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- 13 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Công ty kiểm toán H1: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các BCTC được kiểm toán (hoặc soát xét) bởi những công ty kiểm toán thuộc Big 4 2.1.2. Thời gian niêm yết H2: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có thời gian niêm yết dài hơn 2.1.3. Tỷ suất sinh lời H3: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có tỷ suất sinh lời lớn hơn 2.1.4. Đòn bẩy tài chính H4: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có đòn bẩy tài chính lớn hơn 2.1.5. Tốc độ tăng trƣởng H5: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ thấp hơn đối với các công ty có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2.1.6. Sở hữu nhà nƣớc H6: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có vốn sở hữu của nhà nước 2.1.7. Lĩnh vực hoạt động công nghiệp H7: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
- 14 2.1.8. Khả năng thanh toán H8: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có khả năng thanh toán nhanh hơn 2.1.9. Mức độ độc lập giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc H9: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT và BGĐ cao hơn 2.1.10. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc H10: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ thấp hơn đối với các công ty có sự kiêm nhiệm của hai chức danh chủ tịch HĐQT và TGĐ 2.1.11. Quy mô công ty H11: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có tổng tài sản lớn hơn 2.1.12. Số lƣợng các cuộc họp của hội đồng quản trị và ban giám đốc H12: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có số lượng các cuộc họp của HDQT và BGĐ nhiều hơn 2.1.13. Quy mô hội đồng quản trị H13: Chất lượng CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty có số lượng thành viên HĐQT nhiều hơn 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết lập mô hình Nhằm phân tích ảnh hưởng của mười ba nhân tố đến chất lượng CBTT về BCBP, luận văn sử dụng phương trình sau để thực hiện việc kiểm định hồi quy.
- 15 QDSibb= β0 + β1ADTi + β2AGEi + β3ROEi + β4LEVi + β5GRWi+ β6OWNi+ β7INDi+ β8LIQi+ β9BINi+ β10DCi β11SIZEi + β12BMT i + β13BSZi + Trong đó: QDSbb là chất lượng CBTT về BCBP. ADTi là công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán trên BCTC cuối niên độ hoặc soát xét trên BCTC bán niên của công ty i; AGEi là thời gian niêm yết của công ty i; ROEi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty i; LEVi là đòn bẩy tài chính của công ty i; GRWi là tốc độ tăng trưởng của công ty i; OWNi là sở hữu nhà nước của công ty i; INDi là lĩnh vực hoạt động công nghiệp của công ty i; LIQi là khả năng thanh toán hiện hành của công ty i; BINi là mức độ độc lập giữa HĐQT và BGĐ của công ty i; DCi là sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ của công ty i; SIZEi là quy mô công ty của công ty i; BMTi là số lượng các cuộc họp của HĐQT của công ty i; BSZi là số lượng thành viên trong HĐQT của công ty i; β0 đến β13 là các hệ số hồi quy và là sai số ngẫu nhiên.
- 16 Mô hình này sẽ lần lượt được kiểm định đối với các biến tương ứng với BCTC cuối niên độ (được gọi là Mô hình 1), BCTC bán niên (được gọi là Mô hình 2) của các CTNY trên HNX năm 2019. Riêng đối với BCTC quý 2 không kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT về BCBP vì có quá ít các đơn vị có CBTT về BCBP trên BCTC quý 2. Luận văn áp dụng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng CBTT về BCBP. 2.2.2. Đo lƣờng mức độ và chất lƣợng công bố thông tin Đo lường mức độ CBTT về BCBP Các mục thông tin trong BCBP được đánh giá và cho điểm theo nguyên tắc nếu một mục tin được công bố trong BCTC sẽ được gán giá trị bằng một “1” và một mục tin không công bố sẽ được gán giá trị bằng không “0”, và mục thông tin được yêu cầu công bố hiển nhiên không liên quan đến đơn vị sẽ không được gán giá trị (hay gán giá trị “NA” và được loại khỏi công thức đánh giá mức độ CBTT). Đo lường chất lượng CBTT về BCBP Vận dụng kết quả nghiên cứu liên quan đến CBTT trên từ các nước trên thế giới. Luận văn thực hiện đo lường chất lượng CBTT về BCBP theo thang đo có trọng số nhằm đánh giá mức độ chi tiết của các chỉ tiêu mà DN có thể trình bày ở nhiều cấp độ khác nhau. Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin đã được xây dựng, từng mục thông tin tương ứng trong BCBP được nghiên cứu có thể sẽ được gán giá trị bằng “1”, hay là “2” hoặc “3” tương ứng với từng chỉ mục thông tin đó được công bố, hoặc được gán giá trị bằng “0” nếu thông tin đó không công bố. Ngoài ra, một chỉ mục nếu được
- 17 đánh giá nếu chắc chắn rằng là không liên quan để trình bày trên BCTC của đơn vị nghiên cứu thì sẽ được gán giá trị là “NA”. Để đo lường chất lượng CBTT về BCBP trên BCTC giữa các đơn vị, tất cả các chỉ mục thông tin trong các BCTC được đánh giá theo chín chỉ mục và thang đo có trọng số 2.2.3. Đo lƣờng các biến độc lập Danh sách các biến, tên gọi của biến, ký hiệu biến, cách thức đo lường và dự kiến chiều tác động của các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy đã được xây dựng tại mục 2.2.1 được liệt kê ở Bảng 2.4 sau đây. Bảng 2.4 Đo lƣờng các biến độc lập Dự kiến chiều ảnh Ký STT Tên biến Cách đo lƣờng hƣởng đến hiệu với biến phụ thuộc 1 ADT Chủ thể Biến giả, nếu chủ thể + kiểm toán kiểm toán thuộc (ADTi) nhóm Big 4 thì nhận giá trị là 1, ngược lại nhận giá trị là 0 2 AGE Thời gian Được tính từ lúc bắt + niêm yết đầu niêm yết trên thị (AGEi) trường chứng khoán đến thời điểm nghiên cứu (tức là năm 2019)
- 18 Dự kiến chiều ảnh Ký STT Tên biến Cách đo lƣờng hƣởng đến hiệu với biến phụ thuộc 3 ROE Tỷ suất sinh Tỷ suất sinh lời = Lợi + lời (ROEi) nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 4 LEV Đòn bẩy tài Đo bằng tỷ lệ + chính (LEVi) Nợ/Tổng tài sản 5 GRW Tốc độ tăng Đo lường bằng tỷ lệ - trưởng doanh thu năm 2019 (GRWi) so với năm trước đó 6 OWN Sở hữu nhà Biến giả, nếu công ty + nước có vốn sở hữu nhà (OWNi) nước thì nhận giá trị là 1, ngược lại nhận giá trị là 0 7 IND Lĩnh vực Biến giả, nếu công ty + hoạt động hoạt động trong lĩnh công nghiệp vực công nghiệp thì (INDi) nhận giá trị là 1, ngược lại nhận giá trị là 0 8 LIQ Khả năng Đo lường bằng tỷ lệ + thanh toán giữa tổng tài sản hiện hành ngắn hạn/tổng nợ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn