i<br />
<br />
CHƯƠNG 1:<br />
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong phần này, luận văn nêu các lí do cần thiết để chọn đề tài: "Vận dụng<br />
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng" trong hạch toán<br />
doanh thu và chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng Thủy Lợi Hải Dương"<br />
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên việc hạch toán kế toán tại các<br />
đơn vị, doanh nghiệp cần được thực hiện theo những chuẩn mực chung thống nhất.<br />
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên việc hạch toán kế toán tại các<br />
đơn vị, doanh nghiệp cần được thực hiện theo những chuẩn mực chung thống nhất.<br />
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB bị ảnh hưởng bởi khủng<br />
hoảng kinh tế gây rất nhiều khó khăn trong hạch toán doanh thu và chi phí của hợp<br />
đồng xây dựng.<br />
Hện nay công tác hạch toán doanh thu và chi phí tại các doanh nghiệp trong<br />
lĩnh vực xây dựng chưa thực sự thống nhất, chưa phản ánh được một cách kịp thời,<br />
đầy đủ, chính xác các thông tin về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng.<br />
<br />
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Phần này, luận văn nêu tổng quan một số ưu điểm và nhược điểm chính của<br />
các đề tài nghiên cứu liên quan.<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Phần này nêu mục tiêu nghiên cứu của đề tài về mặt lý luận và mặt thực tế.<br />
<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Phần này nêu các câu hỏi luận văn cần trả lời để tập trung giải quyết các vấn<br />
đề cần thiết.<br />
<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết<br />
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Hải Dương.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ 9/2010 đến 12/2010tại Công<br />
ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Hải Dương.<br />
<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phần này nêu các phương pháp nghiên cứu khi thực hiện luận văn: Phương<br />
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống<br />
kê và so sánh.<br />
<br />
1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu<br />
Phần này nêu các ý nghĩa nghiên cứu của đề tài:<br />
- Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận về hạch toán doanh thu và chi phí liên<br />
quan đến hợp đồng xây dựng được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15<br />
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu và chi phí của<br />
<br />
ii<br />
Hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi Hải Dương.<br />
- Nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện để vận dụng hiệu<br />
quả nhất Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” vào việc hạch<br />
toán doanh thu và chi phí tại công ty xây dựng Thủy lợi Hải Dương.<br />
<br />
1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu<br />
Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương.<br />
<br />
CHƯƠNG 2:<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ<br />
HĐXD TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG<br />
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM<br />
SỐ 15 (VAS 15) “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG”<br />
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh<br />
nghiệp xây dựng ảnh hưởng tới hạch toán doanh thu và chi phí hợp đồng<br />
xây dựng<br />
Trong phần này luận văn nêu các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
trong các doanh nghiệp xây dựng từ đó nêu các ảnh hưởng tới hạch toán doanh thu<br />
và chi phí hợp đồng xây dựng:<br />
<br />
2.1.1. Đặc điểm chung của ngành xây dựng và tính chất của sản phẩm<br />
xây dựng<br />
Thứ nhất: Sản phẩm xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ.<br />
Thứ hai: Sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn và thời gian thi công tương<br />
đối dài.<br />
Thứ ba: Sản phẩm XDCB có thời gian sử dụng tương đối dài.<br />
Thứ tư: Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ gắn liền với địa điểm xây<br />
dựng, nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm<br />
Thứ năm: Sản phẩm XDCB được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận<br />
với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu)<br />
Thứ sáu: Sản phẩm xây dựng thường được tổ chức sản xuất ngoài trời, chịu<br />
tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết.<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh<br />
nghiệp xây lắp xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt<br />
Nam<br />
- Về điều kiện tự nhiên<br />
- Về trình độ xây dựng theo các mặt kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế<br />
còn thấp kém so với nhiều nước.<br />
- Đường lối chung phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng<br />
<br />
iii<br />
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước,<br />
đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển ngành xây dựng của Việt Nam.<br />
<br />
2.2. Hợp đồng xây dựng, phân loại hợp đồng xây dựng trong các<br />
doanh nghiệp xây dựng<br />
2.2.1. Hợp đồng xây dựng<br />
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, hợp đồng xây dựng được định nghĩa<br />
như sau: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài<br />
sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt<br />
thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng".<br />
<br />
2.2.2. Phân loại hợp đồng xây dựng<br />
Theo Điều 3 Các loại hợp đồng xây dựng của nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày<br />
7 tháng 5 năm 2010 của chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng phân loại<br />
hợp đồng xây dựng theo:<br />
- Tính chất công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:<br />
- Giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:<br />
<br />
2.3. Hạch toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng theo chuẩn<br />
mực kế toán Việt Nam số 15 (vas 15) “hợp đồng xây dựng” trong doanh<br />
nghệp xây lắp<br />
2.3.1. Hạch toán doanh thu hợp đồng xây dựng<br />
2.3.1.1. Nội dung về doanh thu hợp đồng xây dựng<br />
Nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng theo chuẩn mực 15 gồm: Doanh thu<br />
ban đầu được ghi trong hợp đồng và các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng,<br />
các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng<br />
làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.<br />
<br />
2.3.1.2. Ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng<br />
Luận vân nêu hai trường hợp ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế toán Việt<br />
Nam số 15 doanh thu của HĐXD:<br />
- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch<br />
- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối<br />
lượng thực hiện.<br />
<br />
2.3.1.3. Kế toán doanh thu<br />
Luận văn nêu hạch toán doanh thu theo hai trường hợp:<br />
* Đối với hình thức thanh toán theo khối lượng thực hiện<br />
* Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến<br />
độ kế hoạch<br />
<br />
2.3.2. Hạch toán chi phí HĐXD<br />
2.3.2.1.Nội dung về chi phí HĐXD<br />
Luận văn nêu nội dung các khoản chi phí HĐXD:<br />
<br />
iv<br />
Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, để xác lập quyền, nghĩa vụ,<br />
trách nhiệm các loại chi phí căn cứ vào hợp đồng xây dựng. Do vậy nếu theo chuẩn<br />
mực 15, chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phí liên quan trực tiếp đến<br />
từng hợp đồng, các chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có<br />
thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể và các chi phí khác có thể thu lại từ khách<br />
hàng theo các điều khoản của hợp đồng.<br />
<br />
2.3.2.2. Ghi nhận chi phí của hợp đồng xây dựng<br />
Luận văn nêu việc ghi nhận chi phí theo hai trường hợp tương ứng:<br />
- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch<br />
- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối<br />
lượng thực hiện.<br />
<br />
2.3.2.3. Kế toán chi phí HĐXD<br />
Trong phần này, luận văn nêu các vấn đề sau:<br />
* Các phương pháp tập hợp chi phí sau:<br />
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp<br />
- Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp<br />
* Trình tự kế toán chi phí hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây<br />
dựng<br />
- Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
- Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp<br />
- Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công<br />
TH1: Nếu DNXL có tổ chức thành lập các tổ, đội máy thi công riêng biệt<br />
TH2: Nếu DNXL không tổ chức đội máy thi công riêng biệt<br />
TH3: Nếu DNXL thuê máy thi công của các đơn vị bên ngoài<br />
- Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung<br />
- Trình tự kế toán các khoản thiệt hại trong xây lắp<br />
+ Thiệt hại phải đi làm lại<br />
+ Thiệt hại khi ngừng thi công.<br />
* Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (sơ đồ 2.12)<br />
* Tính giá thành sản phẩm xây lắp<br />
- Phương pháp tính giá thành giản đơn.<br />
- Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.<br />
* Kế toán bảo hành công trình xây lắp.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 3:<br />
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 15 (VAS15)<br />
“HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG” TRONG HẠCH TOÁN<br />
DOANH THU VÀ CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI HẢI DƯƠNG<br />
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Hải<br />
Dương<br />
Phần này nêu khái quát về quá trình hình thành, phát triển, hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh, tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng Thủy<br />
lợi Hải Dương:<br />
<br />
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty<br />
Công ty cổ phần Xây lắp thuỷ lợi Hải Dương tiền thân từ hai đội công trình Hải<br />
Dương - Hưng Yên thành lập năm 1962 đến năm 1968 hợp nhất lại thành Công ty<br />
xây lắp điện lực.<br />
Thực hiện nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991, Công ty đã có tên gọi là<br />
"Công ty xây lắp thuỷ lợi Hải Dương".<br />
Từ tháng 7/2004, Công ty được cổ phần hóa và chuyển tên thành “Công ty Cổ<br />
phần xây lắp thủy lợi Hải Dương”.<br />
Theo Quyết định thành lập: 839/QĐ-UB ngày 31/3/2003 của UBND tỉnh Hải<br />
Dương V/v Cổ phần hóa DNNN - Công ty Xây lắp Thủy lợi Hải Dương thành công<br />
ty cổ phần và chuyển tên thành “Công ty Cổ phần xây lắp thủy lợi Hải Dương”.<br />
<br />
3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý<br />
3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty<br />
Mô hình quản lý Công ty Cổ phần Thủy lợi Hải Dương theo hình thức trực<br />
tuyến chức năng. Đứng đầu là ban lãnh đạo Công ty, tiếp đến là các phòng ban, các<br />
đội sản xuất và các tổ sản xuất.<br />
Cơ cấu bộ máy của công ty bao gồm những bộ phận sau đây: Đại hội đồng cổ<br />
đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc.<br />
- Các phòng ban:<br />
+ Phòng Hành chính, Phòng Kế hoạch kỹ, Phòng Kế toán tài chính, các đội<br />
công trình.<br />
<br />
3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh<br />
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu:<br />
- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống cấp thoát nước.<br />
- Nạo vét công trình thủy lợi bằng tầu hút bùn.<br />
- Gia cố móng công trình và gia cố đê bằng khoan phụt vữa.<br />
<br />