1<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------***-----------<br />
<br />
VŨ HẢI HÀ<br />
<br />
ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO<br />
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO<br />
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2005<br />
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
Mã số: 602256<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG TRI<br />
<br />
HÀ NỘI-2008<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Lời cam đoan<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các<br />
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công<br />
bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS<br />
Ngô Đăng Tri, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình<br />
thực hiện luận văn.<br />
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Phòng lưu trữ Thành Ủy Hà Nội, Ban Dân<br />
Vận Thành Ủy Hà Nội, Ban Tôn Giáo Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều<br />
kiện cho tôi triển khai thực hiện đề tài.<br />
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, nhất là các thầy<br />
cô giáo trong bộ môn Lịch sử Đảng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn<br />
đã chỉ bảo, động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của<br />
tôi ở đây.<br />
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người thân<br />
trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người bằng nhiều cách<br />
khác nhau đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
1. Chính trị quốc gia<br />
<br />
CTQG<br />
<br />
2. Chủ nghĩa xã hội<br />
<br />
CNXH<br />
<br />
3. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
<br />
CHXHCN<br />
<br />
4. Nhà xuất bản<br />
<br />
Nxb<br />
<br />
5. Xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
XHCN<br />
<br />
6. Ủy ban nhân dân<br />
<br />
UBND<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Tôn giáo là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm. Việt Nam là một<br />
quốc gia đa tôn giáo. Tại Việt Nam có sáu tôn giáo lớn hoạt động theo sự cho<br />
phép của pháp luật: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,<br />
Đạo Hồi. Theo ước tính, hiện nay ở Việt Nam “có khoảng 80% dân số có đời<br />
sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có khoảng trên dưới 20 triệu tín đồ của sáu<br />
tôn giáo đang hoạt động bình thường ổn định, chiếm 25 % dân số” [77,37].<br />
Nhận thức rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, căn cứ<br />
vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam nhất là khi các thế lực thù địch luôn lợi dụng<br />
yếu tố tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng; Đảng ta đã khẳng định công<br />
tác tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ<br />
vững ổn định chính trị.<br />
Trong suốt hơn 20 năm tiến hành đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam khởi xướng, đất nước dân tộc đã có những bước phát triển vượt bậc về<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội… với nhiều thành tựu quan trọng. Về công tác tôn giáo,<br />
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đổi mới quan trọng: từ<br />
Nghị quyết 24-NQ/TW năm 1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình<br />
hình mới cho đến Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2003 về công tác tôn giáo đến<br />
Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 và Nghị định 22-NĐ/CP năm 2005 của<br />
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo<br />
cho thấy nhận thức mới về công tác tôn giáo của Đảng đã hình thành rõ nét.<br />
Hà Nội (*) có vị trí địa lý-chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với<br />
các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não<br />
5<br />
<br />