intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các bất đẳng thức về giá trị trung bình

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài này nghiên cứu một số bất đẳng thức giá trị trung bình, đề tài trình bày hai bất đẳng thức hiện đại và việc ứng dụng nó trong giải quyết bài toán là khá rộng là bất đẳng thức Schur và bất đẳng thức Muirhead.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các bất đẳng thức về giá trị trung bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> LÊ THỊ BÍCH HUY<br /> <br /> CÁC BẤT ĐẲNG THỨC<br /> VỀ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành : Phương pháp Toán sơ cấp<br /> Mã số:<br /> <br /> 60.46.40<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2011<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Văn Nuôi<br /> <br /> Phản biện 1:..........................................................................<br /> Phản biện 2:..........................................................................<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm<br /> Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng<br /> vào ngày... tháng... năm 2011<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.<br /> - Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Có thể nói bất đẳng thức đóng một vai trò khá quan trọng trong việc học<br /> và giảng dạy bộ môn toán. Trong chương trình toán ở bậc phổ thông trung<br /> học thì phần kiến thức về bất đẳng thức cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Trong<br /> quá trình giảng dạy ở trường phổ thông, tôi phát hiện ra rằng thông thường<br /> các học sinh đều cảm thấy lúng túng khi giải các bài toán về bất đẳng thức.<br /> Chính vì vậy tôi muốn nghiên cứu một phần của bất đẳng thức nhằm góp<br /> phần phục vụ cho công việc giảng dạy ở trường phổ thông và tôi chọn đề<br /> tài để làm luận văn tốt nghiệp của mình là: Các bất đẳng thức về giá trị<br /> trung bình.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là các bất đẳng thức về giá<br /> trị trung bình và sự ứng dụng của chúng để giải toán ở bậc phổ thông trung<br /> học. Ngoài ra chúng tôi có mở rộng một vài trường hợp để chứng tỏ lĩnh<br /> vực này có thể phát triển xa hơn về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Nội dung nghiên cứu của luận văn này được giới hạn trong phạm vi về một<br /> số bất đẳng thức có liên quan đến các giá trị trung bình. Sau đó chúng tôi<br /> đưa ra một số ví dụ cụ thể trong chương cuối để minh họa cho việc ứng<br /> dụng của chúng đến việc giải toán ở bậc trung học.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu<br /> Nội dung của đề tài này là nghiên cứu một số bất đẳng thức về giá trị trung<br /> bình. Ngoài việc nhắc lại bất đẳng thức cổ điển nổi tiếng và quen thuộc mà<br /> chúng ta đã biết đó là bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình<br /> nhân, đề tài còn trình bày về hai bất đẳng thức hiện đại mà việc ứng dụng<br /> nó trong việc giải toán là khá rộng là bất đẳng thức Schur và bất đẳng thức<br /> Muirhead.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. Tên đề tài<br /> Đề tài "Các bất đẳng thức về giá trị trung bình".<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Chúng tôi dựa vào sự ứng dụng sau này của đề tài nên chúng tôi sử dụng<br /> các phương pháp giải quyết vấn đề thiên về cách chứng minh của toán sơ<br /> cấp. Mặc dù thế trong một vài tình huống đặc biệt chúng tôi cũng mạnh<br /> dạn mở rộng vấn đề theo hướng toán học hiện đại. Phương pháp chủ yếu<br /> được sử dụng trong luận văn này là kết hợp các kết quả đã có trong các tài<br /> liệu chuyên khảo có liên quan đến đề tài và sự liên hệ đến các ứng dụng của<br /> nó trong chương trình toán phổ thông.<br /> 6. Nội dung nghiên cứu<br /> Nội dung nghiên cứu của luận văn này được giới hạn trong phạm vi về<br /> những bất đẳng thức có liên quan đến các giá trị trung bình. Sau đó chúng<br /> tôi có đưa ra một số ví dụ cụ thể trong chương cuối để minh họa cho việc<br /> ứng dụng của chúng đến việc giải toán ở bậc trung học.<br /> 7. Cấu trúc của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:<br /> Chương 1: Luận văn trình bày các kiến thức đại cương về bất đẳng thức<br /> và các đại lượng trung bình mà các chương sau đề cập đến.<br /> Chương 2: Luận văn trình bày một số bất đẳng thức về giá trị trung bình<br /> có nhiều ứng dụng khi giải toán ở trường phổ thông như: bất đẳng thức<br /> giữa trung bình cộng và trung bình nhân, bất đẳng thức giữa trung bình<br /> nhân và trung bình điều hòa; bất đẳng thức Schur và các hệ quả; đặc biệt<br /> luận văn trình bày bất đẳng thức Muirhead, qua đó cho ta thấy được mối<br /> quan hệ giữa bất đẳng thức Muirhead với bất đẳng thức giữa trung bình<br /> cộng và trung bình nhân, giữa bất đẳng thức Muirhead với bất đẳng thức<br /> Schur.<br /> Chương 3: Trong phần này, luận văn trình bày một số ứng dụng của bất<br /> đẳng thức về giá trị trung bình trong việc giải toán phổ thông.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> Đại cương về bất đẳng thức<br /> 1.1<br /> <br /> Quan hệ thứ tự trên một tập hợp<br /> <br /> 1.1.1<br /> <br /> Tích Descartes<br /> <br /> Định nghĩa 1.1.[1] Cho các tập X1 , X2 , . . . , Xn . Ta gọi tập hợp {(x1 , x2 , . . . , xn ) :<br /> xi ∈ Xi , i = 1, n} là tích Descartes của các tập X1 , X2 , . . . , Xn và kí hiệu<br /> X1 × X2 × · · · × Xn hay<br /> <br /> n<br /> Q<br /> <br /> Xi .<br /> <br /> i=1<br /> <br /> 1.1.2<br /> <br /> Quan hệ tương đương và quan hệ thứ tự<br /> <br /> 1.1.2.1. Quan hệ<br /> Cho tập X 6= ∅. Một tập con R của tích Descartes R× R được gọi là một<br /> quan hệ hai ngôi trên tập X nếu (x, y ) ∈ R thì ta viết xRy.<br /> Tính chất 1.1. [1] (Các tính chất của quan hệ)<br /> * Tính chất phản xạ<br /> Một quan hệ R trên X được gọi là có tính chất phản xạ nếu với mọi<br /> x ∈ X thì xRx.<br /> * Tính chất đối xứng<br /> Quan hệ R trên tập hợp X được gọi là có tính đối xứng nếu với mọi<br /> a, b ∈ X sao cho aRb kéo theo bRa.<br /> * Tính chất phản đối xứng<br /> Quan hệ R trên tập hợp X được gọi là có tính phản đối xứng nếu với<br /> mọi a, b ∈ X sao cho aRb và bRa kéo theo a = b.<br /> * Tính chất bắc cầu<br /> Quan hệ R trên tập hợp X được gọi là có tính bắc cầu nếu với mọi<br /> a, b, c ∈ X sao cho aRb và bRc kéo theo aRc.<br /> 1.1.2.2. Quan hệ tương đương.<br /> Định nghĩa 1.2.[1] Một quan hệ trên tập hợp A được gọi là quan hệ<br /> tương đương nếu nó có các tính chất phản xạ, đối xứng và bắc cầu.<br /> Định nghĩa 1.3.[1] Cho R là một quan hệ tương đương trên tập A và<br /> a ∈ A. Tập hợp {x ∈ A | xRa} được gọi là lớp tương đương của phần tử<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2