Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng, làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng, góp phần quản lý sử dụng bền vững hồ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Nguyễn Thị Hồng Chiên NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỒI LẮNG LÒNG HỒ HÒA BÌNH VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỒI LẮNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hồng Chiên NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỒI LẮNG LÒNG HỒ HÒA BÌNH VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỒI LẮNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỒ Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số : 60440301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHÍNH: TS. Nguyễn Thị Phương Loan NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PHỤ: PGS.TS. Dương Hồng Sơn Hà Nội - 2015
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Chiên Giới tính: Nữ Ngày sinh: 16/5/1977 Nơi sinh: Hà Nam Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60440301 Người hướng dẫn khoa học chính: TS. Nguyễn Thị Phương Loan Người hướng dẫn khoa học phụ: PGS.TS. Dương Hồng Sơn Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ” 1
- MỞ ĐẦU Công trình thủy điện Hòa Bình được thiết kế phục vụ đa mục tiêu, bao gồm tích nước cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất điện, cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải thiện giao thông thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản... Công trình đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, đặc biệt sau khi đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam hoàn thành đã cho phép dòng điện của Hòa Bình đi khắp mọi miền đất nước. Việc đắp đập ngăn sông tạo hồ chứa đã làm thay đổi sâu sắc chế độ thủy văn - thủy lực của dòng sông Đà và sông Hồng. Tốc độ dòng chảy khi vào hồ bị giảm đột ngột, nước từ trạng thái động chuyển sang trạng thái tĩnh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước và tổng lượng bùn cát trong hồ. Hồ Hòa Bình đã chính thức tích nước và điều tiết từ năm 1989. Trong suốt quá trình hoạt động của hồ Hòa Bình đã có hơn 1,4 tỷ m3 bùn cát bồi lắng tại lòng hồ và cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bồi lắng lòng hồ liên tục được triển khai, công bố. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây mới chỉ xem xét, đánh giá từng giai đoạn hoạt động cụ thể mà chưa đánh giá được tổng thể mức độ bồi lắng lòng hồ theo không gian và thời gian, đặc biệt khi công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, hồ Hòa Bình đã chịu tác động của yếu tố mới, chuỗi số liệu về địa hình, bùn cát và dòng chảy khi hồ Hòa Bình hoạt động độc lập không thể kéo dài hơn được nữa. Với chuỗi số liệu thực đo liên tục và đồng nhất thì việc nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ là rất cần thiết và cấp bách. Đó là cơ sở giúp các nhà nghiên khoa học đưa ra một số giải pháp quản lý và khai thác hồ chứa Hòa Bình, Sơn La và tương lai là hồ chứa Lai Châu một cách hiệu quả. 2
- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng, làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng, góp phần quản lý sử dụng bền vững hồ. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm khí tượng thủy văn và hoạt động phát triển kinh tế xã hội vùng lòng hồ; - Phân tích, xác định diễn biến bồi lắng lòng hồ theo không gian và thời gian; - Phân tích một số nguyên nhân chính gây bồi lắng lòng hồ; - Đề xuất một số biện pháp hạn chế mức độ bồi lấp lòng hồ. 3
