intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu giá trị thương hiệu bia Sài Gòn khảo sát ở Tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Dien_vi08 Dien_vi08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị thương hiệu, cụ thể đi sâu nghiên cứu về giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng; nhận diện và đánh giá các thành phần cấu thành giá trị thương hiệu Bia Sài Gòn dựa vào khách hàng khảo sát tại Tỉnh Daklak... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu giá trị thương hiệu bia Sài Gòn khảo sát ở Tỉnh Đăk Lăk

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> PHAN THỊ ĐOAN TRANG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THƢƠNG HIỆU<br /> BIA SÀI GÕN KHẢO SÁT Ở TỈNH DAKLAK<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> Mã số: 60.34.01.02<br /> <br /> Đà Nẵng – 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG<br /> Phản biện 2: PGS. TS. LÊ HỮU ẢNH<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây<br /> Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Thị trường bia Việt Nam hoạt động khá cạnh tranh với nhiều<br /> thương hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heineken, Sài gòn, Saporo,<br /> Huda,… từ phân khúc cấp thấp như bia hơi cho đến phân khúc<br /> thượng hạng. Sabeco với thương hiệu Bia Sài gòn là dòng bia phổ<br /> thông quen thuộc với phần đông người tiêu dùng ở Việt Nam, hiện<br /> kiểm soát khoảng 45% thị phần bia trong nước (Kirin, 2016)<br /> Có thể nói hiện nay việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã<br /> trở nên phổ biến và là một việc hết sức quan trọng đối với mỗi doanh<br /> nghiệp, nhất là đối vối các doanh nghiệp sản xuất bia và nước giải<br /> khát. Giá trị thương hiệu không những giúp doanh nghiệp duy trì giá<br /> trị của mình mà còn góp phần làm gia tăng lòng trung thành của<br /> khách hàng đối với sản phẩm của họ.<br /> Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng thương hiệu nào<br /> có giá trị càng cao trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp đó thu<br /> được doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu<br /> ảnh hưởng của thương hiệu đến hành vi người tiêu dùng để giúp cho<br /> doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh, các chính sách phát<br /> triển thương hiệu và chính sách bán hàng thật sự trở nên cần thiết.<br /> Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giá trị thương hiệu<br /> bia Sài Gòn khảo sát ở Tỉnh Đăk Lăk” để làm luận văn tốt nghiệp<br /> của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị thương hiệu, cụ thể đi sâu<br /> nghiên cứu về giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng.<br /> Nhận diện và đánh giá các thành phần cấu thành giá trị thương<br /> hiệu Bia Sài gòn dựa vào khách hàng khảo sát tại Tỉnh Daklak.<br /> <br /> 2<br /> Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển thương<br /> hiệu Bia Sài gòn tại Tỉnh Daklak.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Các thành phần cấu thành giá trị<br /> thương hiệu Bia Sài gòn dựa vào khách hàng.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Các thành phần cấu thành giá trị thương<br /> hiệu Bia Sài gòn dựa vào khách hàng tại Tỉnh Daklak.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo<br /> luận nhóm tập trung là khách hàng của Bia Sài gòn tại Tỉnh Daklak<br /> Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn<br /> trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin,<br /> thực hiện tại tỉnh DakLak. Dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu này sẽ<br /> được kiểm tra bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach<br /> alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA nhằm điều chỉnh các biến<br /> trong bảng câu hỏi cho phù hợp.<br /> 5. Bố cục đề tài<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về giá trị thương hiệu<br /> Chương 2: Thiết kế nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br /> Chương 4: Bình luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> (1) Trong bài báo của mình với tựa đề “Consumer-based<br /> brand equity: improving the measurement – empirical evidence”<br /> (tạm dịch: Giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng: Dần hoàn thiện<br /> sự đo lường thông qua khảo sát thực tế) đăng trên tạp chí The<br /> Journal of Product and Brand Management vào năm 2005, nhóm tác<br /> giả Pappu, Quester & Cooksey (2005) đã trình bày các kết quả của<br /> <br /> 3<br /> việc kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành giá trị thương<br /> hiệu của David Aaker (1991) trong thị trường ô tô và ti vi tại Úc.<br /> (2) Trong bài báo với tựa đề “A cross-national validation of<br /> the customer based brand equity scale” (tạm dịch: Đo lường giá trị<br /> thương hiêu dựa vào khách hàng ở những quốc gia khác nhau) được<br /> đăng trên tạp chí Journal of Product & Brand Management vào năm<br /> 2008, nhóm tác giả Buil, De chernatony & Martinez (2008) đã kiểm<br /> định mô hình giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng tại hai quốc gia<br /> là Anh và Tây Ban Nha.<br /> (3) Trong bài báo của mình với tựa đề “Measuring customer<br /> based brand equity: empirical evidence from the sportwear market in<br /> China” (tạm dịch: Đo lường giá trị thương hiêu dựa vào khách<br /> hàng: Cuộc khảo sát tại thị trường trang phục thể thao Trung Quốc)<br /> đăng vào năm 2009 trên tạp chí Journal of Product Brand<br /> Management, hai tác giả Tong & Hawley (2009) đã trình bày các kết<br /> quả của việc kiểm định mô hình giá trị thương hiệu dựa vào khách<br /> hàng của David Aaker (1991) trong thị trường trang phục thể thao<br /> Trung Quốc.<br /> (5) Bài báo với tựa đề “Exploring customer-based airline<br /> brand equity: Evidence from Taiwan” (tạm dịch: Khám phá giá trị<br /> thương hiệu dựa vào khách hàng trong ngành hàng không: Cuộc<br /> điều tra tại Đài Loan) đăng vào năm 2010 trên tạp chí<br /> Transportation Journal, hai tác giả Chen & Tseng (2010) đã nghiên<br /> cứu và trình bày kết quả về giá mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành<br /> phần tạo nên giá trị thương hiệu và sự tác động của các thành phần<br /> này lên toàn bộ giá trị thương hiệu trong thị trường hàng không Đài<br /> Loan.<br /> (6) Trong bài báo với tựa đề “Measuring customer based<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2