intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Độ đo có dấu

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài luận văn "Độ đo có dấu" có cấu trúc gồm 3 chương cung cấp cho người học các kiến thức về lý thuyết độ đo và độ đo không âm, độ đo có dấu, ứng dụng của độ đo có dấu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Độ đo có dấu

i<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TRẦN VĂN CHÂU<br /> <br /> ĐỘ ĐO CÓ DẤU<br /> Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp<br /> Mã số: 60.46.40<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2011<br /> <br /> ii<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Văn Nuôi<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Huỳnh Thế Phùng<br /> Phản biện 2: PGS.TSKH. Trần Quốc Chiến<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc<br /> sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 5 năm 2011.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Từ ngàn xưa, loài người đã tiến hành đo đạc. Khi xã hội ngày càng<br /> phát triển thì các vật thể, các sự kiện của tự nhiên và xã hội càng nhiều<br /> và tinh vi hơn, việc đo đạc ngày càng khó khăn nên công cụ đo đạc và<br /> lí thuyết về đo đạc cũng phát triển theo với cung bậc cao hơn, hiện đại<br /> hơn.<br /> Trong thực tiễn, ta thấy số đo của một vật, của một sự kiện thường<br /> là số không âm, ví dụ như diện tích một hình, thể tích một vật thể...<br /> Cũng có những số âm như nhiệt độ...<br /> Lí thuyết độ đo đã phát triển và từ những sự kiện trên độ đo có<br /> dấu đã hấp dẫn những nhà toán học. Với hấp lực đó, tôi cũng mong<br /> muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ một phần. Chính vì vậy tôi chọn đề tài:<br /> "Độ đo có dấu" cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> Nhằm nghiên cứu lí thuyết độ đo trên các σ− đại số.<br /> Phần chính của đề tài là độ đo có dấu.<br /> Nghiên cứu áp dụng của độ đo có dấu vào một số vấn đề của lí<br /> thuyết toán học.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm:<br /> - Thu thập tài liệu, khảo sát, phân tích, tổng hợp, chứng minh làm<br /> sáng tỏ các kết quả của lí thuyết độ đo và độ đo có dấu.<br /> - Dùng lí thuyết đó soi sáng những kết quả đã có trong lí thuyết tổ<br /> hợp và lí thuyết xác suất.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Đề tài được xây dựng từ lí thuyết độ đo trên σ− đại số và mở rộng<br /> lí thuyết độ đo đấy thành độ đo có dấu, dùng lí thuyết độ đo có dấu<br /> <br /> 2<br /> <br /> để giải quyết một số bài toán về tổ hợp và xác suất.<br /> 5. Cấu trúc luận văn<br /> Luận văn được trình bày trong 3 chương:<br /> Chương 1: Lí thuyết độ đo và độ đo không âm<br /> Chương 2: Độ đo có dấu<br /> Chương 3: ứng dụng của độ đo có dấu<br /> <br /> Chương 1<br /> LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO VÀ ĐỘ ĐO KHÔNG ÂM<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Cấu trúc đại số các tập hợp<br /> <br /> 1.1.1.<br /> <br /> Vành Boole, đại số Boole<br /> <br /> Định nghĩa 1.1. Một vành (vành Boole) các tập hợp là một lớp R các<br /> <br /> tập hợp thỏa mãn nếu A ∈ R, B ∈ R thì A ∪ B ∈ R và A \ B ∈ R.<br /> Mệnh đề 1.1. Cho R là một vành Boole, khi đó ∅ ∈ R, các phép<br /> <br /> hiệu đối xứng và giao của hai tập hợp là đóng trong R.<br /> Định nghĩa 1.2. Một lớp R các tập hợp được gọi là một đại số Boole<br /> <br /> nếu thỏa mãn:<br /> a/ Nếu A ∈ R và B ∈ R thì A ∪ B ∈ R.<br /> b/ Nếu A ∈ R thì Ac ∈ R, (Ac là phần bù của A)<br /> Rõ ràng, mỗi đại số Boole là một vành Boole vì A \ B = A ∩ B c =<br /> (Ac ∪ B)c.<br /> Mệnh đề 1.2. Cho R là một vành Boole các tập con của X . Vành<br /> <br /> R là một đại số khi và chỉ khi X ∈ R.<br /> 1.1.2.<br /> <br /> Vành sinh, σ− vành<br /> <br /> Định nghĩa 1.3. Cho E là lớp các tập hợp bất kỳ. Vành nhỏ nhất chứa<br /> <br /> E được gọi là vành sinh bởi lớp E và được ký hiệu bởi R(E).<br /> Định lý 1.1. Nếu E là lớp các tập hợp bất kỳ thì tồn tại duy nhất<br /> <br /> một vành sinh R(E) sinh bởi lớp E.<br /> Định lý 1.2. Nếu E là một lớp bất kỳ các tập hợp thì mỗi tập trong<br /> <br /> R(E) được phủ bởi một họ hữu hạn các tập trong E .<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1