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.3. Các công trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm, địa lý tự nhiên lưu vực sông Đà 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4
- CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến bồi lắng lòng hồ chứa thủy điện Hòa Bình 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp 2.2.2. Phương pháp phân tích nhân quả và phân tích tổng hợp 2.2.3. Phương pháp đo đạc, khảo sát và thu thập, xử lý số liệu 2.2.3.1. Đánh giá nhanh môi trường 2.2.3.2. Đo và tính bồi lắng lòng hồ 2.2.3.3. Phương pháp đo đạc tính toán xói mòn sườn dốc trên bãi thực nghiệm 5
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo không gian và thời gian 3.1.1. Kết quả tính toán bồi lắng hồ Hòa Bình Bảng 1. Kết quả tính bồi lắng lòng hồ Hòa Bình (1990 - 2013) Lượng nước về Khối lượng bồi lắng Năm (109m3) (106m3) 1990 66,9 84,0 1991 59,9 79,0 1992 40,3 58,9 1993 46,0 46,7 1994 57,1 61,1 1995 62,9 69,3 1996 68,8 87,5 Trung bình (1990-199) 57,4 69,5 1997 60,3 77,1 1998 57,5 85,8 1999 67,3 73,6 2000 53,1 68,9 2001 60,4 78,4 2002 63,0 73,1 2003 87,7 42,7 2004 46,8 47,5 2005 49,8 46,4 2006 45,5 60,6 2007 56,6 73,6 2008 62,2 71,1 2009 47,0 47,2 Trung bình (1997-2009) 58,2 65,1 2010 -2011 67,5 30,6 2012-2013 93,4 24,0 Trung bình (2010-2013) 40,2 13,7 Tổng cộng 1319,9 1423,1 Trung bình 55,0 57,8 6
- 3.1.2. Đánh giá diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo không gian và thời gian 3.1.2.1. Diễn biến bồi lắng lòng hồ theo thời gian Diễn biến bồi lắng lòng hồ được thể hiện trong hình 1. Giá trị (m3) 100 Lượng nước về (tỷ m3) Bồi lắng (triệu m3) 80 60 40 20 0 2010,2011 2012,2013 1998 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm tính toán Hình 1. Biểu đồ diễn biến mức độ bồi lắng hồ Hòa Bình theo thời gian (1990 - 2013) Khối lượng bồi lắng qua các năm là khác nhau, năm có lượng bồi lắng lớn nhất là năm 1996 , đạt 87,5 triệu m3, năm có lượng bồi lắng ít nhất là năm 2012-2013, đạt 24,0 triệu m3 và được phân chia thành 3 thời kỳ như sau: + Thời kỳ bồi điền trũng và sạt lở bờ dần đi vào ổn định (1990- 1996): Phần lớn diện tích tích mặt cắt ngang năm 1996 so với năm 1990 đều bị thu hẹp (hình 2). Trong thời gian 7 năm mà tổng lượng bồi lắng đạt đến 486,5 triệu m3, chiếm 35% tổng lượng bồi lắng hàng năm (trung bình là 65,9 triệu m3/năm) và bãi bồi đã bắt đầu được hình thành vào những năm cuối của thời kỳ. 7
- Tỷ lệ (%) 50 40 30 20 10 0 24a 47a 52 10 13 16 19 22 27 30 32 35 38 42 45 50 55 58 1 4 7 -10 -20 -30 -40 -50 -60 Số hiệu mặt cắt ngang Hình 2. Biểu đồ mức độ bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang giai đoạn (1 990-1996) Tỷ lệ (%) 50 40 30 20 10 0 -10 1 4 7 10 13 16 19 22 24a 27 30 32 35 38 42 45 47a 50 52 55 -20 -30 -40 -50 -60 Số hiệu mặt cắt ngang Hình 3. Biểu đồ mức độ bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang giai đoạn (1996-2009) + Thời kỳ bồi lắng ổn định (1996-2009): Trong thời kỳ này, tổng lượng bồi lắng là 846 triệu m3 (chiếm 61% tổng lượng bồi lắng hàng năm) và trung bình là 65,1 triệu m3/năm và bãi bồi đã được hình thành rõ rệt, có đỉnh tại mặt cắt 19 (cách đập 83,3km), đuôi trên bãi bồi tại mặt cắt 44 (hình 3). + Thời kỳ hồ thủy điện Sơn La đi vào hoạt động (2009-2013): Do ảnh hưởng của công trình thủy điện Sơn La, lượng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình giảm mạnh, trung bình là 13,7 triệu m3/năm (Hình 4). 8
