i<br />
<br />
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xuất phát từ thực trạng thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước từ sử dụng<br />
Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Xuất phát từ<br />
là hoạt động kiểm toán nhà nước (KTNN), hầu như mới tập trung vào hậu kiểm, tập<br />
trung vào kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nên<br />
vai trò của KTNN trong lĩnh vực lập dự toán ngân sách và thực hiện dự toán nhìn<br />
chung còn míi và chưa rõ nét. Ngay trong Luật Ngân sách, vai trò của KTNN cũng<br />
chỉ được quy định trong việc xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các Báo cáo<br />
quyết toán mà không quy định đối với các báo cáo, đề án, tờ trình có liên quan đến<br />
dự toán tài chính - ngân sách. Để phát huy hơn nữa vai trò của KTNN đối với toàn<br />
bộ quy trình quản lý tài chính - ngân sách (từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán)<br />
thì cần có những quy định đầy đủ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của<br />
KTNN đối với mỗi khâu trong toàn bộ quy trình ngân sách.<br />
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Vận dụng quy trình, chuẩn mực<br />
kiểm toán trong kiểm toán doanh nghiệp nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt<br />
Nam thực hiện” để làm luận văn thạc sĩ.<br />
<br />
1.2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài<br />
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu<br />
một cách đầy đủ và hệ thống về quy trình, chuẩn mực KTNN và thực tiễn áp dụng<br />
quy trình, chuẩn mực KTNN vào công tác kiểm toán DNNN, chỉ có một số bài viết<br />
nhận định riêng lẻ về tổ chức, hoạt động cơ quan KTNN như “Kiểm toán nhà nước<br />
tăng cường giúp Chính phủ kiểm soát và điều hành nền kinh tế” của Võ Hiền tại<br />
website: http://nguoilanhdao.vn.<br />
Trong ngành KTNN, hàng năm các công trình nghiên cứu khoa học của<br />
KTNN có các đề tài cấp cơ sở và cấp bộ nghiên cứu về quy trình kiểm toán DNNN<br />
như: “Ứng dụng quy trình kiểm toán DNNN vào kiểm toán doanh nghiệp xây lắp” CN Phạm Thị Tâm Linh - đề tài cấp cơ sở năm 2000; “Phạm vi, đối tượng và nội<br />
<br />
ii<br />
<br />
dung kiểm toán DNNN trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương” - CN Lê<br />
Thanh Nhã - đề tài cấp cơ sở năm 2002 “Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với các<br />
DNNN” - TS Lê Quang Bính - đề tài cấp bộ năm 2007; hay “Kiểm toán vốn và tài<br />
sản của Nhà nước tại các tổ chức kinh tế”, “Tổ chức kiểm toán quản lý, sử dụng vốn<br />
đầu tư trong các tập đoàn kinh tế nhà nưíc” - ThS Nguyễn Hồng Long - đề tài cấp<br />
bộ năm 2009…<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về KTNN và quy trình,<br />
chuẩn mực KTNN, thực trạng áp dụng quy trình, chuẩn mực KTNN trong kiểm<br />
toán DNNN.<br />
Nghiên cứu việc áp dụng quy trình, chuẩn mực KTNN trong hoạt động kiểm<br />
toán DNNN, những bất cập trong việc áp dụng quy trình, chuẩn mực kiểm toán<br />
trong kiểm toán DNNN.<br />
Đưa ra kiến nghị và các giải pháp cơ bản có tính định hướng trong việc tổ<br />
chức và thực hiện Luật KTNN trong lĩnh vực kiểm toán DNNN nhằm từng bước<br />
nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm toán DNNN do KTNN thực hiện và<br />
góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm toán DNNN.<br />
<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Thực trạng vận dụng quy trình chuẩn mực kiểm toán trong kiểm toán doanh<br />
nghiệp nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện.<br />
Luận văn đưa ra các giải pháp đề hoàn thiện vận dụng quy trình, chuẩn mực<br />
kiểm toán trong kiểm toán DNNN.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng quy trình, chuẩn mực kiểm toán<br />
nhà nước trong kiểm toán doanh nghiệp nhà nưíc (quy trình kiểm toán doanh<br />
nghiệp nhà nước, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, trình độ đội ngũ kiểm toán viên,<br />
quy trình kiểm soát chất lượng)<br />
<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số quy định pháp luật trong pháp luật KTNN và việc áp<br />
dụng pháp luật KTNN như Luật KTNN, Luật NSNN, các văn bản có liên quan về<br />
<br />
iii<br />
<br />
quy trình, chuẩn mực KTNN… và tập chung vào việc vận dụng quy trình, chuẩn<br />
mực kiểm toán trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính DNNN do Kiểm toán<br />
Nhà nước Việt Nam thực hiện.<br />
<br />
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin; Phương pháp phân tích; Phương pháp tổng hợp, đánh giá, đối chiếu pháp<br />
