BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
VÕ THỊ CẨM VÂN<br />
<br />
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP GIẢI PHƢƠNG TRÌNH,<br />
BẤT PHƢƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT<br />
<br />
Chuyên ngành: Phƣơng pháp toán sơ cấp<br />
Mã số: 60. 46.01.13<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
ĐàNẵng–Năm2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐẠO DÕNG<br />
<br />
Phảnbiện 1: TS. Lê Hải Trung<br />
Phảnbiện 2: GS. TS. Lê Văn Thuyết<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Phương pháp toán sơ cấp họp tại Đại học Đà<br />
Nẵng vào ngày 13 tháng 8 năm 2016.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đạihọc Đà Nẵng.<br />
- Thư viện trường Đi học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Phương trình, bất phương trình mũ và logarit là một trong các<br />
chủ đề quan trọng trong chương trình toán bậc phổ thông trung học.<br />
Các dạng bài toán trên thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi đại<br />
học, cao đẳng và có mối liên quan mật thiết với nhau.<br />
Việc dạy học các chủ đề này đã được đưa vào chương trình bậc<br />
trung học phổ thông và đóng vai trò trọng tâm trong việc trang bị<br />
kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp của chương<br />
trình phổ thông, không nêu được đầy đủ chi tiết tất cả dạng bài toán<br />
về phương trình và bất phương trình chứa mũ và logarit. Vì vậy học<br />
sinh thường gặp khó khăn khi giải các dạng toán nâng cao về phương<br />
trình, bất phương trình mũ và logarit trong các đề thi tuyển sinh Đại<br />
học, Cao đẳng.<br />
Mặc dù có nhiều tài liệu tham khảo về các chủ đề nói trên với<br />
các nội dung khác nhau nhưng chưa có chuyên đề riêng khảo sát về<br />
phương trình, bất phương trình mũ và logarit một cách hệ thống. Đặc<br />
biệt, nhiều dạng bài toán đại số về hàm số mũ và logarit có quan hệ<br />
chặt chẽ, khăng khít, không thể tách rời nhau và thường cần đến sự<br />
trợ giúp của công cụ đại số, giải tích và ngược lại.<br />
Do đó, để có điều kiện tìm hiểu thêm về chủ đề này và được sự<br />
gợi ý của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Một số phương<br />
pháp giải phương trình, bất phương trình mũ và logarit” làm đề tài<br />
<br />
2<br />
cho luận văn của mình nhằm hệ thống các kiến thức cơ bản về<br />
phương trình, bất phương trình mũ và logarit kết hợp với các kiến<br />
thức về đại số, giải tích để tổng hợp, chọn lọc và phân loại các<br />
phương trình, bất phương trình mũ và logarit và xây dựng một số bài<br />
toán mới.<br />
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu và tìm hiểu các bài toán về<br />
phương trình, hệ phương trình, bất phương trình mũ và logarit, vận<br />
dụng các phương pháp thích hợp trong đại số, giải tích để giải các bài<br />
toán nêu trên trong chương trình phổ thông trung học.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài toán về phương trình,<br />
bất phương trình mũ và logarit.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vận dụng các phương pháp giải<br />
toán thích hợp trong đại số và giải tích để giải quyết các bài toán về<br />
phương trình, bất phương trình mũ và logarit<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài<br />
luận văn.<br />
- Phân tích, nghiên cứu các tài liệu thu thập được để thực hiện<br />
đề tài.<br />
- Tham gia các buổi seminar của thầy hướng dẫn để trao đổi các<br />
kết quả đang nghiên cứu.<br />
<br />
3<br />
5. Cấu trúc của luận văn<br />
Mở đầu<br />
- Chương 1: Các kiến thức cơ sở<br />
- Chương 2: Phương pháp giải phương trình mũ và logarrit.<br />
- Chương 3: Phương pháp giải bất phương trình mũ và logarit.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ<br />
Chương này nhắc lại một số kiến thức cơ sở về Hàm lũy thừa,<br />
hàm mũ và hàm logarit có liên quan đến việc nghiên cứu trong<br />
chương tiếp theo. Các nội dung trình bày trong chương chủ yếu được<br />
tham khảo trong các tài liệu [3], [5], [9].<br />
1.1. HÀM MŨ VÀ HÀM LŨY THỪA<br />
1.1.1. Hàm lũy thừa<br />
a. Khái niệm hàm lũy thừa<br />
b. Đạo hàm của hàm lũy thừa với số mũ tổng quát<br />
1.1.2. Hàm mũ<br />
a. Định nghĩa<br />
b. Tính chất hàm mũ<br />
c. Bảng biến thiên và đồ thị của hàm mũ<br />
d. Mệnh đề<br />
1.2. HÀM LOGARIT<br />
<br />