- Tỷ lệ (%) 50 40 30 20 10 0 -10 1 4 7 10 13 16 19 22 24a 27 30 32 35 38 42 45 47a 50 52 55 -20 -30 -40 -50 -60 Số hiệu mặt cắt ngang Hình 4. Biểu đồ mức độ bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang giai đoạn (1996-2009) 3.1.2.2. Diễn biến bồi lắng lòng hồ theo không gian Diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình theo không gian được chia làm 3 khu vực (hình 5) như sau: Triệu m3 250 200 150 100 50 0 1 4 7 10 13 16 19 22 24a 27 30 32 35 38 42 45 47a 50 52 55 Só hiệu mặt cắt ngang Hình 5.Biểu đồ phân bố lượng bồi lắng theo không gian dọc hồ (năm 2013) + Khu vực 1 (thượng lưu hồ): tổng lượng bùn cát lắng đọng là 80,1 triệu m3(chiếm khoảng 5,8% tổng lượng bùn cát lắng đọng hàng năm trên toàn tuyến hồ). + Khu vực 2 (trung lưu hồ): lượng bùn cát lắng đọng tại đây tương đối lớn, khoảng 1.080,48 triệu m3 (chiếm 77,9% tổng lượng bùn 9
- cát bồi lắng hàng năm trên toàn tuyến hồ) đã làm cho cao trình đáy hồ nâng lên đáng kể, trung bình khoảng 25 - 40m. + Khu vực 3 (hạ lưu hồ): là khu vực có cột nước cao từ 80 - 100m và chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc điều tiết hồ, lượng bùn cát lắng đọng tại khu vực này không nhiều, khoảng 22,657 triệu m3, chiếm khoảng 16,3% tổng lượng bùn cát hàng năm trên toàn hồ. Sau một khoảng thời gian hồ hoạt động, cao trình đáy hồ đã được nâng lên đáng kể (Hình 6) Cao độ (m) 120 100 80 60 40 20 0 1 3 5 7 9 11131517192123252729313335373941434547495153555759 Số hiệu mặt cắt ngang Năm 1990 Năm 1997 Năm 2009 Năm 2013 Hình 6. Biểu đồ mặt cắt dọc hồ Hòa Bình qua các thời kỳ (1990 - 2013) 3.2. Nghiên cứu và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng lòng hồ Hồ chứa Hòa Bình có những yếu tố ảnh hưởng và tác động đến phát sinh bồi lắng lòng hồ bao gồm: + Lượng bùn cát gia nhập theo dòng chính sông Đà; + Lượng bùn cát gia nhập khu giữa. 10
- 3.2.1. Lượng bùn cát gia nhập theo dòng chính sông Đà Hồ Hòa Bình có 2 trạm thủy văn Tạ Bú và Hòa Bình đóng vai trò cửa vào và cửa ra hồ. Để đánh giá ánh hưởng của lượng bùn cát dòng chính sông Đà đến mức độ bồi lấp hồ Hòa Bình, luận văn nghiên cứu phân tích theo hai giai đoạn chính như sau: + Giai đoạn trước khi có hồ thủy điện Sơn La (1990-2009): Tốc độ bồi lắng trong giai đoạn này là khá lớn, trung bình 66,6 triệu m3/năm, trong đó lượng bùn cát dòng chính sông Đà là 51,2 triệu m3/năm (tương đương 66,5 triệu tấn) (theo số liệu thủy văn của 2 trạm Tạ Bú và Hòa Bình). + Giai đoạn sau khi có hồ thủy điện Sơn La (2010 - 2013):Tốc độ bồi lắng trong giai đoạn này giảm mạnh, trung bình là 13,7 triệu m3/năm, trong đó lượng bùn cát dòng chính sông Đà khoảng 3,33 triệu m3/năm (tương đương 4,33 triệu tấn/năm) (theo số liệu thủy văn của trạm Tạ Bú và Hòa Bình). Ngoài ra, tốc độ bồi lắng còn chịu ảnh hưởng từ chế độ điều tiết của hồ Sơn La và Hòa Bình 3.2.2. Lượng bùn cát gia nhập khu giữa 3.2.2.1. Tác động của xói mòn rửa trôi trên lưu vực Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu xảy ra trên các sườn đất dốc, đặc biệt xói mòn bề mặt lưu vực là một quá trình phức tạp, chụi tác động của nhiều yếu tố như: mưa, đất, địa hình, địa mạo, lớp phủ thực vật và hoạt động của con người. Đối với lưu vực sông Đà có 3 yếu tố đóng vai trò chính thức đầy quá trình xói mòn rửa trôi trên bề mặt lưu vực: + Yếu tố địa hình: Địa hình nổi bật của lưu vực sông Đà là núi và cao nguyên, độ dốc tương đối lớn, với độ dốc trung bình dao động từ 10 - 30%, có nơi lên đến >35 %, trong đó kiểu địa hình có độ dốc dao động từ 9 - 20% khá phổ biến. 11
