ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THƠM<br />
<br />
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI<br />
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2007<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br />
MÃ SỐ:<br />
<br />
60 22 56<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thế kỷ XXI được thế giới xem là "Thế kỷ của đại dương", các quốc gia<br />
có biển rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển.<br />
Khu vực Biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa<br />
chính trị rất quan trọng. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km nằm gần kề<br />
tuyến hàng hải quốc tế, nối liền các trung tâm kinh tế sôi động nhất của thế<br />
giới hiện nay, trong tương lai kinh tế biển sẽ là một ngành then chốt của nền<br />
kinh tế quốc dân.<br />
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hướng ra biển để<br />
buôn bán và giao lưu văn hoá với các quốc gia lân cận và trên thế giới với<br />
phương châm “Tứ hải giai huynh đệ”. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến<br />
nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tế<br />
biển trong đó có ngành Hàng hải nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của biển<br />
như câu ca mà ông cha ta đã đúc kết “rừng vàng biển bạc”. Trước tình hình<br />
mới của cách mạng, ngày 5/5/1965, Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định<br />
số 1046/QĐ về việc giải thể Cục Vận tải biển, thành lập Cục Vận tải đường<br />
biển và Cục Vận tải đường sông. Với quyết định này, ngành Hàng hải Việt<br />
Nam đã bước sang một giai đoạn mới.<br />
Giai đoạn 1965 - 1975 ngành Hàng hải Việt Nam cùng cả nước vừa<br />
chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển lực lượng, góp phần đắc lực cho công<br />
cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớn<br />
miền Nam. Bằng sự thông minh và lòng dũng cảm, vượt qua muôn vàn khó<br />
khăn và thử thách, cán bộ công nhân ngành Hàng hải đã góp phần đắc lực<br />
trong cuộc kháng chiến phong toả bằng đường biển của kẻ thù, bốc dỡ và vận<br />
chuyển hàng triệu tấn hàng hoá bằng đường biển phục vụ cho hậu phương và<br />
<br />
tiền tuyến. Từ sau năm 1975, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của Ngành được triển khai trong phạm vi cả nước. Nhiều<br />
nhiệm vụ mới được đặt ra cho Ngành.<br />
Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có một<br />
số Nghị quyết, chính sách về các lĩnh vực liên quan đến biển. Trước tình hình<br />
mới của đất nước, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong<br />
những xu hướng phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này<br />
sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt là các nước đang phát<br />
triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại, đầu tư<br />
tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi trên, tình hình thế giới và<br />
khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Khủng hoảng tài chính<br />
đang lan rộng ra nhiều nước làm cho nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Mặc dù<br />
chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những can thiệp tích cực nhưng<br />
khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới có thể kéo dài trong một vài năm tới.<br />
Vai trò của Mỹ bị suy giảm, sự nổi lên của một số nước làm gia tăng cạnh<br />
tranh quốc tế trên các lĩnh vực, xu hướng hình thành thế giới đa cực ngày<br />
càng nổi rõ. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra Chiến lược biển Việt<br />
Nam đến năm 2020 với mục tiêu:<br />
Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước<br />
giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020,<br />
kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của<br />
cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể<br />
đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân<br />
đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước.<br />
Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành<br />
một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản<br />
phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu<br />
<br />
kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp<br />
thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong<br />
các lĩnh vực về biển [29, tr. 3].<br />
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh<br />
đạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007" làm luận văn<br />
nghiên cứu của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn<br />
Là một ngành kinh tế trẻ, nhưng mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần<br />
quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Vì vậy, đã thu hút sự<br />
quan tâm của các cơ quan, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.<br />
Các công trình nghiên cứu, gồm các tài liệu xuất bản thành sách, các bài<br />
viết đăng trên các báo, tạp chí của các tác giả trong nước, nổi bật có:<br />
- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Đề án hình thành tập đoàn Hàng<br />
hải quốc gia Việt Nam", Hà Nội, 2007. Đề án đã nêu lên sự cần thiết phải<br />
hình thành Tập đoàn Hàng hải Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty hoạt động<br />
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và phương án hình thành Tập đoàn<br />
Hàng hải Việt Nam; lộ trình thực hiện, những đề xuất và kiến nghị.<br />
- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Nghiên cứu các giải pháp tăng<br />
năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập<br />
quốc tế", Hà Nội, 2002. Đề án đã nêu lên những vấn đề cơ bản về vị trí của<br />
ngành Hàng hải trong nền kinh tế quốc dân và tiến trình hội nhập quốc tế,<br />
nghiên cứu các xu thế phát triển hàng hải thế giới, những chính sách của một<br />
số nước trong khu vực đối với sự phát triển của ngành Hàng hải quốc gia, làm<br />
rõ nhu cầu, thách thức, tiêu thức cạnh tranh của ngành Hàng hải trong điều<br />
kiện hội nhập quốc tế. Từ đó, xác định hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả<br />
thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với<br />
các cấp để thực thi các giải pháp này.<br />
- “Quy hoạch cảng biển Việt Nam cần tính khoa học và đồng bộ”, được<br />
<br />
đăng trên tạp chí GTVT số 8, 2007 của PGS. TS Nguyễn Ngọc Huệ. Tác giả<br />
đã nêu lên công tác quy hoạch về dự báo nhu cầu hàng hoá thông qua các<br />
cảng biển quan trọng ở các vùng kinh tế trọng điểm như quy hoạch về cảng<br />
biển, về đội tàu và về dịch vụ cảng biển.<br />
- “Kinh nghiệm của ASEAN trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển”,<br />
được đăng trên tạp chí Biển & Bờ số 3, 2007 của tác giả Nguyễn Tương. Tác<br />
giả đã nêu bật được những kinh nghiệm của các nước ASEAN (trừ Lào) trong<br />
việc phát triển dịch vụ vận tải biển như: xây dựng chính sách hàng hải quốc<br />
tế; đẩy mạnh tự do hoá dịch vụ và khuyến khích cạnh tranh để phát triển; áp<br />
dụng các chính sách ưu tiên phát triển ngành Vận tải biển và tăng cường hợp<br />
tác hàng hải khu vực.<br />
- “Phát triển kinh tế biển với xây dựng quốc phòng, an ninh hiện nay ở<br />
tỉnh Khánh Hoà”, Luận văn thạc sĩ năm 2003 – chuyên ngành kinh tế tại Học<br />
viện Chính trị quân sự của tác giả Phan Thanh Hải.<br />
- “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ<br />
quốc từ năm 1986 đến năm 2001”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử năm 2007 –<br />
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Học viện Chính trị quân<br />
sự của Nguyễn Đức Phương. Tác giả đã nêu lên những chủ trương của Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến<br />
năm 2001, trong đó có nêu rõ chủ trương của Đảng trong việc phát triển kinh<br />
tế biển thông qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và những bài học kinh<br />
nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ<br />
quốc.<br />
Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài nổi bật có:<br />
- “Những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành<br />
GTVT Việt Nam” của Anthony Pearce - Tổng Giám đốc Liên đoàn quốc tế<br />
đường bộ đăng trong tạp chí GTVT số 1+2/2006. Tác giả đã nêu ra những<br />
<br />