Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đo lường mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ PHƯỚC VŨ Phản biện 1: TS. Nguyễn Lan Phương Phản biện 2: TS. Nguyễn Trọng Hiếu Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 10 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc kinh doanh mà không cần để tâm đến các vấn đề khác. Vì vậy, TNXH và việc duy trì môi trường kinh doanh PTBV sẽ do Nhà nước thực hiện. Trái với quan điểm trên, một số khác cho rằng doanh nghiệp cần phải thực hiện TNXH song song với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường, với người lao động hay với cộng đồng. Bởi vì doanh nghiệp không thể tự hoạt động nếu không có đội ngũ lao động, tài nguyên từ thiên nhiên cũng như sự ủng hộ từ cộng đồng. Doanh nghiệp không thể tồn tại khi không có sự hỗ trợ của người lao động, yếu tố môi trường và cộng đồng địa phương nên nếu doanh nghiệp nào đó thực hiện các hoạt động TNXH hiệu quả như một khía cạnh của đạo đức kinh doanh thì điều này có thể giúp doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm và sự ủng hộ từ cộng đồng. Công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp là điều cần thiết, đây là cơ hội quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và tạo ấn tượng tốt với các bên liên quan. Bởi vì TNXH ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới nên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc công bố thông tin TNXH có tác động đến TQTC của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện TNXH cũng đồng nghĩa với việc giúp TQTC của doanh nghiệp có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện công bố thông tin TNXH vẫn chưa tập trung nhiều và chưa nhận diện được tầm quan trọng của việc thực hiện công bố thông tin TNXH. Việc thực hiện công bố thông tin TNXH chỉ mới dừng lại ở các tập đoàn lớn và các công ty niêm yết (chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam). Và hầu hết các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin TNXH đều chỉ tập
- 2 trung công bố các thông tin bắt buộc được trình bày trong mục 6 của Phụ lục Báo cáo thường niên trong thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020; trong khi đó, các chỉ tiêu về các hoạt động liên quan đến người lao động, cộng đồng - xã hội lại không được chi tiết hóa các chỉ tiêu cụ thể. Trong bài nghiên này, tác giả sẽ bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu công bố thông tin tự nguyện (những chỉ tiêu này đã được tác giả kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước và các chỉ tiêu này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại) để đánh giá mức độ công bố thông tin TNXH theo các chỉ tiêu công bố thông tin tự nguyện và công bố thông tin bắt buộc. Bên cạnh đó, công bố thông tin TNXH được coi là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp và giúp tăng tính minh bạch thể hiện qua trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với xã hội. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực; từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều chính sách và chiến lược kinh doanh tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện để phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: Đo lường mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH lên TQTC của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
- 3 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là mức độ công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp và tác động của mức độ công bố TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Phạm vi thời gian: Dữ liệu thực hiện nghiên cứu từ năm 2020 đến năm 2022. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện xuyên suốt trong bài luận văn. Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu của chỉ tiêu công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp và các chỉ số đo lường TQTC được trình bày tại BCTN và BCTC. Những thông tin này được thu thập từ các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả sẽ thực hiên mô hình phân tích hồi quy để đánh giá và phản ánh đúng tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đóng góp của nghiên cứu Việc công bố TNXH của doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng việc thực hiện công bố thông tin TNXH. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam; tuy nhiên, các nghiên cứu đều tiếp