- + Chế độ mưa khá dồi dào: Đây là nguyên nhân chính tác động mạnh đến quá trình xói mòn rửa trôi trên lưu vực hồ Hòa Bình. + Thảm phủ thực vật: đặc biệt là rừng bị tàn phá nặng nề do bị nước nhấn chìm trong lòng hồ và hình thức du canh, du cư của người dân sống ven hồ, nhiều vùng đồi núi trọc xuất hiện đã làm cho tình trạng xói mòn rửa trôi đất càng trở nên nghiêm trọng, lớp đất tầng mặt bị mất đi làm cho đất bạc màu và đóng góp một lượng bùn cát không nhỏ xuống lòng hồ. Tuy nhiên, những năm gần đây, do chính sách phát triển rừng của Nhà nước, diện tích rừng đã được tăng lên, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, độ che phủ rừng trên lưu vực hồ đã được cải thiện và giao động từ 45 - 50%. Với tỷ lệ che phủ rừng cao như hiện nay đã góp phần làm giảm lượng đất bị xói mòn rửa trôi trên bề mặt lưu vực, góp phần giảm tốc độ bồi lắng xuống hồ Hòa Bình. 3.2.2.2. Bùn cát từ các nhập lưu gia nhập khu giữa Do đặc điểm địa hình và hình thái hồ nên hồ Hòa Bình có khá nhiều nhập lưu gia nhập khu giữa. Các nhập lưu này có độ đục khá cao và đã vận chuyển một lượng lớn bùn cát vào hồ, góp phần đáng kể vào tốc độ bồi lắng lòng hồ Hòa Bình (bảng 2). Bảng 2. Độ đục trung bình nhiều năm trên một số nhập lưu vào hồ Hòa Bình STT Trạm đo Sông suối Độ đục Mô đun bùn cát TB (g/m3) (tấn/km2.năm) 1 Nậm Bú Thác Vai 274 99 2 Suối Sập Phiêng Hiềng 132 173 3 Thác Mộc Nậm Sập 144 91 4 Bãi Sang Bãi Sang 173 251 3.2.2.3. Đặc điểm địa hình lưu vực và hình thái hồ + Đặc điểm địa hình lưu vực: lưu vực hồ Hòa Bình chủ yếu là núi và cao nguyên bị chia cắt mạnh, độ dốc lưu vực lớn, chiều dài sườn dốc 12
- tương đối dài đã thúc đẩy quá trình xói mòn, rửa trôi lớp đất tầng mặt làm gia tăng độ đục cho các nhập lưu (bảng 2). + Đặc điểm hình thái của hồ: Chiều dài tương đối dài (> 200km); Hồ bị uốn khúc; Độ rộng mặt thoáng lớn và thay đổi từ hạ lưu lên đến thượng lưu; Hình dạng đáy hồ mang đặc điểm của sông thiên nhiên nhọn hình chữ V và có độ dốc đáy lớn, Biên độ dao động mực nước lớn. + Tình trạng sạt lở: Tình trạng sạt lở trên hồ Hòa Bình diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào thời điểm trước lũ. Nguyên nhân gây là do: 1-Dao động mực nước lớn trong năm và thời gian hồ tích nước khoảng 4 - 6 tháng đã làm cho cấu trúc vật lý của đất vùng bán ngập bị thay đổi, đất bão hòa về nước, sự liên kết giữa các hạt keo đất không bền, động lực sườn cũng bị thay đổi, khi hồ khai thác đến mực nước trước lũ, mực nước bị hạ đột ngột, khi có mưa lớn lượng dòng chảy bề mặt lưu vực tập trung vào hồ đã gây ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng phần bán ngập; 2- Lưu vực có điều kiện địa chất không ổn định, lượng mưa dồi dào, thảm phủ thực vật bị tàn phá mạnh mẽ đã góp phần gây trượt lở trên lưu vực. + Bồi xói lòng hồ: Bồi xói lòng hồ đã làm thay đổi diện tích mặt cắt ngang, lượng bùn cát được tạo ra trong quá trình xói lở và tái tạo đường bờ sẽ được đưa xuống hồ và nhờ tốc độ dòng nước, lượng bùn cát sẽ được vận chuyển từ mặt cắt này đến bồi tích tại mặt cắt khác làm cho diện tích tại một số mặt cắt có sự thay đổi đắng kể. Tóm lại: trước khi công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động (1990 - 2009), lượng bùn cát bồi lấp tại hồ Hòa Bình trung bình năm là 66,6 triệu m3 và chủ yếu là do