intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều chế vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ và ứng dụng hấp phụ ion kim loại Cd trong dung dịch nước

Chia sẻ: Bautroibinhyen26 Bautroibinhyen26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+; khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP đối với ion kim loại Cd2+. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều chế vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ và ứng dụng hấp phụ ion kim loại Cd trong dung dịch nước

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> PHẠM TƯỜNG VI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CHITOSAN - GLUTARALDEHYDE<br /> VỚI CHẤT TẠO KHUNG Cu2+ VÀ ỨNG DỤNG HẤP PHỤ<br /> ION KIM LOẠI Cd TRONG DUNG DỊCH NƯỚC<br /> <br /> Chuyên ngành : Hóa hữu cơ<br /> Mã số<br /> : 60.44.27<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN VỮNG<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. LÊ THỊ LIÊN THANH<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày<br /> 29 tháng 06 năm 2014.<br /> <br /> * Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.<br /> - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.<br /> <br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh<br /> <br /> chóng của đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến<br /> bộ không ngừng. Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công<br /> nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực. Một<br /> trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do các ngành công<br /> nghiệp, đặc biệt là lượng kim loại nặng thải ra ngày càng nhiều làm<br /> ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Tuy<br /> nhiên hiện nay ở Việt Nam việc xử lý các nguồn nước thải chứa kim<br /> loại nặng từ các nhà máy vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức.<br /> Trước hiện trạng trên, đòi hỏi phải có những phương pháp thích<br /> hợp, hiệu quả để xử lý kim loại nặng nhằm tránh và hạn chế những<br /> tác động xấu của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.<br /> Chitosan là một aminopolysaccharide thu được bằng cách<br /> deacetyl hóa Chitin, đó là một trong các polyme tự nhiên phong phú<br /> nhất và có sẵn chủ yếu ở lớp vỏ của giáp xác như tôm, cua [8]. Do<br /> đó, Chitosan là nguyên liệu khá rẻ nhưng lại có nhiều tính chất quý<br /> giá nên rất được quan tâm. Hơn nữa, nước ta lại có nguồn hải sản lớn<br /> và ngành hải sản khá phát triển, vì vậy việc tận dụng nguồn phế thải<br /> không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn<br /> chế được sự ô nhiễm môi trường.<br /> Mặc dù Chitosan được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực<br /> như y học, nông nghiệp, dược phẩm, công nghệ… Trong đó nhóm<br /> amin của 2- amino- 2 -glucose - D - deoxy (glucosamin) là đơn vị<br /> đóng một vai trò quan trọng, nhưng đồng thời cũng chính nhóm amin<br /> là nguyên nhân cho việc hòa tan của Chitosan trong môi trường có<br /> tính axit [31]. Đây là một bất lợi nghiêm trọng từ quan điểm thực tế.<br /> <br /> 2<br /> Do đó, yêu cầu đặt ra là phải cải thiện tính tan của Chitosan. Để khắc<br /> phục nhược điểm đó thì người ta đã nghiên cứu phản ứng ở vị trí<br /> nhóm amin (–NH2) của Chitosan bằng các tác nhân là<br /> Glutarandehyde (GLA).<br /> Sản phẩm phản ứng tạo liên kết ngang của Chitosan và<br /> Glutaraldehyde có tính chất lí hoá khác so với Chitosan. Chitosan<br /> được tạo liên kết ngang không tan trong môi trường axit, bazơ và<br /> nước nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhưng cũng<br /> chính những liên kết ngang của Chitosan với Glutaraldehyde đó làm<br /> tăng lực liên kết giữa các mạch polime, hạt sẽ bền hơn và hạt có độ<br /> trương nở kém.Vì thế khả năng hấp phụ các ion kim loại kém hơn<br /> Chitosan. Điều đó đã được chứng minh bằng thực nghiệm của một số<br /> tác giả [12], [24], [26], [31]. Với thực tế như vậy, tôi đã nghĩ đến<br /> việc nghiên cứu một vật liệu cải tiến mới có hạt vừa không tan trong<br /> môi trường axit, bazơ và nước vừa có khả năng hấp phụ ion kim loại<br /> tốt hơn. Đó là yêu cầu cần thiết và cũng là lý do tôi chọn đề tài “<br /> Nghiên cứu điều chế vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde<br /> với chất tạo khung Cu2+ và ứng dụng hấp phụ ion kim loại Cd<br /> trong dung dịch nước ”<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ Chitosan –<br /> Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+<br /> Khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP đối với ion kim loại Cd2+<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là vật liệu hấp phụ Chitosan được tạo liên<br /> kết ngang với Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+<br /> Chitosan được mua ở Công ty TNHH MTV Chitosan VN –<br /> Kiên Giang.<br /> <br /> 3<br /> Glutaraldehyde được mua ở Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học<br /> Thịnh Phát – Hà Nội.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm<br /> * Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> Ý nghĩa khoa học<br /> Nghiên cứu điều chế VLHP Chitosan – Glutaraldehyde với chất<br /> tạo khung Cu2+.<br /> Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cd2+ của VLHP Chitosan –<br /> Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ .<br /> Ý nghĩa thực tiễn<br /> Nâng cao giá trị sử dụng nguồn phế liệu thủy sản.<br /> Nghiên cứu và điều chế được VLHP không tan trong các môi<br /> trường axit, bazơ, nước và có khả năng hấp phụ tốt các ion kim loại<br /> trong nước.<br /> 5. Cấu trúc luận văn<br /> MỞ ĐẦU<br /> Chương 1 : Tổng quan<br /> Chương 2 : Thực nghiệm<br /> Chương 3: Kết quả và thảo luận<br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2