intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đến dự báo bão trên Biển Đông

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc với bốn chương bao gồm: Chương 1 - Tổng quan về phương pháp OSSE, Chương 2 - Phương pháp đồng hóa, Chương 3 - Số liệu và phương pháp, Chương 4 - Kết quả thử nghiệm. Sau đây là tóm tắt của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đến dự báo bão trên Biển Đông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mai Khánh Hưng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LIỆU THÁM KHÔNG GIẢ  LẬP TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA ĐẾN DỰ BÁO  BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mai Khánh Hưng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LIỆU THÁM KHÔNG GIẢ  LẬP TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA ĐẾN DỰ BÁO  BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG Chuyên ngành : Khí tượng và khí hậu học Mã số: 60440222 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC Hà Nội – Năm 2014
  3. MỤC LỤC  MỞ ĐẦU                                                                                                                           ......................................................................................................................      1  2.2 Mô hình dự báo thời tiết WRF và hệ thống đồng hóa WRF – 3DVAR                ............       11
  4. MỞ ĐẦU Chất lượng dự  báo của các mô hình số  trị  đã được nâng cao nhanh chóng  trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên độ  chính xác trong dự  báo các hiện   tượng thời tiết có tác động lớn như  bão hay xoáy thuận nhiệt đới vẫn còn là thách  thức. Các cơn bão thường diễn ra trên những vùng biển, đại dương nơi mà mật độ  các trạm quan trắc rất thưa thớt. Việc  thiếu thông tin quan trắc đã dẫn tới trường số  liệu ban đầu của các mô hình số trị trở nên không chính xác, gây khó khăn trong việc  dự báo bão và xoáy thuận nhiệt đới. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài trên   3000 km, nằm trong khu vực có tần suất hoạt động của bão lớn nhất trên thế  giới,   thường xuyên phải đón nhận các cơn bão với sức tàn phá lớn. Vì vậy, dự báo bão là   một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của dự báo số trị.   Tầm quan trọng của số  liệu thám sát trong và xung quanh hoàn lưu bão đã   được biết đến từ  nhiều năm. Tại các quốc gia tiên tiến, khi có bão, các quan trắc  dropsonde hoặc radar sử  dụng máy bay thường được tiến hành để  cung cấp thêm  thông tin trạng thái khí quyển trong bão. Do còn nhiều hạn chế về công nghệ, nhân  lực cũng như tài chính tại Việt Nam, các loại thám sát đặc biệt này vẫn chưa được   sử  dụng. Tuy nhiên, Việt Nam có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển   Đông, hoàn toàn có thể  cung cấp các dự  báo bổ  sung này dưới dạng số  liệu thám  không và được kỳ  vọng có thể  cải thiện được chất lượng dự  báo bão. Tuy nhiên,   việc kiểm chứng tác động của số liệu này tới dự báo bão là không đơn giản khi các   trạm quan trắc chưa được xây dựng và số liệu thám không tại vực nói trên chưa tồn   tại. Trong khi đó, việc xây mới hay bảo trì, bảo dưỡng hệ thống quan trắc nói chung  hay từng trạm thám không riêng lẻ đòi hỏi nhiều chi phí, bên cạnh đó cần có những  điều tra tỉ  mỉ, tốn nhiều thời gian về vị trí đặt trạm, tần suất hoạt động v..v..  