lượng bùn cát cửa vào (Tạ Bú) trên dòng chính sông Đà vận chuyển đến, khoảng 66,5 triệu tấn/năm (tương đương 51,2 triệu m3/năm), chiếm khoảng 70-90% tổng lượng bùn cát của toàn tuyến, lượng bùn cát ra nhập khu giữa trung bình khoảng 15,4 triệu m3/năm, chiếm khoảng 10 - 30% tổng lượng bùn cát trên toàn tuyến hồ. Giai đoạn sau khi công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, lượng bồi lắng trung bình hàng giảm xuống còn 13,7 triệu m3/năm, lượng bùn cát do dòng chính sông Đà là 4,3 triệu tấn/năm 13
- (tương đương 3,3 triệu m3/năm) (bảng 7), lượng bùn cát cửa vào giảm 14 lần so với giai đoạn chưa có hồ Sơn La và chiếm 24% tổng lượng bùn cát của toàn tuyến hồ. Lúc này, lượng bùn cát gia nhập khu giữa đóng vai trò chính, chiếm 76% tổng lượng bùn của toàn tuyến hồ (tương đương 10,4 triệu m3/năm). Lượng bùn cát gia nhập khu giữa cũng đã thay đổi theo thời gian: giai đoạn 1990 - 2009, trung bình khoảng 15,4 triệu m3/năm, giai đoạn 2010 - 2013, lượng bùn cát gia nhập khu giữa đã giảm xuống còn 10,4 triệu m3/năm. Nguyên nhân là do diện tích rừng trên lưu vực hồ Hòa Bình những năm gần đây đã được tăng lên, độ che phủ đạt từ 45 - 50% (mục 3.2.2.1) đã hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi trên bề mặt lưu vực, góp phần làm giảm lượng bùn cát gia nhập khu giữa xuống hồ Hòa Bình. 3.3. Những tác động của bồi lấp lòng hồ đến môi trường và hoạt động tổ máy của Nhà máy thủy điện Hòa Bình Sau thời gian 25 năm hoạt động (1989 - 2013), hồ Hòa Bình đã bồi lấp hết 37% dung tích chết, bãi bồi đang nằm ở vị trí khu vực trung lưu hồ, cách đập 83km. Sau khi có công trình thủy điện Sơn La, tốc độ bồi lắng hồ Hòa Bình giảm mạnh, trung bình 13,7 triệu m3/năm. Với tốc độ bồi lấp như hiện nay thì sau 173 năm (tính từ năm 2013), hồ Hòa Bình sẽ bồi lấp hết phần dung tích chết và sau 304 năm hồ sẽ bồi lấp hết phần dung tích hữu ích và sự dịch chuyển của bãi bồi về phía hạ lưu đập cũng chậm lại, trung bình khoảng 0,5km/năm, sau 165 năm (tính từ năm 2013), bãi bồi mới dịch chuyển đến vị trí cửa đập. Vì vậy, hiện tại bãi bồi chưa ảnh hưởng đến việc phát điện của các tổ máy. Nhờ có công trình thủy điện Sơn La, thời gian hoạt động có hiệu quả của hồ Hòa Bình sẽ kéo dài gấp 5 lần. 3.4. Một số giải pháp hạn chế bồi lắng và tăng tuổi thọ dung tích của hồ Để hạn chế tốc độ bồi lấp hồ Hòa Bình cần phải: 14
- - Giảm thiểu và hạn chế khả năng tạo thành dòng chảy bùn cát gia nhập khu giữa vào hồ bằng cách làm giảm xói mòn trên lưu vực hồ; - Hạn chế dòng chảy bùn cát từ những nhập lưu xâm nhập vào hồ bằng cách; - Đưa bùn cát ra khỏi hồ bằng hình thức tháo xả đáy. 15
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu gồm: 1. Hồ Hoà Bình đã đã bồi lấp khoảng 37% dung tích chết, ở khu vực trung lưu đã bồi lấp vào phần dung tích hữu ích. Mức độ bồi lấp phân bố không đều theo không gian và thời gian và phụ thuộc vào lượng bùn cát cửa vào, cửa ra hồ, lượng gia nhập khu giữa,... 2. Về thời gian: Trong giai đoạn (1990 - 1996), bãi bồi đã được hình thành ở phía thượng lưu, sau đó di chuyển chậm dần về phía hạ lưu. Giai đoạn tiếp theo (1996 - 2009), mức độ bồi lấp của hồ đã giảm dần theo thời gian, đặc biệt giai đoạn (2009 - 2013) khi công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, lượng bồi lắng trung bình hàng năm giảm mạnh, còn 13,7m3/năm (giảm 80% so với giai đoạn chưa có hồ chứa Sơn La). 