- 4 cận các khu vực, quốc gia khác nhau nên các phương pháp và cách thức đo lường mức độ công bố thông tin TNXH cũng khác nhau; vì vậy, nhiều kết quả nghiên cứu thu được không có chung một kết quả phân tích. Vì đa phần mỗi nghiên cứu đều được thực hiện tại mỗi khu vực hoặc mỗi quốc gia khác nhau với các chính sách và quy định riêng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập các thông tin đo lường mức độ công bố thông tin TNXH. Do đó, các dữ liệu thu thập được sẽ khác nhau bởi vì những dữ liệu này sẽ phụ thuộc vào các quy định được ban hành tại từng khu vực thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu này, bên cạnh việc tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường công bố thông tin TNXH được tham chiếu từ thông tư quy định về việc công bố thông tin tại Việt Nam, tác giả sẽ bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến TNXH để việc đo lường mức độ công bố thông tin TNXH được đánh giá một cách chính xác nhất. Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng linh hoạt hai biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu để cung cấp thông tin đánh giá và kết quả nghiên cứu một cách khách quan nhất và nhằm làm đa dạng hóa kết quả nghiên cứu. Tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc; cụ thể, một biến phản ánh TQTC ngắn hạn trong quá khứ tại Việt Nam, một biến phản ánh thành quả tài theo thị trường theo các khía cạnh dài hạn trong tương lai; từ đó, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn toàn diện hơn khi đưa ra các quyết định quản trị đối với việc sử dụng thông tin TNXH của doanh nghiệp như chiến lược nhằm tạo ra lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp. 6. Cấu trúc bài luận văn Luận văn được trình bày theo 3 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về TNXH, công bố thông tin TNXH và TQTC - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu, kết luận và hàm ý chính sách 7. Tổng quan đề tài nghiên cứu
- 5 Nhìn chung, các nghiên cứu đều có chung một quan điểm là đối với hầu hết các công ty hoạt động tại các quốc gia có bối cảnh kinh tế và hệ thống luật pháp chặt chẽ, chỉ số mức độ công bố thông tin TNXH có xu hướng tác động tích cực đến TQTC của doanh nghiệp – tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Các tác giả đa phần chỉ sử dụng các chỉ số dựa trên giá trị sổ sách phản ánh TQTC trong ngắn hạn tại thời điểm quá khứ tại Việt Nam, trong khi các chỉ số dựa trên thị trường phản ánh các khía cạnh dài hạn trong tương lai như Tobin’Q thì chưa được tập trung nghiên cứu. Tobins’Q lại được nhà đầu tư quan tâm nhiều bởi giá trị doanh nghiệp đo lường theo giá trị thị trường thường liên quan trực tiếp việc phản ảnh lợi nhuận trong tương lai hoặc tiềm năng của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ xem xét cả hai thước đo gồm thước đo dựa trên dữ liệu sổ sách (ROE) và thước đo dựa trên dữ liệu thị trường (Tobin’Q) để đo lường đo TQTC. Bên cạnh đó, khái niệm công bố thông tin TNXH còn khá mới ở Việt Nam nên các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa hiểu đầy đủ và công bố chỉ số mức độ công bố thông tin TNXH chưa nhiều; kể từ đó, số lượng công ty được sử dụng làm mẫu đã bị hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều đo lường tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC được đo lường thông qua ROE và ROA mà bỏ qua các chỉ số tài chính quan trọng khác như Tobins’ Q. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trước đây vẫn chưa phản ánh tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH 1.1. Trách nhiệm xã hội 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội Theo Bowen (1953), trách nhiệm xã hội (TNXH) áp dụng cho hai đối tượng, đối tượng thứ nhất là áp dụng đối với các doanh nghiệp và đối tượng thứ hai là các tổ chức từ thiện. Tác giả cho rằng doanh nghiệp chỉ
- 6 là người quản lý tài sản và các doanh nghiệp không được xâm phạm quyền và lợi ích của người khác và các tổ chức từ thiện sẽ việc thực hiện chịu các khoản bồi thường các thiệt hại do doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Bên cạnh đó, TNXH của doanh nghiệp không chỉ gắn với đạo đức mà còn gắn với doanh nghiệp và cơ chế quản lý. Carroll đã phát biểu TNXH của doanh nghiệp có thể bao gồm các tiêu chuẩn mà các bên liên quan cho là đúng đắn và công bằng, đáp ứng kỳ vọng của xã hội về quyền công dân hoặc bao gồm các chương trình nhằm thúc đẩy phúc lợi và lợi ích của con người (Carroll, 2016). Carroll đã định nghĩa TNXH của doanh nghiệp là phải thực hiện đủ hai trách nhiệm sau đối với xã hội gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý; tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức được coi là kỳ vọng của xã hội đối với vào doanh nghiệp còn trách nhiệm từ thiện được xem là mong muốn của doanh nghiệp đối với xã hội (Carroll, 1979) và (Carroll, 1991). Tóm lại, TNXH của doanh nghiệp là được xem là một định nghĩa khá rộng với nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung, TNXH của doanh nghiệp là các hoạt động mà doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện thực thi vì mục tiêu phát triển xã hội và thực hiện các kỹ vọng của xã hội gồm: tuân thủ pháp luật, thực hiện và bảo đảm quyền con người, hỗ trợ các hoạt động cộng đồng và bảo vệ môi trường, đặc biệt sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên.