để  đảm bảo số liệu thám sát mới có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Do vậy, để kiểm  chứng được các tác động của loại số liệu thám không tới dự  báo bão trong khi các   trạm quan trắc còn chưa được xây dựng, các nhà khoa học trên thế giới đã sử dụng   phương pháp Observing System Simulation Experiments (OSSE) tạm dịch là phương  pháp thử  nghiệm giả lập hệ thống quan trắc. Phương pháp này cho phép tiến hành  các thử  nghiệm giả  lập những tác động của số  liệu thám không tại Hoàng Sa và  1
  5. Trường Sa tới quá trình dự  báo. Từ  đó ta có thể  rút ra được những tác động tiềm   năng của số liệu thử nghiệm trong thực tế. Trên thế giới phương pháp này cũng đã  được áp dụng tại các trung tâm nghiên cứu khí tượng nổi tiếng như  Trung tâm dự  báo khí tượng hạn vừa Châu Âu (ECMWF), Cục hàng không và vũ trụ Mỹ ( NASA),   Trung   tâm   dự   báo   môi   trường   quốc   gia   Mỹ   (NCEP),   v…v…   Các   kết   quả   của   phương pháp OSSE là một kênh thông tin tham khảo đắc lực cho các nhà khí tượng   học trong công tác nghiên cứu cũng như  nghiệp vụ  hàng ngày. Trước tình hình cần   thiết  ước tính được tác động tiềm năng của số  liệu thám không bổ  sung trên khu  vực biển Đông tới dự báo bão, luận văn này sẽ tiến hành “ Nghiên cứu ảnh hưởng   của số liệu thám không giả  lập trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đến dự   báo bão trên biển Đông”. Ngoài phần mở  đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc  với bốn chương bao gồm:  Chương 1: Tổng quan về phương pháp OSSE Chương 2: Phương pháp đồng hóa  Chương 3: Số liệu và phương pháp Chương 4: Kết quả thử nghiệm 2
  6. Chương 1  TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP OSSE 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về OSSE trên thế giới và tại Việt Nam Trong giai đoạn đầu phát triển từ  năm 1960 đến 1980, phương pháp OSSE  gắn liền với các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu khí quyển toàn cầu. Với  mục tiêu là đưa ra được một mạng lưới quan trắc toàn cầu có độ  chính xác cao,   GARP là tập hợp các nghiên cứu sử dụng phương pháp OSSE để thực hiện các thử  nghiệm để  giúp các nhà khoa học có thể  đưa ra được mạng lưới quan trắc tối  ưu.   Các kết quả  đạt được trong giai đoạn này có thể  cung cấp được trường phân tích  đáp ứng được yêu cầu về số liệu của GARP, chỉ ra được mối liên hệ giữa các biến  quan trọng của khí quyển là nhiệt độ  và gió. Sử  dụng thám sát nhiệt độ  từ  vệ  tinh  trong thời gian dài và liên tục đưa vào mô hình toàn cầu có thể  tạo ra số liệu quan   trắc trường gió quy mô lớn, vì vậy các quan trắc gió bổ  sung là không cần thiết.   Một trong những hướng nghiên cứu cũng tập trung nhiều sự  quan tâm của các nhà   khoa là đưa ra một hệ  thống đồng hóa số  liệu phù hợp với những quan trắc mới.   Phương pháp OSSE sẽ  giúp các nhà khoa học có thể  thử  nghiệm các phương pháp  đồng hóa mới trước khi số liệu quan mới được đưa vào sử dụng. Điều này sẽ  giúp   tiết kiệm thời gian đưa số liệu quan trắc mới vào nghiệp vụ.   Trong những năm từ 1980 đến 2000, những nghiên cứu sử dụng phương pháp  OSSE dần chuyển hướng sang các nghiên cứu liên quan tới tác động của số liệu gió   từ vệ tinh. Đặc biệt là các tập hợp các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa   học tại trung tâm đồng hóa số liệu NASA DAO nhằm xác định tác động tiềm năng  của profile gió vệ tinh LiDAR tới hệ thống đồng hóa và dự báo số lúc bấy giờ và từ  đó có thể  đưa ra những điều chỉnh trong thiết kế  thiết bị  đo gió. Trong giai đoạn   3