3. Về không gian: Lượng bùn cát bồi lắng được phân thành 3 khu vực rõ rệt: 1-Khu vực 1: dài 53km, lượng bồi chiếm 5,78%, trung bình cao trình đáy sông nâng lên 16,5m; 2-Khu vực 2: dài 56,1km, đây là bãi bồi trọng điểm, đỉnh bãi bồi tại mặt cắt 19 cách đập 83km, đuôi trên của bãi bồi tại mặt cắt 37 cách đập 139,3m (chiếm 77,9% tổng lượng bùn cát bồi lắng toàn tuyến hồ), cao trình đáy hồ nâng lên từ 20-35m; 3-Khu vực 3: từ suối Lúa (mặt cắt 19) về đến Đập có độ dài 83km, lượng bồi chỉ chiếm 16,3%, lớp bồi dày trung bình là 3,9m. 4. Nguyên nhân gây phát sinh bồi lắng hồ Hòa Bình: Khi chưa có công trình thủy điện Sơn La, bồi lắng hồ Hòa Bình là do lượng bùn cát theo dòng chính sông Đà (chiếm khoảng 70 - 90%) tổng lượng bồi lắng. Ngược lại, khi có công trình thủy điện Sơn La bồi lắng lòng hồ Hòa Bình là do lượng bùn cát gia nhập khu giữa (chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng lượng bùn cát hàng năm trên toàn tuyến hồ. 5. Đánh giá được tác động của xói mòn rửa trôi: Giai đoạn (1990 - 2009), lượng bùn cát gia nhập khu giữa trung bình là 15,4 triệu 16
- m3/năm. Giai đoạn (2010-2013) do diện tích rừng được tăng lên đáng kể, lượng bùn cát gia nhập khu giữa trung bình giảm còn 10,4 triệu m3/năm (giảm khoảng 5 triệu m3/năm so với giai đoạn (1990 - 2009). 2. Kiến nghị Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế này cần phải: - Quan tâm nhiều hơn đến công tác đo đạc, tính toán bồi lắng lòng hồ; - Bổ sung một số trạm đo thủy văn tại cửa các nhập lưu chính vào hồ; - Bổ sung thêm một số trạm đo mưa trên lưu vực để phục vụ cho việc nghiên cứu xói mòn và dòng chảy, tác động của thảm phủ đến xói mòn đất và dòng chảy mặt tại lưu vực hồ Hòa Bình. - Cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng kết quả xói mòn trên bãi thực nghiệm kết hợp với nghiên cứu lưu vực và thảm phủ để đưa ra được hệ số xói mòn cho lưu vực. 17
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Năng lượng (1974), Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình thủy điện Hòa Bình, Hà Nội. 3. Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban chỉ đạo PCLBTƯ (1997), Quyết định số 57 PCLBTƯ ngày 12/6/1997 về Quy trình vận hành hồ Hòa Bình, Hà Nội. 4. Mai Văn Biểu, Vũ Đình Hòa (1998), “Vấn đề bồi lắng hồ Hòa Bình” Tuyển tập báo cáo hội thảo Khoa học, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Hồng Chiên và nnk (2008), “Xu thế diễn biến bồi lắng hồ chứa nước Hòa Bình giai đoạn 1989 - 2007”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn (576), Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hồng Chiên và nnk (2013), “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của mưa đến xói mòn khu vực hồ Hòa Bình (phần Việt Nam)” Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ 16, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện I (2008), Tính toán dự báo nước dềnh bồi lắng hồ chứa công trình thủy điện Hoà Bình, Báo cáo tổng kết dự án, Hà Nội. 8. Công ty Tư vấn điện I - Tổng công ty điện lực Việt Nam (2005), Tính toán nước dềnh và hồ chứa thủy điện Sơn La, Báo cáo tổng kết dự án, Hà Nội. 9. Cục thống kê Sơn La (2013), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La, Sơn La. 10. Cao Đăng Dư (1992), Nghiên cứu, đánh giá bồi lắng hồ chứa Hòa Bình và một số biện pháp hạn chế bồi lắng, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội. 11. Cao Đăng Dư (1998), Bồi lắng hồ chứa, Giáo trình cao học thủy lợi, Đại học Thủy lợi Hà Nội, Hà Nội. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn