intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Dien_vi08 Dien_vi08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

57
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào kết quả điều tra thực nghiệm xác định được mức độ áp dụng công cụ KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, từ đó đề xuất các chính sách phù hợp giúp các DN áp dụng tốt hơn các công cụ KTQT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> HOÀNG LÊ PHƢƠNG THẢO<br /> <br /> NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN<br /> QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN<br /> Mã số: 60.34.03.01<br /> <br /> Đà Nẵng - 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN<br /> Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br /> Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> vào ngày 27 tháng 01 năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh<br /> Quảng Trị nói riêng, việc ra đời và phát triển các khu công nghiệp,<br /> các doanh nghiệp mới đã tạo động lực mạnh mẽ đối với kinh tế địa<br /> phương. Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán quản trị chưa được đề cập<br /> và sử dụng đúng hướng. Chính điều này đã thúc đầy tôi thực hiện đề<br /> tài “Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh<br /> nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Dựa vào kết quả điều tra thực nghiệm xác định được mức độ<br /> áp dụng công cụ KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị,<br /> xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, từ đó đề<br /> xuất các chính sách phù hợp giúp các DN áp dụng tốt hơn các công<br /> cụ KTQT.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />  Đối tượng nghiên cứu:Việc vận dụng KTQT và các nhân tố<br /> ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN.<br />  Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh<br /> Quảng Trị (cụ thể là doanh nghiệp sản xuất).<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />  Khảo sát, điều tra dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi và<br /> phỏng vấn.<br />  Phân tích định lượng bằng thống kê mô tả, phân tích hồi quy<br /> đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng.<br /> <br /> 2<br /> 5.<br /> <br /> ngh a hoa học và thực ti n của đề tài<br /> <br /> Tính đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc<br /> vận dụng kế toán quản trị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề tài này có<br /> thể là một tài liệu tham khảo giúp ích đối với những doanh nghiệp và<br /> nhà hoạch định chính sách.<br /> 6. Bố cục đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,<br /> phụ lục đề tài được kết cấu thành 4 chương với tên gọi từng chương<br /> cụ thể như sau:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về việc vận dụng kế toán quản trị<br /> trong doanh nghiệp<br /> Chương 2: Thiết kế nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br /> Chương 4: Hàm ý chính sách<br /> 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> a) Các tài liệu nghiên cứu về việc vận dụng ế toán quản<br /> trị trên thế giới<br /> Chenhall và Langfield -Smith (1998) đã giới thiệu 42 công<br /> cụ, để điều tra mức độ áp dụng công cụ KTQT truyền thống và hiện<br /> đại trong các lĩnh vực sản xuất tại Úc. Cuộc khảo sát đã nhận được<br /> phản hồi của 78 DN sản xuất. Các tác giả nhận thấy rằng hầu hết các<br /> công cụ được khảo sát đều được áp dụng trong các công ty. Tuy<br /> nhiên, mức độ áp dụng công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với<br /> các công cụ mới được phát triển. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng tương<br /> tự cách tiếp cận này để điều tra mức độ áp dụng như ấn Độ (Joshi,<br /> 2001), Anh (Abdel-Kader & Luther, 2006), Trung Quốc (Wu và<br /> <br /> 3<br /> cộng sự, 2007), Việt Nam (Doan, 2012); Indonesia (Wiwikchristina,<br /> 2013).<br /> Ahmad (2012) tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT<br /> tại các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất tại Malaysia. Ông sử dụng<br /> danh mục các công cụ KTQT được đưa ra bởi Chenhall và Langfield<br /> - Smith (2009). Kết quả nghiên cứu từ việc thu thập dữ liệu của 160<br /> DN cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT kỹ thuật truyền thống<br /> được sử dụng phổ biến hơn các công cụ kỹ thuật hiện đại và việc vận<br /> dụng KTQT được đánh giá cao trong hiệu quả quản trị DN. Các công<br /> cụ KTQT liên quan đến tính giá, lập dự toán và hệ thống đánh giá<br /> kết quả được sử dụng rộng rãi hơn hệ thống hỗ trợ ra quyết định và<br /> KTQT chiến lược.<br /> b) Các nghiên cứu việc vận dụng ế toán quản trị tại Việt<br /> Nam<br /> Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) về<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN Việt<br /> Nam thì các công cụ KTQT truyền thống được áp dụng nhiều hơn<br /> các công cụ KTQT hiện đại, cụ thể là dự toán doanh thu, dự toán lợi<br /> nhuận, dự toán sản xuất, tính giá theo phương pháp toàn bộ có tỷ lệ<br /> áp dụng khá cao so với các công cụ liên quan đến chức năng chiến<br /> lược, đánh giá thành quả. Tác giả cho rằng yếu tố cạnh tranh càng<br /> cao, phân cấp quản lý càng lớn thì càng lớn thì càng khiến cho các<br /> DN có xu hướng sử dụng càng nhiều các công cụ của KTQT chiến<br /> lược, và khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều các công cụ KTQT<br /> chiến lược thì thành quả về cả hai mặt tài chính - phi tài chính đạt<br /> được càng cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0