  7. này, các nghiên cứu sử dụng mô hình tích phân hoàn lưu chung khí quyển có độ phân  giải 5o, hệ  thống đồng hóa và dự  báo GEOS3 có độ  phận giải 1 o  và đã đạt được  những kết quả đáng ghi nhận: cải thiện rõ rệt độ chính xác của dự  báo khi số liệu   gió vệ tinh lidar được đồng hóa. Cụ thể, kỹ năng dự báo trung bình đã được kéo dài   thêm từ  12 – 18 giờ  tại Nam Bán Cầu và từ  3 ­ 6 giờ  tại Bắc Bán Cầu.  Tăng độ  chính xác trong dự  báo quỹ đạo bão, sai số  vị  trí tâm bão dự  báo giảm xấp xỉ 10%   tính trung bình toàn cầu. Đặc biệt với các cơn bão có cường độ  mạnh (áp suất cực   tiểu tại tâm nhỏ  hơn 945hPa), thì sai số  khoảng cách giảm trung bình hơn 200km.   Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn chỉ ra được tác động của gió Lidar này đã cải   thiện được dự báo vị trí đổ bộ của các cơn bão, giảm sai số xấp xỉ 250km.  Trước năm 2000, phương pháp OSSE thường được sử dụng trong các nghiên  cứu có quy mô lớn, các mô hình được sử dụng để thực hiện các giả lập thử nghiệm   là mô hình toàn cầu. Từ những năm đầu thế kỷ 21 cho đến nay, sự phát triển nhảy   vọt của khoa học kỹ thuật và năng lực tính toán của máy tính đã tạo điều kiện cho  các hệ  thống mô hình khu vực cũng ra đời và hoàn thiện. Các nghiên cứu sử  dụng   phương pháp OSSE đã tập trung hơn vào nghiên cứu quy mô vừa, đặc biệt là tác   động tiềm năng của số liệu viễn thám tới các loại thời tiết có tác động lớn như bão,  xoáy thuận nhiệt đới. Các kết quả  đạt được trong giai đoạn này đã cho thấy tác  động tiềm năng của số liệu gió Lidar Doppler tới việc dự báo các hiện quy mô vừa  như bão tuyết, xoáy thuận nhiệt đới. Các kết quả cho thấy việc đồng hóa các quan   trắc gió vào các mô hình quy mô vừa sẽ  có những tác động tiềm năng rõ rệt trong   việc cải thiển chất lượng dự báo quỹ đạo và cường độ bão. Sai số giữa quỹ đạo dự  báo khi có sử dụng số liệu gió nhỏ hơn quỹ đạo của dự báo khi không đồng hóa số  liệu này trong dự báo hạn 48 tiếng. Cường độ bão được phản ánh chính xác thay vì   cho dự báo cường độ quá lớn.  Các nghiên cứu sử dụng mô hình khu vực và phương pháp OSSE làm công cụ  để nghiên cứu những tác động của các loại quan trăc dự  kiến khác nhau tới dự báo   các hiện tượng thời tiết có tác động lớn nói chung và bão nó riêng đã được nhiều  nhà khoa học trên thế  giới thực hiện và đã thu được những kết quả  tích cực trong   dự  báo bão. Tại Việt Nam, OSSE vẫn là phương pháp mới. Theo hiểu biết của tác  giả, chưa có các nghiên cứu sử dụng OSSE, tuy nhiên một số nghiên cứu có sử dụng  4
  8. mô hình khu vực và sơ đồ đồng hóa số liệu 3DVAR để nghiên cứu tác động của các   loại số liệu quan trắc tới các hiện tương thời tiết có ảnh hưởng lớn đã được thực  hiện. Kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy, sai số dự báo bão đã giảm, đặc biệt  là trong 42 giờ đầu khi sử dụng sơ đồ đồng hóa 3DVAR, phản ánh tốt hơn cấu trúc   và hoàn lưu bão. Qua các nghiên cứu trên thế giới, có thể nhận thấy phương pháp OSSE là một  công cụ  hữu ích cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu tác động của các loại   số  liệu quan trắc tương lai tới hệ thống dự báo số  hiện tại. Các nghiên cứu trong  nước đã cho thấy hoàn toàn có cơ sở áp dụng phương pháp OSSE cho khu vực Việt  Nam dựa trên các mô hình khu vực. Đây cũng là cơ sở để tác giả lựa chọn mô hình   WRF và hệ thống đồng hóa số liệu biến phân ba chiều (3DVAR) để  thực hiện nội   dung luận văn là nghiên cứu tác động của số liệu thám không giả lập tại Hoàng Sa  và Trường Sa tới dự báo bão tại biển Đông 1.2 Phương pháp OSSE 1) Giả lập (mô phỏng) khí quyển Để  biết tác động của số  liệu quan trắc tới dự  báo số, các nhà khoa học   thường so sánh các dự báo có và không có đồng hóa số liệu quan trắc với nhau. Số  liệu quan trắc là thước đo trạng thái khí quyển tại vị  trí đặt trạm quan trắc hay có   thiết bị  quan trắc, đo đạc. Tuy nhiên, tại những nơi chưa có trạm quan trắc, hay  chưa có các thiết bị  quan trắc ta không thể  biết được trạng thái khí quyển, do vậy   không thể có được số liệu quan trắc và cũng không thể xác định được tác động của   số những số liệu quan trắc chưa tồn tại tới hệ thống dự báo số. Do vậy, cần có một   khí quyển giả lập mà các nhà khoa học biết rõ để từ đó họ có thể có bất cứ số liệu  quan trắc cần thiết. Một tích phân đủ dài và không bị gián đoạn của một mô hình số  sẽ có nhiệm vụ cung cấp một trạng thái của khí quyển trong một khoảng thời gian   cần nghiên cứu được gọi tên là Nature run ­ tạm dịch là khí quyển giả lập. Mô hình  thực hiện giả  lập khí quyển có thể  là mô hình toàn cầu hoặc mô hình khu vực tùy  vào quy mô của hiện tượng. Với những hiện tượng quy mô lớn, khí quyển giả  lập   được tạo bởi các mô hình toàn cầu, độ dài của khí quyển giả  lập từ có thể  kéo dài  vài tháng đến một năm. Với những hiện tượng quy mô vừa như bão hay xoáy thuận   nhiệt đới thì các khí quyển giả lập được tạo bởi mô hình toàn cầu không phản ánh  5
  9. được cấu trúc bên trong của các hiện tượng này vì vậy cần có những khí quyển giả  lập quy mô khu vực (regional nature run) được tạo bởi các mô hình khu vực với thời   gian ngắn hơn, từ vài ngày đến một tuần và độ phân giải tinh hơn. Do trong thực tế,   khí quyển có nhiều quy mô khác nhau, cũng như các mô hình số trị là chưa hoàn hảo   nên khí quyển giả lập không thể giống chính xách hoàn toàn với khí quyển thực tế.   Tuy nhiên, để  phương pháp thử  nghiệm giả  lập hệ  thống quan trắc có thể   ước   lượng được chính xác tác động của quan trắc mới thì khí quyển giả  lập nên có  những đặc điểm của khí quyển thực tế trong thời đoạn cần nghiên cứu. 2) Giả lập số liệu quan trắc (Observation simulation) Nếu như  số  liệu quan trắc thật có được thông qua các công cụ  đo đạc thì ở  đây, số liệu quan trắc giả lập sẽ được mô phỏng từ khí quyển giả lập. Hiện nay có  hai cách tiếp cận để mô phỏng số liệu quan trắc [9]. Cách đơn giản nhất là nội suy   dữ  liệu trên lưới mô hình của khí quyển giả lập về vị trí cần có số  liệu quan trắc,   quá trình này bao gồm cả sai số của từng loại số liệu quan trắc. Một cách khác phức   tạp hơn và đắt hơn đó là sẽ giả lập cách thu thập số liệu quan trắc như trong thực   tế. Một điểm cần nói thêm, quá trình mô phỏng số liệu quan trắc bao gồm quá trình   mô phỏng lại các loại quan trắc đã có và mô phỏng, giả lập các loại quan trắc chưa  có. Việc lựa chọn đồng hóa loại số liệu quan trắc mô phỏng giả lập nào sẽ dẫn đến   các quá trình điều khiển hoặc thử nghiệm được trình bày trong bước 3 dưới đây. 3) Các quá điều khiển (Control Run), thử  nghiệm (Experiments) và  ước lượng tác   động của quan trắc mới Để xem xét được tác động một loại số liệu, thì phương pháp phổ  biến nhất   là so sánh, phân tích kỹ năng dự báo khi chưa có và có đồng hóa số liệu mới. Đối với   phương pháp OSSE cũng vậy, để  biết tác động của số liệu quan trắc tương lai tới  chất lượng dự báo, ta cần có một quá trình chạy dự báo của mô hình khi chưa đồng   hóa số liệu quan trắc mới này. Quá trình này được gọi tên là  Control Run (CR) tạm  dịch là quá trình điều khiển. Bản chất của CR là sự  mô phỏng các dự  báo của hệ  thống dự báo số hiện tại. Các số liệu quan trắc được đồng hóa trong quá trình điều  khiển là các quan trắc hiện thời giả lập (hệ thống quan trắc đang có), dự  báo của  quá trình điều khiển được gọi là dự báo tham chiếu. CR = dự báo + số liệu quan trắc hiện thời giả lập  (1.1) 6
  10. Các dự báo có đồng hóa thêm số liệu quan trắc mới được gọi là Experiments  (EXP) tạm dịch là các thử nghiệm. Một cách đơn giản, các thử nghiệm có thể được   hiểu như sau: EXP  = CR + số liệu quan trắc tương lai giả lập (1.2) Các kết quả dự báo của EXP sẽ được đánh giá, so sánh với khí quyển giả lập  (NR) và kết quả dự báo của CR từ đó rút ra được tác động của số liệu quan trắc tới   dự  báo số  trong OSSE để  đưa ra được những kết luận tương tự  trong khí quyển  thực. Các thành phần chính của OSSE được thể hiện thông qua sơ đồ trong hình 1.1   dưới đây. Giả lập khí quyển Điều ki ện ban  đầu A Các dự báo  Số liệu dự báo  Mô hình số trị  chạy t ạo khí  quyển gi ả l ập So sánh Mô hình số trị Khí quyển giả  lập (Dạng lưới) So sánh Giả lập số liệu quan trắc Trường số li ệu  phân tích Quá tình gi ả l ập  số liệu quan trắc Phân tích khách  quan/ ban đầu hóa Số liệu quan trắc  (hiện thời và tương  lai) giả lập Điều ki ện ban  đầu B Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động của một hệ thống OSSE.  7
  11. Có thể thấy rõ ràng, phương pháp OSSE được xây dựng dựa trên ý tưởng của  một hệ  thống đồng hóa số  liệu. So sánh giữa hai hệ  thống này được thể  hiện qua  hình 1.2.   Khí quyển  Khí quyển  thực  giả lập  Quá trình Quá trình  đo đạc mô phỏng Số liệu quan trắc hiện  Số liệu quan trắc  thời có thật (hiện thời và tương lai  giả lập) Đồng hóa  Đồng hóa  số liệu số liệu Mô hình Mô hình  dự báo số   dự báo số  trị trị a) Hệ thống đồng hóa số liệu b) OSSE Hình 1.2 So sánh hệ hoạt động của hệ thống đồng hóa số liệu và OSSE Từ hình 1.2 ta có thể  thấy, sự khác biệt giữa hai hệ thống này chỉ  đến từ  ba   quá trình đầu tiên. Nếu với hệ thống đồng hóa số liệu, các số liệu quan trắc thật  thu thập được thông qua quá trình đo đạc từ  khí quyển thực thì với quá hệ thống  OSSE tất cả cá quá trình trên đều được giả lập.  Khí quyển được giả  lập, các số  8
  12. liệu quan trắc giả  lập có được không phải do đo đạc mà là mô phỏng. Các quá  trình khác của hai hệ thống này là hoàn toàn giống nhau. Hình 1.3 dưới đây sẽ minh  họa rõ hơn sự tương đồng của OSSE và hệ thống đồng hóa số liệu. Hình 1.3 Minh họa phương pháp thử nghiệm giả lập hệ thống quan trắc Hệ thống đồng hóa số liệu sử  dụng số  liệu quan trắc thật (có được nhờ  đo   đạc từ  khí quyển thực) để  cải thiện dự  báo với  mong muốn dự  báo tiến tới sát   được trạng thái khí quyển thực. Hệ thống OSSE sẽ sử dụng số liệu quan trắc giả  lập (có được nhờ  quá trình nội suy từ  khí quyển giả  lập) để  cải thiện các dự  báo  với mong muốn các dự báo tiến dần tới khí quyển giả lập. Tác động của các loại  số liệu quan trắc giả lập với dự báo số trong hệ thống OSSE sẽ được cho như là tác   động của loại số  liệu quan trắc này khi nó được đưa vào sử  dụng trong thực tế.   Như vậy, cơ sở lý thuyết của hệ thống OSSE là chính là quá trình đồng hóa số liệu.   9
  13. Hiện nay có nhiều phương pháp đồng hóa số  liệu, tuy nhiên để  phù hợp với nội  dung và quy mô của một luận văn, tác giả sử dụng phương pháp biến phân ba chiều  3DVAR cùng mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết (Weather Research and Forecast  ­ WRF) để thực hiện nội dung của luận văn  Chương 2 HỆ THỐNG ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU 2.1 Phương pháp biến phân ba chiều 3DVAR Đồng hóa số liệu là quá trình tạo trường ban đầu tốt nhất có thể cho mô hình  dự  báo. Hiện nay, trên thế  giới có hai phương pháp hiện đại được sử  dụng trong   nghiên   cứu   cũng   như   trong   nghiệp   vụ   là   phương   pháp   đồng   hóa   biến   phân   (variational assimilation) và phương pháp lọc Kalman tổ  hợp. Đồng hóa biến phân   được chia thành đồng hóa biến phân ba chiều (3DVAR) và đồng hóa biến phân bốn   chiều (4DVAR). Trong khuôn khổ  của luận văn này, tác giả  chỉ  áp dụng đồng hóa   biến phân ba chiều. Phương pháp 3DVAR sẽ  tìm trạng thái khí quyển x phù hợp  nhất với quan trắc y hay chính là việc tìm trạng thái khí quyển x có xác suất cực đại   khi biết quan trắc. Theo công thức Bayes, xác suất có điều kiện của x khi biết trước  y được tính như sau:  P ( x) P ( y / x) P( x / y ) =   (2.1) P( y ) Vì P(y) không phụ thuộc vào x nên:  P(x/y) ~ P(x)P(y/x) (2.2) Trong đó, x được giả định có phân bố Gauss: 1 �1 � P ( x) = ( x − xb )T B −1 ( x − xb ) � exp �− � � � � (2.3) (2π ) n /2 B 1/2 �2 với B là ma trận tương quan sai số nền (gọi tắt là ma trận sai số nền), xb là giá trị  trường nền. Tương tự ta có  1 �1 � P( y / x ) = ( H ( x ) − y )T R − 1 ( H ( x ) − y ) � exp �− � � � � (2.4) (2π ) p /2 R1/2 �2 10
  14. với R là ma trận tương quan sai số quan trắc (gọi tắt là ma trận sai số quan trắc), y   là giá trị trường thám sát. Thay thế P(x) và P(y|x) trở lại vào (2.2) ta được:   P(x/y)~  1 1 �1� 1 � − � exp � ( x − xb )T B −1 ( x − xb ) � �− �( H ( x) − y )T R −1 ( H ( x) − y ) � � � � (2π ) n /2 1/ 2 B (2π ) p /2 R 1/2 � 2 2 (2.5)  1 1 Hay P(x/y) ~  exp { −J ( x)}  với  (2π ) n /2 B1/ 2 (2π ) p /2 R1/ 2 1 1 J ( x) = ( x − xb )T B −1 ( x − xb ) � � � �+ �( H ( x) − y )T R −1 ( H ( x) − y ) � � � (2.6) 2 2 Xác suất P(x/y) cực đại khi J(x) cực tiểu. Trường phân tích mà  ở  đó hàm J   đạt giá trị  cực tiểu sẽ được xem là trường