intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng kiểm soát thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thu khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn trong bối cảnh tái cấu trúc các đơn vị thuộc ngành thuế. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường kiểm soát thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ YẾN TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC SƠN TRÀ NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHDN Người hướng dẫn KH: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 1: PGS.TS Ngô Hà Tấn Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Năng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế TNCN là một trong những công cụ chủ yếu đề Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội thông qua việc điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của các cá nhân có thu nhập. Trong những năm qua, công tác kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn (trước đây là CCT quận Sơn Trà và CCT quận Ngũ Hành Sơn) đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập như việc tổ chức quản lý công việc chưa phù hợp; công tác tuyên truyền chưa phổ biến; kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế; chế tài xử lý chưa nghiêm; một số cá nhân có thu nhập chưa có ý thức chấp hành pháp luật thuế; thái độ và cách làm việc của cán bộ thuế dẫn đến nhiều hành vi sai phạm như trốn thuế, gian lận thuế, ... khiến cho ngân sách bị thất thu. Trước đây, về vấn đề quản lý và kiểm soát thuế TNCN tại các CCT cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên mặc dù có nhiều điểm giống nhau với công tác quản lý thuộc quy trình thu thuế TNCN nhưng đề tài tăng cường kiểm soát thu thuế TNCN vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, nếu có chỉ là mảng nhỏ trong sắc thuế TNCN hoặc xuất phát từ những rủi ro kiểm soát khác nhau mà đối với từng địa bàn đặc thù, công tác kiểm soát thuế TNCN của từng cơ quan thuế sẽ có sự khác nhau về đối tượng, trọng tâm, mục đích, yêu cầu cũng như phương pháp kiểm soát. Đặc biệt, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn là hai quận đang phát triển rất mạnh của thành phố Đà Nẵng với nhiều ngành nghề đang nổi và đáng quan tâm như du lịch, ăn uống, bất động sản, dịch vụ, lưu trú...làm gia tăng thu nhập
  4. 2 của cá nhân một cách chóng mặt và khó có thể kiểm soát. Bên cạnh đó, hệ thống thuế hiện hành đã có khá nhiều điểm mới được cập nhật, cho nên tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhất định nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế và công tác chống thất thu thuế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nhằm hướng đến hai mục tiêu: - Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn trong bối cảnh tái cấu trúc các đơn vị thuộc ngành thuế. - Đề xuất một số giải pháp để tăng cường kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát thuế TNCN đối với NNT TNCN được thực hiện tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đối với các cá nhân có phát sinh thu nhập trên địa bàn của Chi cục quản lý. - Về không gian: Tại quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn. - Về thời gian: Khoảng thời gian là từ năm 2019-2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin và số liệu - Phương pháp quan sát và mô phỏng - Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
  5. 3 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia làm các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế TNCN và kiểm soát thuế TNCN. Chương 2: Thực trạng kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để có thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo nội dung một số bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ như sau: - Nghiên cứu của Bùi Công Phương (2011) đã dựa trên cơ sở lý luận về kiểm soát quản lý, kiểm soát thuế TNCN, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho hoạt động kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả do Cục Thuế thành phố Đà Nẵng thực hiện, tuy nhiên vì bài luận văn của tác giả nghiên cứu khá lâu, nhiều chính sách thuế mới cập nhật nên bài nghiên cứu chưa đáp ứng được tính cấp thiết và thực tiễn hiện nay. - Nghiên cứu của Nguyễn Đình Trọng (2012) đã hệ thống hóa được lý luận cơ bản và các nội dung về kiểm soát trong quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các khâu theo quy trình nghiệp vụ cơ quan thuế và ít tập trung đi sâu vào vấn đề kiểm soát trong việc thu thuế TNCN. - Nghiên cứu của Nguyễn Thành Phúc (2013) đã tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chỉ ra thực tế ở Việt Nam và đã đề xuất giải pháp kiểm soát thu nhập chịu thuế TNCN. Tuy nhiên do các
  6. 4 nghiên cứu trên được thực hiện ở khuôn khổ một bài báo khoa học và đều tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế nên nội dung nghiên cứu còn sơ sài và chưa chi tiết, chỉ tập trung vào một tiểu tiết trong sắc thuế TNCN và chưa có tính cập nhật mới theo chính sách hiện hành. - Nghiên cứu của Võ Đăng Khoa (2015) đã tiếp cận nghiên cứu kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế tại CCT thị xã Dĩ An với mục đích là đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại CCT thị xã Dĩ An. Tuy nhiên, bài luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu việc kiểm soát thu thuế nói chung trên địa bàn và chưa có đề cập đến việc kiểm soát thuế TNCN tại CCT. - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hải (2016) bàn về việc tăng cường kiểm soát thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk. Qua bài nghiên cứu này, tác giả đã góp phần hệ thống hóa thực trạng kiểm soát thuế TNCN, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường kiểm soát thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, bài làm của tác giả thì chưa đi vào nghiên cứu những thành phần khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hà (2016) bàn về việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại CCT thành phố Biên Hòa. Bài nghiên cứu được định hướng theo 5 thành phần của kiểm soát nội bộ theo COSO tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ nhận diện rủi ro chung chung, không có tách biệt rủi ro theo từng bộ phận công việc hoặc theo từng khâu trong quy trình thu thuế TNCN.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNCN 1.1.1. Khái niệm thuế TNCN và đối tƣợng chịu thuế TNCN 1.1.2. Đặc điểm thuế TNCN 1.1.3. Vai trò của thuế TNCN a. Đối với nền kinh tế- xã hội b. Đối với hệ thống thuế 1.1.4. Các nội dung cơ bản của thuế TNCN a. Đối tượng chịu thuế TNCN - Thu nhập từ kinh doanh - Thu nhập từ tiền lương, tiền công - Thu nhập từ đầu tư vốn - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản - Thu nhập từ trúng thưởng - Thu nhập từ bản quyền - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại - Thu nhập từ nhận thừa kế - Thu nhập từ nhận quà tặng b. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 1.2. NỘI DUNG KIỂM SOÁT THUẾ TNCN 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát hoạt động thu thuế TNCN Kiểm soát hoạt động thu thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước và cơ bản
  8. 6 nhất là cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nhằm thu đúng, thu đủ và thu kịp thời số tiền thuế TNCN. 1.2.2. Mục tiêu kiểm soát thuế TNCN Hệ thống kiểm soát thuế TNCN tại CCT vận hành theo các mục tiêu sau: - Mục tiêu hoạt động - Mục tiêu thông tin - Mục tiêu tuân thủ 1.2.3. Đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm soát thuế TNCN Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa đến các mục tiêu của mình rồi từ đó đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro. Qui trình đánh giá rủi ro được thể hiện theo từng bước như sau: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro và Các biện pháp đối phó. Những rủi ro này được chia thành hai phần: a. Rủi ro xuất phát từ đối tượng bên ngoài * Rủi ro trong đăng ký thuế, kê khai thuế * Rủi ro trong việc xác định số thuế TNCN mà NNT tự kê khai và tự nộp * Rủi ro qua việc kiểm soát thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN * Rủi ro trong việc kiểm tra thuế b. Rủi ro xuất phát từ đối tượng bên trong * Không xử lý kịp thời, đúng quy định các hành vi vi phạm về thuế TNCN. * Cán bộ thuế phụ trách bất cẩn, thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm với công việc được giao. 1.2.4. Hoạt động kiểm soát đối với hoạt động thu thuế TNCN
  9. 7 Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Hoạt động kiểm soát gồm kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro, diễn ra trong toàn đơn vị ở mọi cấp độ và mọi hoạt động. a. Hoạt động kiểm soát đối phó với các rủi ro bên ngoài: Để phát hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì công chức thuế của bộ phận phụ trách cần kiểm tra hồ sơ khai thuế trong kỳ, kiểm tra các giấy tờ NNT cung cấp kèm theo và có thể đối chiếu hồ sơ khai thuế. Các bộ phận chức năng khác thực hiện rà soát số thuế mà NNT tự kê khai, tự nộp từ đó có biện pháp kiểm tra, xử lý các vi phạm. Cán bộ thuế cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở NNT thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. b. Hoạt động kiểm soát đối phó với các rủi ro bên trong: Tích cực tổ chức giáo dục, tuyên truyền, mở các lớp tập huấn thường xuyên cho các bộ thuế và NNT. 1.2.5. Tổ chức thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm soát thuế TNCN Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần có sự trao đổi giữa đơn vị với các đối tượng bên ngoài như NNT, các cơ quan ban ngành và các cơ quan quản lý khác. 1.2.6 Hoạt động giám sát Là quá trình đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát của đơn vị qua thời gian. Tại CCT có đội Kiểm tra nội bộ chính là đội sẽ tiến hành thực hiện chức năng giám sát. Hoạt động giám sát bao gồm: - Giám sát thường xuyên - Giám sát định kỳ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Giới thiệu CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn 2.1.3. Tổ chức quy trình thu thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn Hình 2.2 Quy trình kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn
  11. 9 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ TNCN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn a. Rủi ro trong đăng ký thuế, kê khai thuế - Rủi ro 1: NNT phải thực hiện đăng ký thuế và kê khai thuế nhưng lại không đăng ký thuế (cấp MST TNCN) và kê khai thuế theo quy định. - Rủi ro 2: Chậm trễ trong việc đăng ký thuế, kê khai thuế và không khai báo chính xác và đầy đủ những thông tin. - Rủi ro 3: Những đối tượng phải chấm dứt đăng ký thuế nhưng vẫn tồn tại đăng ký thuế. b. Rủi ro trong việc xác định số thuế TNCN mà NNT tự kê khai và tự nộp - Rủi ro 4: Khai thiếu thu nhập chịu thuế TNCN - Rủi ro 5: Xác định các khoản giảm trừ đối với việc tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. - Rủi ro 6: Xác định phương pháp tính thuế TNCN chưa chính xác - Rủi ro 7: Chậm trễ trong việc bổ sung các chứng từ để giải trình, xác minh các nội dung đã kê khai với cơ quan thuế. c. Rủi ro qua việc kiểm soát thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN - Rủi ro 8: Không nộp, nộp thiếu hoặc chậm trễ trong việc nộp tiền thuế TNCN đã kê khai hoặc số thuế TNCN truy thu qua kiểm tra. - Rủi ro 9: Nộp không đúng chương, tiểu mục, mã cơ quan thu của thuế TNCN theo nội dung thuế phải nộp theo quy định.
  12. 10 d. Rủi ro trong việc kiểm tra thuế - Rủi ro 10: Nhận diện không đúng về hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân có khả năng gian lận thuế. - Rủi ro 11: Đoàn kiểm tra không phát hiện được kịp thời các sai phạm của cá nhân, tổ chức thực sự có phát sinh. e. Rủi ro trong nội bộ ngành thuế và công chức thuế - Rủi ro 12: Công chức thuế ở các bộ phận chức năng thông đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, thiếu trách nhiệm để tiếp tay cho NNT. CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đánh giá và xếp loại mức độ rủi ro của NNT theo quy trình đánh giá rủi ro chung của ngành thuế. 2.2.2. Hoạt động kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng a. Hoạt động kiểm soát cho công tác đăng ký thuế, kê khai thuế - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 1: Phối hợp với cơ quan bảo hiểm, cơ quan thống kê để nắm tình hình số lượng lao động; Sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp; phối hợp với đội thuế liên xã phường để phát hiện NNT chưa đăng ký thuế; Phối hợp với ngân hàng, bưu điện, các tổ chức thu hộ để nắm được thu nhập, doanh thu của NNT; Mở các lớp tập huấn tuyên truyền cho NNT. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 2: Bộ phận “một cửa” kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ khi NNT nộp qua mạng hoặc trực tiếp. Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học sau khi tạo MST, hàng tuần sẽ lọc danh sách NNT đã được đăng ký thuế để tiến hành gọi điện và gửi thông báo đôn đốc NNT kê khai thuế đúng thời
  13. 11 hạn và bổ sung những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu. Ứng dụng các phần mềm tin học, các trang điện tử, công nghệ thông tin. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 3: Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học chấm dứt hiệu lực MST. Sau đó Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học cần tiến hành ngay việc chuyển đổi loại hình từ cá nhân kinh doanh thành cá nhân làm công ăn lương. b. Hoạt động kiểm soát cho công tác xác định số thuế TNCN mà NNT tự kê khai và tự nộp: - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 4: Ban lãnh đạo CCT đã phân các cán bộ là những người có năng lực, có kinh nghiệm và có phẩm chất đạo đức trong việc thực thi nhiệm vụ. Các phương pháp và cách thức kiểm tra việc khai thiếu thu nhập chịu thuế như sau: - Kiểm tra trên hệ thống quản lý thuế về tất cả các nguồn thu nhập của NNT. - Kiểm tra các chứng từ như hóa đơn, hợp đồng, phiếu chi, bảng sao kê ngân hàng về việc chuyển lương, bảng lương của DN. - Kiểm tra các nội dung trong thỏa ước lao động như hợp đồng lao động để xác định các khoản chi phí có thực tế phát sinh hay không. - Cán bộ kiểm tra dựa vào doanh thu mặt bằng chung của các tổ chức có ngành nghề tương tự và so sánh mức doanh thu kê khai xem có chênh lệch hay không; phối hợp với cơ quan có liên quan. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 5: Sau khi nhận được hồ sơ và xử lý hồ sơ quyết toán hay hoàn thuế TNCN thì Đội Trước bạ - Thu khác (Đội trực tiếp xử lý hoàn thuế TNCN) dựa trên cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế và các giấy tờ của NNT để
  14. 12 kiểm tra các giấy tờ chứng minh để xem có đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký giảm trừ người phụ thuộc theo quy định. Đồng thời, tổng hợp danh sách NNT có dấu hiệu sai phạm trong việc đăng ký giảm trừ gia cảnh và chuyển Đội kiểm tra thuế xử lý theo quy định. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 6: Đội Kiểm tra thuế cử cán bộ trong đội có năng lực, kinh nghiệm và am hiểu về thuế TNCN để thực hiện việc kiểm tra phương pháp tính thuế TNCN của NNT. Cán bộ thuế tìm hiểu nguyên nhân áp dụng sai phương pháp tính thuế hoặc sai thuế suất được áp dụng cho từng đối tượng. Đồng thời, Đội Kiểm tra thuế tổng hợp danh sách những NNT xác định sai phương pháp hoặc thuế suất để Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo dõi và kiểm tra tình hình nộp tiền thuế truy thu và xử phạt của Đội Kiểm tra thuế. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 7: Tiến hành trả hồ sơ cho bộ phận “Một cửa” để liên hệ với NNT bổ sung đúng thời hạn và thực hiện đôn đốc cũng như có biện pháp xử lý. c. Hoạt động kiểm soát cho công tác kiểm soát thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 8: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế dựa theo quy trình kiểm soát thu nợ thuế TNCN tại CCT để tổng hợp “ Danh sách các tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế, nợ tiền truy thu và tiền phạt thuế TNCN” để theo dõi và thực hiện đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ của mình. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 9: Kế toán thu thuộc Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học tiến hành đối chiếu số liệu giữa chứng từ và dữ liệu về số thuế đã thu để hạch toán vào hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Với trường hợp phát hiện chứng
  15. 13 từ NNT không khai đầy đủ thì Đội tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, tra soát và điều chỉnh theo đúng quy định. d. Hoạt động kiểm soát cho công tác kiểm tra thuế TNCN - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 10: Đội Kiểm tra thuế đối chiếu, so sánh hồ sơ khai thuế của NNT và dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế để phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế theo quy trình kiểm tra thuế của ngành. Ngoài ra cần phải phối hợp với các đơn vị có liên quan, nâng cấp phần mềm tin học, ứng dụng công nghệ thông tin. - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 11: Đội kiểm tra thuế phân công nhiệm vụ kiểm tra cho cán bộ có năng lực, trách nhiệm; điều tiết khối lượng công việc và thời gian để không tạo áp lực trong quá trình kiểm tra tại bàn và trụ sở NNT đồng thời hỗ trợ nhau phát hiện sai phạm và xử lý triệt để để NNT tự giác hơn trong việc kê khai thuế, tránh gian lận thuế. e. Hoạt động kiểm soát trong nội bộ ngành thuế và công chức thuế - Hoạt động kiểm soát đối phó với rủi ro 12: Ban lãnh đạo sắp xếp, phân công cán bộ có năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức và tăng cường công tác giám sát, luân phiên, luân chuyển công chức giữa các đội chức năng; Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, tuyên truyền cho cán bộ thuế. 2.2.3. Hệ thống thông tin và truyền thông phục vụ cho kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn CCT cung cấp và trao đổi thông tin với NNT bằng các văn bản, chứng từ hay báo cáo được thu thập đáng tin cậy.
  16. 14 Thực hiện các buổi tập huấn hướng dẫn cho NNT về các ứng dụng hay phần mềm điện tử, chính sách pháp luật mới. Hệ thống thông tin trong nội bộ đơn vị luôn được cập nhật kịp thời, chính xác, đầy đủ, truy cập thuận tiện theo phân quyền và hiệu quả. 2.2.4. Hoạt động giám sát việc kiểm soát thuế TNCN tại CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn Tại CCT có đội Kiểm tra nội bộ chính sử dụng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro chung của ngành thuế, đồng thời tham mưu ban lãnh đạo xây dựng thêm những tiêu chí riêng dành cho đặc thù của Chi cục mình về việc kiểm tra. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT THUẾ TNCN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc - Về tính hữu hiệu và hiệu quả: + Đạt được kế hoạch thu ngân sách về thuế TNCN. + Trong khâu phát hiện sai phạm là bộ phận tiếp nhận hồ sơ khai thuế TNCN ban đầu đã được tổ chức và thực hiện đảm bảo hiệu quả. - Về mục tiêu thông tin: Các dữ liệu, thông tin, hồ sơ, giấy tờ, báo cáo của NNT phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN được cập nhật, lưu trữ đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao, được lưu trữ theo quy trình lưu trữ, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo khi có yêu cầu và phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan có liên quan. - Về tính tuân thủ các quy định: Thực hiện và tuân thủ theo đúng những chính sách pháp luật thuế TNCN, những quy định về luật quản lý thuế; về quy trình kiểm soát thuế TNCN.
  17. 15 - Về nhận diện và đánh giá rủi ro: CCT đã thực hiện việc nhận diện và chọn lọc danh sách NNT có rủi ro vi phạm về thuế TNCN cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế TNCN thường xuyên và định kỳ thông qua sử dụng chương trình quản lý rủi ro để phân tích, đánh giá. - Về hoạt động kiểm soát + Trong quá trình kiểm soát việc đăng ký, kê khai thuế TNCN: CCT khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đã chú trọng đến việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ ban đầu, áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm soát thu thuế TNCN. + Trong quá trình kiểm soát số thuế TNCN mà NNT tự kê khai và tự nộp: CCT dựa vào những rủi ro đã phân tích để thấy được những đối tượng có nguy cơ cao để tiến hành kiểm tra, đối chiếu tờ khai của NNT với tình hình thực tế. + Trong quá trình kiểm soát việc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN: CCT luôn cố gắng trong việc giảm tình trạng nợ đọng, nợ quá hạn, nợ xấu thuế xuống mức thấp nhất. + Trong quá trình kiểm soát hoạt động kiểm tra thuế TNCN: Kiểm tra thuế về tình hình vi phạm thuế TNCN tại CCT về tính chất vi phạm và số lượng các cuộc kiểm tra đang giảm đáng kể. - Về hệ thống thông tin và truyền thông: CCT đã tiến hành nhiều cuộc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức nhằm cập nhật, bổ sung các chính sách mới; Thực hiện tuyên truyền, thông báo, đôn đốc NNT về các chính sách pháp luật về thuế; đảm bảo thông tin trong nội bộ đơn vị luôn được thông suốt, đáng tin cậy. - Về hoạt động giám sát: Áp dụng đúng với quy trình chung của ngành là phối hợp sử dụng ứng dụng phân tích rủi ro NNT có rủi ro cao về vi phạm thuế TNCN và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ
  18. 16 thường xuyên. Đồng thời, Ban lãnh đạo đã kịp thời và đảm bảo việc kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của đội kiểm tra nội bộ. 2.3.2. Những hạn chế a. Hạn chế về nhận diện, đánh giá rủi ro về kiểm soát thuế TNCN - Công tác nhận diện và đánh giá rủi ro về thuế TNCN của NNT nhiều trường hợp chưa chính xác và kịp thời. - Công tác xây dựng kho cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin để nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro còn hạn chế. - Các rủi ro nhận diện chưa được truyền tải đến các phòng chức năng kịp thời. - Nguồn nhân lực công tác thực tế chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu công việc. b. Hạn chế về hoạt động kiểm soát thu thuế TNCN - Hạn chế về hoạt động kiểm soát tại khâu đăng ký, kê khai thuế TNCN của NNT: Công tác kiểm soát của CCT về việc cập nhật thông tin của NNT khi có sự thay đổi hay phát sinh mới là chưa được thực hiện. - Hạn chế về hoạt động kiểm soát số thuế TNCN do NNT kê khai: + Tại CCT, ở một số lĩnh vực, ngành nghề như: lưu trú, cho thuê tài sản, ăn uống, vận tải, du lịch... của hộ kinh doanh vẫn còn xảy ra tình trạng thất thu cả về doanh thu lẫn tiền thuế. + Đại bộ phận NNT vẫn còn ưa chuộng tiền mặt và sử dụng việc thanh toán bằng tiền mặt. + Việc lấy được dữ liệu hay những bằng chứng để chứng minh sự gian lận của cán bộ thuế đôi khi không có cơ sở, chỉ dựa trên sự xét đoán, so sánh với những đối tượng khác.
  19. 17 + Vì lợi dụng cơ chế “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm” nên cơ quan thuế không thể kiểm soát hết tính chính xác và đầy đủ của NNT. + Mỗi cán bộ thuế có một phương pháp nhận diện rủi ro và cách thức kiểm tra riêng. - Hạn chế về hoạt động kiểm soát nợ thuế TNCN: + Nhiều DN, hộ cá nhân kinh doanh, cá nhân kinh doanh rơi vào tình trạng thua lỗ do việc sản xuất kinh doanh không thuận lợi làm mất khả năng thanh toán, tài sản đã thế chấp tại ngân hàng. + Một bộ phận NNT kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng vẫn còn nợ thuế. Đối với những DN, hộ cá nhân kinh doanh, cá nhân kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng vẫn còn nợ thuế nhưng đối với cơ chế thu nợ và cưỡng chế nợ thuế hiện nay của cơ quan thuế chưa có chế tài phù hợp và đủ răn đe. + Cán bộ ngân hàng thu sai mục lục NSNN. - Hạn chế về hoạt động kiểm soát kiểm tra thuế TNCN: Công tác kiểm tra thuế trên địa bàn hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng không cao. Đôi khi cán bộ thuế đội kiểm tra vẫn còn nhân nhượng và tạo điều kiện cho NNT thực hiện các hành vi sai phạm của mình. c. Hạn chế về hoạt động giám sát - Số lượng hồ sơ khai thuế TNCN cần kiểm tra thì nhiều trong khi nguồn lực còn hạn chế, thời gian kiểm tra ngắn. - Các đợt kiểm tra đôi khi được thực hiện bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên. - Hoạt động điều chỉnh sai phạm, thiếu sót liên quan đến thuế TNCN sau khi được kiểm tra chưa được thực hiện ráo riết, chặt chẽ. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ - NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU THUẾ TNCN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát thuế TNCN 3.1.2. Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao tính hữu hiệu của việc kiểm soát đối với hoạt động thu thuế TNCN a. Phương hướng cải tiến, hoàn thiện môi trường tổ chức ngành Thuế b. Phương hướng cải tiến, hoàn thiện các thủ tục kiểm soát thuế TNCN c. Phương hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát thuế TNCN d. Phương hướng hoàn thiện và đổi mới công tác kiểm tra thuế TNCN 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THUẾ TNCN TẠI CCT KHU VỰC SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện, đánh giá rủi ro - Cần bổ sung những tiêu chí để đánh giá rủi ro ngoài những tiêu chí chung. - Hoàn thiện hệ thống dữ liệu, kho thông tin trên nền tảng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2