luật nước ngoài; Phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm<br />
toán DNNN và thực tiễn vận dụng pháp luật KTNN trong hoạt động kiểm toán của<br />
một số DNNN.<br />
<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Luận văn đã trình bày một cách tổng thể về Quy trình kiểm toán DNNN,<br />
chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, quy trình và chuẩn mực kiểm toán<br />
trong lĩnh vực công trên thế giới.<br />
Luận văn đã trình bày thực tiễn vận dụng quy trình chuẩn mực kiểm toán<br />
trong kiểm toán DNNN đối với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước từ đó<br />
đề ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vận dụng quy trình, chuẩn mực kiểm<br />
toán trong kiểm toán DNNN.<br />
<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Chương 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2. Những vấn đề cơ bản về quy trình, chuẩn mực Kiểm toán Nhà<br />
nước<br />
Chương 3. Thực tiễn vận dụng quy trình, chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước<br />
trong kiểm toán doanh nghiệp nhà nước hiện nay<br />
Chương 4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quy trình,<br />
chuẩn mực kiểm toán nhà nước trong kiểm toán doanh nghiệp nhà nước<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY<br />
TRÌNH, CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC<br />
2.1. Khái niệm kiểm toán và hoạt động kiểm toán nhà nƣớc<br />
Trong phần này, luận văn đã nêu khái quát về doanh nghiệp - khách thể kiểm<br />
toán của Kiểm toán Nhà nước, các khái niệm cơ bản về kiểm toán, kiểm toán nội<br />
bộ, kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước. Cũng trong phần này luận văn nêu<br />
một số quy định về hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước.<br />
<br />
2.2. Quy trình, Chuẩn mực Kiểm toán nhà nƣớc<br />
Ngay trong những năm đầu mới thành lập KTNN đã cố gắng ban hành hệ<br />
thống chuẩn mực kiểm toán nhà nưíc (Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN ngày<br />
24/12/1999 của Tổng kiểm toán Nhà nưíc về việc ban hành hệ thống chuẩn mực<br />
kiểm toán nhà nước) vừa phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với điều<br />
kiện thực tế của Việt Nam. Năm 2010, sau hơn 10 năm áp dụng hệ thống chuẩn<br />
mực kiểm toán nhà nước, rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình thực hiện<br />
KTNN đã tiến hành sửa đổi và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước<br />
theo Quyết định số 06/2010/QĐ-KTNN ngày 09/11/2010 phù hợp hơn với tình hình<br />
phát triển kinh tế và hệ thống chuẩn mực kiểm toán của tổ chức các cơ quan kiểm<br />
toán tối cao (INTOSAI).<br />
Từ khi thành lập đến nay, KTNN đã ban hành được đầy đủ quy trình kiểm<br />
toán trong từng lĩnh vực kiểm toán như: quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước<br />
(Quyết định số 01/2010/QĐ-KTNN), quy trình kiểm toán dự án đầu tư (Quyết định<br />
số 05/2007/QĐ-KTNN), quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia (Quyết<br />
định số 06/2009/QĐ-KTNN) và quy trình kiểm toán DNNN.<br />
Tuy nhiên, hiện chưa có quy trình kiểm toán DNNN chuyên sâu cho từng<br />
loại hình DNNN: Tổng công ty, Công ty mẹ con, công ty cổ phần có vốn nhà<br />
nước... KTNN đang thực hiện theo Quy trình kiểm toán DNNN theo Quyết định<br />
02/2010/QĐ-KTNN ngày 27/01/2010 của Tổng KTNN làm cơ sở trong đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng vốn trong DNNN, giám sát chất lượng kiểm toán và đánh giá đạo<br />
<br />
v<br />
<br />
đức, trách nhiệm nghề nghiệp của KTV. Tuy nhiên đối chiếu với thực tế hoạt động<br />
kiểm toán DNNN thì nội dung kiểm toán nêu trong qui trình hết sức cơ bản mà các<br />
công việc cụ thể phải làm trên thực tế hơn nhiều và chưa thể hiện rõ trong qui trình,<br />
vì thế trong thực tế tiến hành kiểm toán DNNN còn xảy ra cách hiểu về các nghiệp<br />
vụ chưa thống nhất. Nội dung công việc triển khai và thời gian hoàn thành một loại<br />
công việc có tính chất, mức độ như nhau lại khác nhau tùy theo nhận thức và khả<br />
năng của KTV.<br />
<br />
2.3. Quy trình và Chuẩn mực kiểm toán trong lĩnh vực công trên<br />
thế giới<br />
Trong phần này, luận văn trình bày nội dung cơ bản của hệ thống chuẩn<br />
mực, quy trình kiểm toán của tổ chức cơ quan kiểm toán tối cao, Tòa thẩm kế Liên<br />
bang Đức, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Thái Lan và của Cơ quan Kiểm toán Nhà<br />
nước Hoa Kỳ.<br />
<br />