- 7 1.1.2. Các khía cạnh công bố thông tin trách nhiệm xã hội Nhìn chung, TNXH của doanh nghiệp được xem xét dựa trên bốn khía cạnh gồm TNXH liên quan đến các vấn đề như môi trường, lao động, hỗ trợ cộng đồng và sản phẩm. Một doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện công bố thông tin TNXH theo các cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện công bố thông tin TNXH theo ba trong bốn khía cạnh công bố thông tin TNXH hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu có một doanh nghiệp không thực hiện công bố bất kỳ khía cạnh nào trong bốn khía cạnh trên thì chúng ta có thể xem đây là trường hợp chưa thực hiện các hoạt động liên quan đến TNXH một cách đầy đủ. Việc doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin TNXH không nhất thiết phải khẳng định rằng doanh nghiệp đó đã thực hiện loại bỏ hoạt động liên quan đến TNXH trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội 1.2.1. Bản chất công bố thông tin trách nhiệm xã hội Theo Farvaque (2011), tác giả định nghĩa công bố thông tin doanh nghiệp là sự tải thông tin tin từ bên trong của doanh nghiệp đến với đối tượng có quan tâm ở bên ngoài doanh nghiệp. Theo tác giả những thông tin mà doanh nghiệp công bố không chỉ là những thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và cổ đông của doanh nghiệp mà còn là những thông tin khác (đặc biệt là những thông tin về chính sách môi trường và xã hội của doanh nghiệp) theo yêu cầu của các bên liên quan khác (Farvaque, 2011). Gray (1995) cho rằng công bố thông tin TNXH (CSRD) là quá trình cung cấp thông tin về những ảnh hưởng đến môi trường và xã hội do những hoạt động sản xuất kinh doanh/cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm trong xã hội (các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp). 1.2.2. Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đo lường công bố thông tin TNXH (CSRD) trên thế giời, mỗi nghiên cứu đều luôn có nhiều cách thức
- 8 đo lường khác nhau. Đo lường mức độ công bố thông tin TNXH (CSRD) bằng việc tính số lượng thông tin thông qua đếm số ký tự, số từ, số câu, số trang, và tỷ lệ lượng thông tin TNXH so với tổng thông tin doanh nghiệp công bố trên các báo cáo. Cách đo lường tiếp theo được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện hơn, đó cách đo lường thông qua chỉ số công bố thông tin TNXH thông qua một danh mục các khía cạnh công bố thông tin trách nhiệm khác nhau gồm công bố thông tin TNXH liên quan đến môi trường, lao động, xã hội. Cách đo lường tiếp theo được xem là cách đo lường phản ánh được đầy đủ lượng thông tin TNXH mà doanh nghiệp công bố, nghiên cứu của các tác giả gồm Khlif và cộng sự (2015), Lu và cộng sự (2015) đã đề xuất gán điểm cho mỗi chỉ mục trong danh sách kiểm tra theo điểm số như sau: gán điểm số 1 với thông tin được công bố định tính chung chung, gán điểm số 2 cho chỉ mục thông tin được công bố định tính mà được chi tiết về hoạt động TNXH cụ thể, gán điểm số 3 cho chỉ mục thông tin TNXH được công bố định lượng và định tính mà được chi tiết về hoạt động TNXH. Hoặc thực hiện đo lường mức độ công bố thông tin TNXH (CSRD) dựa trên dữ liệu đánh giá công bố thông tin của bên thứ ba. Các nhà nghiên cứu thường ưu tiên sử dụng dữ liệu từ bên thứ ba cung cấp tại các nước có sẵn dữ liệu vì tính tiện lợi và khách quan, tuy nhiên; cách thức đo lường theo dữ liệu bên thứ ba cung cấp thì bất khả thi đối với các nghiên cứu có quy mô mẫu lớn. 1.3. Thành quả tài chính 1.3.1. Khái niệm thành quả tài chính TQTC được xem là một công cụ đo lường tiềm năng phát triển của một tổ chức. Việc đo lường TQTC được thực hiện dựa trên việc lựa các chỉ tiêu phù hợp và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận từ góc độ tài chính, thành quả được đánh giá dựa trên kết quả tài chính mà một doanh nghiệp nhận được trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Egbunike (2018), tác giả đã phát biểu rằng TQTC được đánh giá thông qua việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tích hợp có hiệu quả và hữu