phân tích tối ưu nhất. Về  mặt tính toán  thực tế, việc cực tiểu hóa hàm J gặp hết sức khó khăn do B có kích thước rất lớn  nên người ta thường cực tiểu hóa hàm J bằng phương pháp lặp. 2.2 Mô hình dự báo thời tiết WRF và hệ thống đồng hóa WRF – 3DVAR a) Mô hình dự báo thời tiết WRF Mô  hình WRF là kết quả  của  sự  hợp tác phát triển  của nhiều trung tâm  nghiên cứu và dự  báo khí tượng  ở Hoa Kỳ như Trung tâm Quốc gia về  nghiên cứu   khí quyển (NCAR), Trung tâm dự  báo môi trường quốc gia (NCEP),…và đội ngũ  đông đảo các nhà khoa học làm việc tại các trường đại học trên thế giới. Bên cạnh  mục đích dự báo nghiệp vụ, WRF còn có thể khả năng áp dụng trong nghiên cứu mô   phỏng các điều kiện thời tiết thực. Nó bao gồm nhiều tùy chọn và có hệ thống đồng  hóa số liệu tiên tiến. Xuất phát từ những tính năng  trên mà mô hình WRF đã được   lựa chọn làm công cụ nghiên cứu trong luận văn. Các sơ đồ tham số hóa vật lý trong  mô hình WRF có thế chia làm năm loại chính, trong đó mỗi loại bao gồm một số sơ  đồ khác nhau. Chúng bao gồm:  a) Các quá trình vi vật lý b) Tham số hóa đối lưu c) Lớp biên hành tinh (PBL) d) Mô hình đất e) Bức xạ 11
  15. Quá trình tham số  hóa cho các thành phần vật lý được  ưu tiên thực hiện  ở  bước đầu tiên của mô hình. Quá trình này có thể bao gồm việc đọc file số liệu trong   đó người sử  dụng sẽ tùy chọn sử  dụng thành phần vật lý nào. Mỗi sơ  đồ  tham số  hóa vật lý được đóng gói sẵn thành một module riêng biệt trong đó chứa bản thân sơ  đồ  tham số  hóa và các hằng số  của riêng chúng, bên cạnh các hằng số  sử  dụng  chung. Thông tin chi tiết về các sơ đồ tham số hóa có thể tham khảo tại [26].  b) Hệ thống đồng hóa WRF – 3DVAR Để tiến hành thử nghiệm trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình nghiên  cứu và dự báo thời tiết WRF phiên bản 3.2 kết hợp với hệ thống đồng hóa số liệu   được gọi là mô hình WRF­3DVAR. Mô hình WRF­3DVAR được thiết kế  và phát   triển theo quy trình  ứng dụng nghiệp vụ  chuẩn với cập nhật số  liệu, xử  lý đồng  hóa, và dự báo một cách tự động. Sơ đồ thiết kế hệ thống được minh họa trong hình  2.1  Trường phân tích Mô hinh  toàn cầu Điều ki ện  Chạy mô  Hệ thống Đồng hóa số  liệu  Số liệu  biên hình (WRF) thám sát  phân tích (3DVAR) Kết quả dự  Trường nền báo (6 giờ) Hình 2.1 Hệ thống đồng WRF – 3DVAR chu kỳ 6h. Kết quả  dự  báo của mô hình sau sáu giờ  được sử  dụng như  trường nền kết   hợp với trường thám sát tạo thành trường phân tích nhờ  phương pháp phân tích  khách quan 3DVAR. Trường phân tích này lại được sử dụng là trường ban đầu cho  lần chạy dự  báo tiếp sau. Mô hình WRF sẽ không cần phải sử dụng kết quả phân  12
  16. tích từ  mô hình toàn cầu làm trường ban đầu. Như  vậy, hệ  thống WRF­3DVAR   được xây dựng sẽ bao gồm những đặc điểm sau: Phương pháp phân tích khách quan: 3DVAR Mô hình dự báo: WRF Chu kỳ: 6h Thám sát: mọi thám sát (cũ và mới) có được trên khu vực Việt Nam Điều kiện ban đầu cho mô hình WRF: trường phân tích được tạo bởi chính   hệ thống WRF – 3DVAR. Điều kiện biên: dự báo từ mô hình toàn cầu GFS Chương 3  SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Tổng quan về cơn bão Sơn Tinh (2012) Để  có thể  thực hiện các thử  nghiệm đánh giá được tác động tiềm năng của   số liệu thám không trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tới dự báo bão, tác giả đã  lựa chọn trường hợp nghiên cứu là cơn bão Sơn Tinh diễn ra vào tháng 10 năm 2012.   Đây là một cơn bão di chuyển khá đặc biệt khi qua quần đảo Hoàng Sa đi vào vịnh   Bắc Bộ cơn bão di chuyển lệch về phía Bắc và đi vào khu vực Hải Phòng – Quảng  Ninh. Theo quy luật hoạt động hàng năm của bão thì thời điểm cuối tháng 10, các  cơn bão hoặc ATNĐ trên biển Đông có xu hướng đổ bộ và các tỉnh Trung Trung Bộ.  Tuy nhiên, cơn bão Sơn Tinh đã đi lên phía bắc và đổ bộ vào duyên hải Bắc Bộ, trái   với quy luật hàng năm. Hình 3.1 và 3.2 lần lượt là quỹ  đạo và cường độ  (áp suất   thấp nhất tại tâm bão) của cơn bão Sơn Tinh kể từ khi hành thành đến khi độ bộ và  suy yếu. 13
  17. Hình 3.1 Quỹ đạo cơn bão Sơn Tinh Hình 3.2 Cường độ cơn bão Sơn Tinh – áp suất thấp nhất tại tâm bão 3.2 Số liệu Để thực hiện nội dung luận văn, tác giả sử dụng hai nguồn số liệu là số liệu   phân tích cuối cùng FNL (Final Operational Global) và số liệu dự báo toàn cầu GFS   14
  18. (Global   Forecast   System)   của   Trung   tâm   dự   báo   môi   trường   quốc   gia   (National  Centers for Environmental Prediction ­ NCEP). GFS: Số  liệu dự  báo toàn cầu với độ  phân giải 1 độ  kinh vĩ và cập nhật 6   tiếng/lần với hạn dự  báo tối đa lên tới 16 ngày (384 giờ). Số  liệu bao gồm các  trường khí tượng cơ bản là áp suất bề mặt, áp suất mực nước biển, độ  cao địa thế  vị, nhiệt độ, nhiệt độ bề mặt biển, giá trị biến đất, lớp băng bao phủ, độ ẩm tương   đối, các trường gió kinh hướng và vĩ hướng, chuyển động thẳng đứng, độ  xoáy và   ozone tại mực bề  mặt và 26 mực khí áp từ  1000mb đến 10mb, trong lớp biên bề  mặt và trên một số mực sigma, tấng đối lưu hạn và một vài mực phụ khác trong lớp   bề mặt để khởi tạo các mô hình đất bề mặt (land­surface models). FNL: Số  liệu phân tích cuối cùng có độ  phân giải 1 độ  kinh vĩ và được cập  nhật 6 tiếng/lần. Đây là sản phẩm của hệ thống đồng hóa số  liệu toàn cầu Global  Data Assimilation System (GDAS). Hệ thống này liên tục thu nhận số liệu quan trắc  thông qua hệ thống thông tin toàn cầu Global Telecommunications System (GTS) từ  nhiều nguồn và các phân tích khác nhau. Số liệu FNL được tạo ra bởi cùng mô hình  được NCEP dùng trong hệ thống dự báo toàn cầu. Số liệu FNL cập nhật chậm hơn   khoảng một giờ so với phân tích của GFS. Sự  chậm trễ này là do có nhiều số  liệu  quan trắc được sử dụng. Số liệu bao gồm các quan trắc bề mặt và 26 mực áp suất  từ 1000 mb đến 10mb. Với độ  chính xác cao hơn, số liệu FNL sẽ được sử  dụng trong quá trình mô  phỏng khí quyển. Số  liệu GFS sẽ  được sử  dụng trong các quá trình dự  báo thử  nghiệm. 3.3 Thiết kế thử nghiệm mô phỏng 3.3 Thiết kế thử nghiệm mô phỏng a) Cấu hình miền tính Để  thực hiện thử  nghiệm tác động của số  liệu thám không tại quần đảo   Hoàng Sa và Trường Sa tới dự  báo bão trên biển Đông, tác giả  lựa chọn miền dự  báo và cấu hình lưới như  sau: Miền lưới tính bao gồm 221 x 161 điểm lưới theo   phương ngang với bước lưới là 17 km, và 26 mực thẳng đứng, tạo ra miền lưới bao   phủ từ 95oE đến 126.5oE và từ 5oN đến 26.5oN gồm trọn vẹn khu vực biển Đông và  15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1