TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá được<br />
sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích<br />
tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản<br />
trị doanh nghiệp mà các thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với<br />
các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ<br />
quan quản lý nhà nước về kinh tế. Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng<br />
TMCP Dầu khí toàn cầu” là sự phân tích tài chính của một ngân hàng cụ thể trong bối<br />
cảnh kinh tế cụ thể, qua đó tác giả muốn truyền tải những thành tựu cũng như khó khăn<br />
của một ngân hàng nói riêng trong việc phát triển, quản trị tài chính của mình.<br />
<br />
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Liên quan đến đề tài phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng có rất nhiều công<br />
trình nghiên cứu, thông thường các đề tài thường có các hướng tiếp cận chính:<br />
+ Hoàn thiện việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng: đây thường là các đề<br />
tài dựa trên cơ sở thực trạng phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng đang nghiên cứu<br />
để đưa ra các nhận xét, các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích đó.<br />
+ Phân tích một hoạt động cụ thể của ngân hàng trên cơ sở phân tích thông tin từ<br />
báo cáo tài chính của ngân hàng, báo cáo nội bộ của ngân hàng.<br />
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến bao gồm<br />
“Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương<br />
Việt nam” của tác giả Trần Thị Hiền (năm 2008); “Hoàn thiện phân tích tài chính tại<br />
ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” tác giả Đỗ Thuỳ Dung (năm 2008); “Hạn chế rủi ro<br />
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long” của tác giả Lê Thị<br />
Vân Trang (năm 2007).<br />
<br />
1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu chung: chỉ ra tình hình tài chính ngân hàng được phản ánh thông qua báo<br />
cáo tài chính.<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
+ Nghiên cứu các lý luận cơ bản về báo cáo tài chính ngân hàng.<br />
+ Chỉ ra các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính cụ thể.<br />
+ Phân tích cụ thể đối với báo cáo tài chính của ngân hàng GPBank<br />
+ Chỉ ra các nguyên nhân và các biện pháp cụ thể đối với việc cải thiện tình hình tài<br />
chính của GPBank<br />
<br />
1.4.Câu hỏi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Cơ sở phương pháp luận để phân tích báo cáo tài chính NHTM là gì?<br />
<br />
-<br />
<br />
Đặc điểm tổ chức hoạt động của GPBank như thế nào?<br />
<br />
-<br />
<br />
Đặc điểm bộ máy kế toán của GPBank như thế nào?<br />
<br />
-<br />
<br />
Thực trạng tài chính thông qua phân tích báo cáo tài chính của GPBank như thế<br />
nào?<br />
<br />
-<br />
<br />
Có các nguyên nhân nào ảnh hưởng dẫn đến thực trạng tài chính của GPBank?<br />
<br />
-<br />
<br />
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của GPBank là gì?<br />
<br />
1.5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Về mặt thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu báo cáo tài chính của GPBank năm<br />
2009, 2010<br />
Về mặt không gian: là báo cáo tài chính của toàn bộ hội sở, chi nhánh, phòng giao<br />
dịch của GPBank.<br />
Về mặt đối tượng nghiên cứu: là báo cáo tài chính của GPBank.<br />
<br />
1.6.Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích tổng<br />
hợp, phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối), phương pháp mô hình<br />
hoá, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp xử lý thông tin.<br />
<br />
1.7.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài<br />
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa:<br />
- Cung cấp lý luận và phương pháp trong việc thu thập thông tin, xử lý thông tin để<br />
phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng<br />
- Cung cấp cho người quan tâm đến tình hình tài chính của GPBank cái nhìn tổng<br />
quát về tài chính thực tế của ngân hàng trong năm 2009, 2010, định hướng phá triển của<br />
ngân hàng trong tương lai.<br />
- Cung cấp thông tin về thị trường, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của thị trường đến<br />
tài chính của ngân hàng trong năm 2010.<br />
<br />
1.8.Kết cấu luận văn<br />
Luận văn bao gồm bốn chương, đi vào phân tích từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nghiên<br />
cứu, cụ thể:<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu<br />
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu<br />
Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất nâng cao năng<br />
lực tài chính cho GPBank<br />
<br />
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐỀ TÀI NGHIÊN<br />
CỨU<br />
2.1. Ngân hàng thƣơng mại và vai trò của việc phân tích báo cáo tài chính của<br />
việc phân tích báo cáo<br />
2.1.1. Ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động<br />
ngân hàng theo quy định của luật tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,<br />
các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân<br />
hàng hợp tác xã<br />
<br />
2.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại<br />
Các hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm<br />
- Huy động vốn<br />
- Hoạt động tín dụng<br />
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ<br />
- Các hoạt động khác<br />
<br />
2.2. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính<br />
2.2.1. Bảng cân đối kế toán<br />
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng về mặt<br />
giá trị đồng thời bảng cân đối kế tóan phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài<br />
sản. Bảng cân đối kế tóan là một báo cáo quan trọng để phân tích tình hình tài sản, nguồn<br />
vốn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, mức huy ðộng, kết quả hoạt ðộng kinh tế cũng nhý<br />
tiềm nãng kinh tế của ngân hàng.<br />
Bảng cân đối kế tóan được chia làm hai phần: phần tài sản (hay còn gọi là tài sản<br />
nợ) và phần nguồn hình thành nên tài sản (nguồn vốn hay tài sản có). Theo nội dung của<br />
Bảng cân đối kế toán, ta còn có thể chia thành phần Nội bảng và phần Ngoại bảng.<br />
<br />
2.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh<br />
<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình<br />
hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế tóan, chi tiết theo từng<br />
hoạt động: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác.<br />
Ngòai ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ Ngân<br />
sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp.<br />
<br />
2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành<br />
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiêp.<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó<br />
lý giải các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt. Qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ<br />
cung cấp thông tin về dòng tiền ngân hàng sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích<br />
gì.<br />
<br />
2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính<br />
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống Báo cáo tài chính.<br />
Bảng thuyết minh được lập nhằm bổ sung, giải thích thêm những thông tin về tình hình<br />
hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ báo cáo mà<br />
các BCTC khác không thể trình bày rõ và chi tiết được.<br />
<br />
2.2.5. Cơ sở dữ liệu khác<br />
Các văn bản quy phạm pháp luật về tín dụng, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài<br />
chính và kế toán ngân hàng được ban hành.<br />
<br />
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ngân hàng<br />
2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng<br />
Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ánh cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn và<br />
mối quan hệ giữa tài sản – nguồn vốn.<br />
Phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng, tiến hành phân tích trên các mặt : cấu trúc tài<br />
sản và cấu trúc nguồn vốn. Trong đó đặc biệt chú ý đến hai lĩnh vực quan trọng trong<br />
hoạt động ngân hàng là huy động và cho vay.<br />
<br />