- 9 hiệu hay không (Egbunike, 2018). Ngoài ra, theo Orozco (2018) và Al- Sa’eed (2018), các tác giả cho rằng TQTC cũng phản ánh khả năng tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông. TQTC được xem là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp và là thông tin luôn được các bên liên quan quan tâm. Bằng cách hiểu các chỉ số đo lường TQTC, việc phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng như tối đa hoá lợi nhuận sẽ được các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản trị một cách nhanh chóng và kịp thời. 1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường thành quả tài chính TQTC doanh nghiệp thường được đo bằng các chỉ tiêu tài chính đo lường theo giá trị sổ sách ROE, ROA (profitability) hoặc đo lường dựa trên giá trị thị trường của doanh nghiệp (market value) như Tobins’Q. Đối với các chỉ tiêu tài chính đo lường theo giá trị số sách như ROE, ROA thì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có khả năng đo lường được và dễ dàng so sánh tuy nhiên cách đo dựa trên thông tin kế toán chỉ phản ánh TQTC ngắn hạn trong quá khứ. Trong khi đó, khi thực hiện đo lường TQTC dựa trên đánh giá của thị trường thì kết quả nghiên cứu sẽ được đánh giá một cách đúng đắn về tình hình tài chính tại thời điểm đo lường nên kết quả đo lường được đánh giá là khách quan hơn. 1.4. Tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính của doanh nghiệp Việc thực hiện phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp theo xu hướng như thế nào là câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Bởi vì các kết quả nghiên cứu trước đó đã cho ra nhiều kết luận khác nhau và được thể hiện theo ba xu hướng: tác động tích cực, tác động tiêu cực và không có tác động. 1.5. Các thuyết liên quan và giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết các bên liên quan đề cập đến sự quan tâm của nhiều đối tượng khác trong TNXH của doanh nghiệp bên cạnh những người sử dụng thông tin kế toán truyền thống như cổ đông và chủ nợ. Họ có nhu
- 10 cầu về thông tin liên quan đến tác động của các hoạt động của công ty đối với môi trường và xã hội. Khi công ty thừa nhận lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, công ty sẽ tự nguyện báo cáo thêm thông tin về môi trường và xã hội theo yêu cầu của họ. Việc công bố thông tin về TNXH sẽ xây dựng và cải thiện hình ảnh của một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội. Một số doanh nghiệp mong đợi những mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan sẽ tăng TQTC bằng cách phát triển các tài sản vô hình có giá trị như tài nguyên và năng lực. Dựa trên áp lực của các bên liên quan, các doanh nghiệp lớn nhận thức được các doanh nghiệp càng lớn thì càng cần phải thực hiện công bố thông tin TNXH. Lý thuyết các bên liên quan trong doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau: Ai là các bên liên quan của doanh nghiệp?, Các bên liên quan mong muốn doanh nghiệp đem lại các lợi ích gì cho họ?, Các chiến lược của doanh nghiệp để đáp ứng các mong đợi/kỳ vọng đó? Theo Freeman (1984), tác giả phát biểu rằng các bên liên quan là bất kỳ một nhóm nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp (Freeman, 1984). Tuy nhiên, phát biểu của Jones vào năm 1995 đã mở rộng khái niệm các bên liên quan và tác giả cho rằng các bên liên quan là các công cụ để nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp” (Jones, 1995). Tác giả cho rằng, các nhà quản trị sẽ phải thu hút đầu tư từ các cổ đông tiềm năng thông qua việc thể hiện năng lực tài chính hoặc tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan như doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều giá trị khi họ thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp. Lý thuyết về tính hợp pháp cung cấp một quan điểm toàn diện hơn về việc công bố TNXH của doanh nghiệp vì nó thừa nhận rằng các hợp đồng xã hội ràng buộc các doanh nghiệp. Các công ty đồng ý thực hiện các hành động khác nhau mà xã hội mong muốn để đạt được mục tiêu của họ, đảm bảo sự tồn tại liên tục của họ. Ngoài ra, lý thuyết tín hiệu cho rằng công ty càng lớn chứng tỏ công ty đang phát triển, quy mô công ty lớn chứng tỏ tình trạng ổn định và tỷ
- 11 suất sinh lợi của nhà đầu tư càng cao, nhà đầu tư có thể phản ứng tích cực khiến giá cổ phiếu tăng lên, giá trị công ty tăng lên (Spence, 1973). Các lý thuyết trên đã chỉ ra rằng việc thực hành và công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp sẽ dẫn đến TQTC tốt hơn. Bởi vì khi thực hiện công bố thông tin TNXH để đáp ứng các kỳ vọng của các bên liên quan cũng giúp doanh nghiệp thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Điều này đã được chứng minh qua các bài nghiên cứu trước đó, cụ thể, theo Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2019), kết quả của nghiên cứu cho thấy mức độ công bố TNXH tác động tích cực đến TQTC và góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra, trong trường hợp TQTC doanh nghiệp tốt, TNXH của doanh nghiệp được công bố cũng lớn hơn. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này, tác giả xây dựng giả thuyết sau: Ho: Mức độ công bố thông tin TNXH có tác động tích cực đến TQTC của các doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định tác động của việc công bố TNXH với các biến kiểm soát là quy mô, tuổi công ty và đòn bẩy tài chính. Để kiểm định giả thuyết về việc công bố TNXH có ảnh hưởng tích cực TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này xây dựng phương trình hồi quy như sau: PERFit = βo + β1CSRD_ENit + β2CSRD_EMit + β3CSRD_SOit + β4CONTROLit + e 2.2. Đo lường biến 2.2.1. Biến phụ thuộc Hiện nay, các chỉ tiêu TQTC của doanh nghiệp thường được chia thành hai nhóm chính: chỉ tiêu tài chính truyền thống phản ánh TQTC theo giá trị sổ sách và chỉ tiêu tài chính hiện đại phản TQTC theo giá thị
- 12 trường. Vì vậy, nghiên cứu này lựa chọn hai chỉ tiêu đại diện cho hai nhóm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và giá trị doanh nghiệp (Tobins'Q). 2.2.2. Biến độc lập Các chỉ tiêu đo lường mức độ công bố TNXH của doanh nghiệp đã được Thông tư số 96/2020/TT ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Các chỉ tiêu đó lường công bố thông tin TNXH được kế thừa từ các nghiên cứu của Tạ Thị Thúy Hằng và cộng sự (2018), Platonova và cộng sự (2018), Hà Thị Thủy (2019) và thông tư số 96/2020/TT được phát hành ngày 16/11/2020 của Bộ tài chính. 2.2.3. Biến kiểm soát Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến kiểm soát sau để hỗ trợ đánh giá mô hình: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy (nợ/vốn chủ sở hữu), độ tuổi doanh nghiệp, đây là những biến quan trọng trong việc phân tích và ước lượng các biến ảnh hưởng đến TQTC của doanh nghiệp. Loại Biễn Mã biến Công thức biến ∑CSR_Xit / Tổng chi tiêu công bố trong chỉ mục X Trong đó: Biến Công bố CSRD_Xit: số điểm công bố CSR của chỉ mục X của DNi độc thông tin CSRD_Xit tại thời gian t; lập TNXH CSR_Xit: Tổng điểm công bố CSR của chỉ mục X của DNi tại thời gian t. Tỷ suất sinh lời trên vốn ROE ROE = Lợi nhuận sau thuế / Giá trị bình quân của vốn chủ Biến chủ sở hữu sở hữu phụ thuộc Tobins’Q = (Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + Giá trị Tobins’ Q TBQ sổ sách của nợ phải trả) / Giá trị sổ sách của tổng tài sản Quy mô SIZE Quy mô công ty = Ln (tổng tài sản) công ty Biến Độ tuổi kiểm AGE công ty Độ tuổi công ty = Log (năm hoạt động) soát Đòn bẩy Đòn bẩy tài chính = LEV tài chính Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
- 13 2.3. Thu thập dữ liệu Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 417. Để tăng tính khách quan và đảm bảo mô hình nghiên cứu phản ánh đúng thực trạng công bố thông tin TNXH và tác động của việc công bố thông tin TNXH lên TQTC của doanh nghiệp, tác giả tiến hành lựa chọn tất cả các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh liên tục công bố báo cáo PTBV hoặc BCTN trong 3 năm (từ 2020 đến 2022) ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, công ty bất động sản để đảm bảo sự đồng nhất giữa các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Vì vậy, mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu này thoả mãn điều kiện trên là 274 và tổng số quan sát là 822. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1. Thống kê mô tả 3.1.1. Thống kê mô tả công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa các ngành Mẫu nghiên cứu được tác giả thu thập gồm 274 công ty, trong đó các ngành như ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đã được loại khỏi dữ liệu nghiên cứu. Tác giả chỉ lựa chọn các công ty thực hiện đầy đủ công bố BCTN hoặc báo cáo PTBV trong ba năm (từ năm 2020 đến năm 2022). Các công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng & vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 19%), ngành hàng & dịch vụ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ nhì (chiếm 13,5%), ngành hàng điện, nước & xăng dầu khí chiếm 11,3% là ngành nghề xếp vị trí thứ ba. Ngành nghề có số quan sát chiếm tỷ trọng lớn như Ngành vật liệu và xây dựng, Ngành hàng và dịch vụ công nghiệp nhưng giá trị trung bình của tổng chỉ mục công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp lại chỉ đạt tương ứng 13,88 và 13,85 trên tổng số 31 chỉ mục công bố thông tin TNXH (được gọi tắt là Total_CSR).
- 14 Tuy nhiên, Ngành xây dựng và vật liệu lại đạt giá trị lớn nhất của Total_CSR là 27/31 chỉ mục Total_CSR); bên cạnh đó, 2 ngành nghề khác gồm: Ngành hàng cá nhân và gia dụng, và Ngành y tế cũng cùng đạt giá trị lớn nhất củachỉ mục Total_CSR là 27/31 chỉ mục; chiếm tỷ trọng 32,5% trên tổng số quan sát. 3.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Tác giả nhận thấy độ biến thiên của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến phụ thuộc ROE rất lớn. Tương tự, biến TBQ cũng có độ biến thiên khá chênh lệch. Điều này thể hiện rõ sự khác biệt về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu thì tương đối lớn. Chỉ số CSRD có giá trị trung bình đạt 0,48, giá trị lớn nhất đạt 0,87 và giá trị này được đánh giá là mức độ công bố thông tin khá cao trong khi đó vẫn tồn tại các doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin TNXH liên quan đến các thông tin về môi trường, lao động và xã hội. Tương tự, kết quả mô tả ngiá trị doanh nghiệp (đo lường theo Tobins’Q - TBQ) cũng có độ biến thiên khá lớn. Giá trị TBQ trung bình của mẫu đạt 1,555. Trong dữ liệu nghiên cứu, giá trị thị trường của doanh nghiệp đa phần được đánh giá khá cao, phần lớn đều có hệ số Q lớn hơn 1. Tương tự, độ biến thiên của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biến kiếm soát LEV cũng rất lớn. Giá trị nhỏ nhất của biến LEV là - 0,8673, trong khi đó, giá trị lơn nhất của biến LEV lại lên tới 5,0313. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có sự khác biệt tương đối lớn đối với việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, biến SIZE có giá trị trung bình đạt 28,3238, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 25,4557 và 32,8141. Biến AGE có giá trị trung bình đạt 3,2585, điều này thể hiện các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu hầu như đều đã hoạt động lâu năm trên thị trường. 3.2. Phân tích tác động của mức độ công bố thông thông tin trách nhiệm xã hội đối với thành quả tài chính của doanh nghiệp 3.2.1. Phân tích tương quan
- 15 ROE TBQ CSRD_EN CSRD_EM CSRD_SO CSRD SIZE LEV AGE ROE 1,0000 Sig-value TBQ 0,0504 1,0000 Sig-value 0,1491 CSRD_EN 0,1399 -0,0434 1,0000 Sig-value 0,0001 0,2139 CSRD_EM 0,0465 -0,0585 0,4459 1,0000 Sig-value 0,1826 0,0938 0,0000 CSRD_SO 0,1438 0,1404 0,2236 0,2869 1,0000 Sig-value 0,0000 0,0001 0,0000 0,0000 CSRD 0,1512 -0,0117 0,9023 0,7133 0,5173 1,0000 Sig-value 0,0000 0,7382 0,0000 0,0000 0,0000 SIZE 0,0798 -0,0637 0,0237 -0,0070 0,2650 0,0853 1,0000 Sig-value 0,0221 0,0680 0,4979 0,8416 0,0000 0,0145 LEV -0,2595 0,0730 -0,0778 -0,0472 0,0638 -0,0525 0,2650 1,0000 Sig-value 0,0000 0,0363 0,0257 0,1761 0,0674 0,1324 0,0000 AGE 0,0637 0,0637 0,0596 0,0530 0,0477 0,0716 0,1131 -0,0174 1,0000 Sig-value 0,0681 0,0723 0,0875 0,1293 0,1716 0,0401 0,0012 0,6178
- 16 a) Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE Theo kết quả phân tích tương quan, biến CSRD_EN và biến CSRD_SO có tương quan với biến phụ thuộc ROE. Tương tự, biến CSRD_SO cũng có mối quan hệ tương quan thuận chiều và có mối tương quan không chặt chẽ với biến phụ thuộc ROE. Bên cạnh đó, vì hệ số tương quan của hai biến này đều nhỏ hơn 0,5 nên các cặp biến này không tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. b) Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc Tobins’Q Có sự tương quan giữa các biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội liên quan đến môi trường, lao động và xã hội (tương ứng với CSRD_EN, CSRD_EM, CSRD_SO) đối với biến phụ thuộc Tobins’Q. Tác giả nhận thấy rằng, trong ba biến độc lập này thì biến CSRD_SO lại có tương quan với biến phụ thuộc Tobins’Q. Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa biến CSRD_SO và Tobins’Q nhỏ hơn 0,5 nên có thể kết luận rằng cặp biến này không tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau; tương tự, hai biến CSRD_EN và CSRD_EM cũng không tồn tại sự tương quan giữa biến phụ thuộc Tobins’Q. c) Phân tích hệ số phóng đại phương sai VIF Hệ số phóng đại phương sai VIF giữa các biến trong mô hình nghiên cứu có giá trị lớn nhất là 1,32 và hệ số VIF trung bình có giá trị bằng 1,18. Các giá trị này đều này đều nhỏ hơn 2 nên chứng tỏ mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu Để đánh giá tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp, tác giả thực hiện phân tích dựa trên mô hình Pooled OLS. Mức độ tác động của các biến độc lập đo lường mức độ công bố thông tin TNXH (CSRD_EM, CSRD_EN, CSRD_SO) đối với biến
- 17 phụ thuộc thuộc đo lường TQTC (ROE, TBQ) thì khác nhau trong mô hình hồi quy POLS. Biến CSRD_EM và CSRD_SO có tác động tích cực đối với ROE. Điều này giải thích rằng, khi doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin TNXH liên quan đến môi trường và xã hội càng nhiều thì càng cải thiện ROE. Tuy nhiên, TBQ chỉ bị tác động bởi các biến CSRD_EM và CSRD_SO. Biến CSRD_EM có tác động tiêu cực đối với TBQ, kết quả này có nghĩa là khi doanh nghiệp càng công bố nhiều thông tin TNXH liên quan đến lao động thì TBQ càng bị ảnh hưởng tiêu cực. Trái ngược với biến CSRD_EM, CSRD_SO có tác động tích cực đối với TBQ, điều này thể hiện khi các doanh nghiệp càng tăng cường mức độ công bố thông tin TNXH liên quan đến xã hội thì TBQ của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, vì đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng nên có khả năng tồn tại các khuyết tật mô hình như hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Để kiểm tra các nhận định trên, tác giả thực hiện kiểm định White’s test để kiểm tra liệu rằng mô hình POLS có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi không và thực hiện kiểm định Wooldridge test để kiểm tra mô hình POLS có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu hay không? Kết quả nhận được cho thấy mô hình FEM với biến phụ thuộc ROE và biến phụ thuộc TBQ đều tồn tại cả hai khuyết tật mô hình đó là hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi. Vì vậy, tác giả thực hiện phương pháp hổi quy FGLS (phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi) nhằm khắc phục các khuyết tật trong mô hình FEM theo hai biến phụ thuộc ROE và TBQ. Mô hình FGLS Biến nghiên cứu ROE TBQ Coef. 0,0206** 0,0435 CSRD_EN Sig-value 0,007 0,414 Coef. -0,0275** -0,0978 CSRD_EM Sig-value 0,003 0,166
- 18 Mô hình FGLS Biến nghiên cứu ROE TBQ Coef. 0,0538*** 0,298*** CSRD_SO Sig-value 0,000 0,000 Coef. 0,0164*** -0,0896*** SIZE Sig-value 0,000 0,000 Coef. -0,0603*** 0,00768 LEV Sig-value 0,000 0,755 Coef. 0,0137** 0,168*** AGE Sig-value 0,003 0,000 Cons -0.367*** 3,233*** Wald chi2 391,85 101,97 Prob > chi2 0,0000 0,0000 Biến quan sát 822 822 R-sq 0,149 0,040 t statistics in parentheses * p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn