Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây (Solanum tuberosum L.)
lượt xem 7
download
Các mục tiêu được đặt ra cho đề tài như sau: Đánh giá khả năng tập chống chịu hạn của khoai tây giống; xác định cường độ hạn trong giai đoạn tập chống chịu cho hiệu quả nâng cao khả năng chống chịu hạn của khoai tây; đánh giá sự thay đổi hàm lượng proline, một chất điều hòa thẩm thấu trong tế bào được coi là chỉ thị cho quá trình đáp ứng bất lợi về áp suất thẩm thấu của thực vật, ở cây khoai tây đã qua tập chống chịu hạn; xác định biểu hiện một số gen yếu tố phiên mã ở khoai tây tương đồng với các gen liên quan đến khả năng đáp ứng với hạn ở A. thaliana.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây (Solanum tuberosum L.)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------------- Vũ Thị Hoa Phƣợng NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẬP CHỐNG CHỊU HẠN HÁN CỦA KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm Mã số: 60 42 01 14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2015
- Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quỳnh Mai Phản biện 1: TS. Lê Thị Nguyên Bình Phản biện 2: TS. Phạm Thị Lý Thu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. Vào hồi 14 giờ 00 ngày 3 tháng 2 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỞ ĐẦU Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là thành phần quan trọng trong hệ thống lương thực thế giới (FAO). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về khoai tây tập trung chủ yếu vào việc khảo nghiệm, lai giống, tạo củ nhỏ và một số bệnh cây hầu như chưa có nghiên cứu nào về cơ chế tập chống chịu của loại cây này trước các điều kiện phi sinh học. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây (Solanum tuberosum L.)”. Các nghiên cứu trong luận văn này nằm trong đề tài “Nghiên cứu các mối liên quan giữa khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố nhiệt độ cao, hạn hán, độ mặn cao” được Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ với mã số 106.06-2012.14. Các mục tiêu được đặt ra cho đề tài như sau: - Đánh giá khả năng tập chống chịu hạn của khoai tây giống. - Xác định cường độ hạn trong giai đoạn tập chống chịu cho hiệu quả nâng cao khả năng chống chịu hạn của khoai tây. - Đánh giá sự thay đổi hàm lượng proline, một chất điều hòa thẩm thấu trong tế bào được coi là chỉ thị cho quá trình đáp ứng bất lợi về áp suất thẩm thấu của thực vật, ở cây khoai tây đã qua tập chống chịu hạn. - Xác định biểu hiện một số gen yếu tố phiên mã ở khoai tây tương đồng với các gen liên quan đến khả năng đáp ứng với hạn ở A. thaliana. 1
- Chƣơng 1- TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về khoai tây 1.1.1. Nguồn gốc lịch sử Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thân thảo, có củ thuộc họ cà, có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc dãy núi Andes (Nam Mỹ) ở độ cao 2000-5000m. 1.1.2. Phân loại học Phân loại học của khoai tây trong hệ thống học thực vật (USDA, NRCS, 2010): Giới: Plantae (plants) Ngành: Magnoliophyta (flowering plants) Lớp: Magnoliopsida (dicotyledons) Bộ: Solanales Họ: Solanaceae Chi: Solanum L. Loài: Solanum tuberosum L. 1.1.3. Đặc điểm của cây khoai tây Thân cây khoai tây là một hệ thống gồm thân, tia củ và củ. Lá khoai tây là lá kép lông chim, không đối xứng. Hoa khoai tây mọc thành chùm, là hoa lưỡng tính. Khoai tây là cây tự thụ phấn nhưng cũng có trường hợp giao phấn. Sau thời kỳ ra hoa, một vài loài kết quả. 1.1.4. Vai trò của khoai tây Khoai tây là thực phẩm cung cấp năng lượng và là nguồn dinh dưỡng có giá trị. Ngoài việc dùng khoai tây làm lương thực và thực phẩm, các nước phát triển sử dụng khoai tây làm thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất axit hữu cơ như axit lactic, axit xitric; các dung môi hữu cơ như ethanol, butanol, xeton, … 1.2. Hạn và đáp ứng của thực vật ở cạn trƣớc điều kiện hạn Ngày nay, do biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng hạn, mặn, úng, nóng, lạnh, … (các yếu tố cực đoan phi sinh học, abiotic stress) xảy ra ngày càng 2
- nhiều. Trong đó, hạn là một trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất tới sinh trưởng và năng suất cây trồng. 1.2.1. Đặc điểm thích nghi của thực vật chịu hạn Tính chịu hạn của những thực vật ở cạn hạn sinh có bản chất di truyền, thể hiện ra ở các thích nghi về hình thái và sinh lý. 1.2.2. Ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng và phát triển của thực vật Ảnh hưởng của hạn đến sự sinh trưởng và hấp thu nước Đáp ứng đầu tiên của thực vật đối với điều kiện bất lợi gây ra bởi hạn là ngừng sinh trưởng. Sự hạn chế sinh trưởng xảy ra ở chồi, ở rễ. Trong điều kiện hạn, các phân tử carbohydrate cung cấp cho quá trình sinh trưởng trong điều kiện bình thường được dùng cho sinh trưởng rễ hoặc để tổng hợp các chất điều chỉnh thẩm thấu. Ảnh hưởng của hạn đến quang hợp Sự thiếu hụt nước đã làm tăng cường tổng hợp ABA. Sự hạn chế carbon dioxide do kéo dài thời gian đóng khí khổng dẫn đến sự tích lũy các hợp chất làm giảm khả năng vận chuyển electron, làm giảm các phân tử oxy và tăng cường các dạng ROS. Các phân tử bị oxy hóa bởi ROS có thể bị biến đổi cấu trúc và cơ chế tổng hợp, gây rối loạn phản ứng sinh lý, sinh hóa nội bào, dẫn đến sai hỏng hoặc mất chức năng, thậm chí gây chết tế bào. Ảnh hưởng của hạn đến hô hấp nội bào Trong điều kiện hạn, các quá trình mà chúng sửa dụng sản phẩm của hô hấp bị ảnh hưởng và dẫn đến sự tăng cường hô hấp. Ảnh hưởng của hạn đến hormone Khi thiếu nước, ABA được tổng hợp ở rễ và vận chuyển lên lá làm khí khổng đóng lại và cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Bên cạnh sự tăng cường hàm lượng ABA, hàm lượng auxin cũng có sự biến đổi khi thực vật chống chịu với hạn. Sự giảm nhanh chóng hàm lượng zeatin và gibberellin nội sinh cũng đã xảy ra ở lá ngô để đối phó với hạn. Bên cạnh đó, hàm lượng và khả năng hoạt động của cytokinin cũng giảm trong điều kiện hạn. Brassinosteroid (BR) cũng đã được báo cáo rằng có khả năng bảo vệ thực vật chống lại nhiều yếu tố bất lợi phi sinh học. 3
- 1.2.3. Đáp ứng hạn của thực vật Thực vật đáp ứng với điều kiện bất lợi từ môi trường qua 2 con đường: phụ thuộc ABA và không phụ thuộc ABA. Các tín hiệu được dẫn truyền đến nhân gây ra sự tăng cường biểu hiện của các gen mã hóa yếu tố phiên mã. Các yếu tố phiên mã gây ra sự tăng cường biểu hiện của các gen liên quan đến tính chống chịu. Các đáp ứng này sẽ bị mất đi khi điều kiện bất lợi mất đi. 1.3. Ảnh hƣởng của môi trƣờng hạn đến khoai tây Hạn thường tác động mạnh ở 3 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng, phình to củ và chín.Đã có những nghiên cứu chứng minh sự đáp ứng hạn của khoai tây có liên quan đến biểu hiện gen. Khoai tây tăng cường biểu hiện gen StMYB1R-1 cho khả năng chống chịu cao với hạn mà đồng thời lại không ảnh hưởng tới các tính trạng nông học khác. Trong điều hiện hạn khoai tây tăng cường biểu hiện của một số gen mã hóa yếu tố phiên mã họ NAC. 1.4. Tính tập chống chịu của thực vật Khả năng tập chống chịu (acclimation) với yếu tố bất lợi từ môi trường của thực vật cho phép thực vật tăng cường tính chống chịu với các điều kiện bất lợi ở ngưỡng lớn sau giai đoạn được tiếp xúc với các điều kiện bất lợi ở ngưỡng nhỏ và vừa. Hình 1.3. Sơ đồ đơn giản của một quá trình nhận, truyền tín hiệu gây ra đáp ứng tập chống chịu 4
- Cơ chế tập chống chịu được biết đến bao gồm cơ chế nhận tín hiệu từ các biểu hiện bất lợi từ môi trường, tiếp đến là quá trình truyền tín hiệu đó từ “cảm biến” vào nhân. Trong nhân, một số gen đặc hiệu liên quan đến việc đáp ứng lại với yếu tố bất lợi sẽ được hoạt hóa và các protein được biểu hiện các đáp ứng thích hợp (Hình 1.3). Các đáp ứng đó sẽ đảm bảo tái lập cân bằng nội môi trong tế bào, bảo vệ chức năng màng sinh chất và protein nhằm chống chịu lại điều kiện bất lợi. Rất nhiều gen được hoạt hóa theo chiều hướng giữ cân bằng trao đổi nước và các ion của tế bào, bảo vệ chức năng các chaperone, giảm oxi hóa và bảo vệ áp suất thẩm thấu. Riêng trong cơ chế cân bằng thẩm thấu của mô, tế bào, các cây có xu hướng tăng sinh proline và một số loại đường như galactinol, glucose, fructose, sucrose, raffinose những chất này được biết đến là các chất bảo vệ thẩm thấu khi thực vật cần chống lại những bất lợi từ môi trường. Những hoạt động đáp ứng qua gen biểu hiện như thế của thực vật đa phần được điều hòa qua các yếu tố phiên mã. Các cơ chế liên quan đến quá trình đáp ứng của thực vật với các yếu tố bất lợi từ môi trường từ lâu đã trở thành tâm điểm của các nghiên cứu về sinh học nói chung và thực vật nói riêng [21]. Đề tài “Nghiên cứu tính tập chống chịu hạn hán của khoai tây (Solanum tuberosum L.)” được thực hiện theo định hướng đó và mong muốn góp phần tìm hiểu thêm về sức sống của thực vật trong các biến đổi của môi trường. 5
- Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. VẬT LIỆU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tính tập chống chịu hạn được tiến hành trên cây khoai tây có nguồn gốc từ hạt, giống HH7. 2.1.2. Hóa chất 2.1.3. Thiết bị 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp vào mẫu, nuôi cấy in vitro và tạo tập chống chịu Hạt khoai tây giống HH7 được khử trùng và được gieo trên môi trường khoáng cơ bản Murashige & Skoog (MS, 1962), có bổ sung 30g/l sucrose, 7g/l agar và sorbitol với hàm lượng khác nhau. Các nồng độ sorbitol sử dụng là: 0 mM; 50 mM; 100 mM; 200 mM. Tỷ lệ nảy mầm của hạt được đánh giá và các hạt nảy mầm trên môi trường có bổ sung sorbitol được coi là đã qua giai đoạn tập chống chịu. 2.2.2. Phương pháp cấy chuyển mẫu và đánh giá các chỉ số sinh lý Sau 30 ngày gieo hạt, cắt lấy phần thân cây con có chiều cao 1,5 cm mang 2 lá chuyển sang môi trường có nồng độ sorbitol tương đương với giai đoạn nảy mầm và cao hơn (Hình 2.2). Hình 2.2. Sơ đồ cấy chuyển mẫu sau khi gieo trên các môi trường tập chống chịu 6
- Sau 4 - 6 tuần, tiến hành đánh giá khả năng tập chống chịu bằng cách so sánh giữa mẫu đã qua tập chống chịu và mẫu chưa qua tập chống chịu trong từng nhóm TN, thông qua một số chỉ số: hệ số nhân chồi, chiều cao chồi, số lá, số rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng Chl. và hàm lượng proline. Hệ số nhân chồi 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ℎồ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑚ẫ𝑢 Hệ số nhân chồi = 𝑆ố 𝑚ẫ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚ô𝑖 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 Chiều cao chồi 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 𝑐á𝑐 𝑐ℎồ𝑖 Chiều cao chồi = (cm) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ℎồ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑚ẫ𝑢 Số lá 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố𝑙á Số lá = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ℎồ𝑖 Số rễ Tổ ng sốrễ Số rễ trung bình= Sốch ồ i ch ính Trọng lượng tươi và trọng lượng khô Tổ ng tr ọ ng lượ ng tươi củ a các mẫ u Trọng lượng tươi = Tổ ng sốmẫ u Tổ ng tr ọ ng lượ ng kh ô củ a các mẫ u Trọng lượng khô = Tổ ng sốmẫ u 2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng chlorophyll Hàm lượng Chl. được xác định dựa theo phương pháp của của Robert J. Porra [60]. Hàm lượng Chl. được tính toán theo công thức: Chla (µg/ml) = [12.7 × (A664) – 2.69 × (A646)] × hệ số pha loãng Chlb (µg/ml) = [22.9 × (A646) – 4.68 × (A664)] × hệ số pha loãng 2.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng proline mẫu Hàm lượng proline của mẫu được xác định bằng phương pháp so màu (Bates và cs., 1973). Hàm lượng proline trong mẫu được tính toán bằng cách so sánh với đường chuẩn. 7
- 0.9 y = 0.007x - 0.001 0.8 R² = 0.993 Độ hấp thụ ở 520 nm 0.7 0.6 0.5 0.4 A520 0.3 Linear (A520) 0.2 0.1 0 -0.1 0 20 40 60 80 100 120 Nồng độ proline (mM) Hình 2.3. Đường chuẩn proline Công thức xác định nồng độ proline là: x = (A520 + 0,001) / 0,007 (mM) Nồng độ proline mM được quy ra hàm lượng µg/mg theo công thức: 𝑋∗𝑉∗𝐻𝑆𝑃𝐿 Hàm lượng proline (µg/mg) = 𝑚 Trong đó: x: nồng độ proline (mM) HSPL: hệ số pha loãng V: thể tích dịch chiết proline m: khối lượng mẫu tươi (ml) (mg) 2.2.5. Xác định biểu hiện của một số gen mã hóa cho yếu tố phiên mã ở khoai tây (Solanum tuberosum L.) tương đồng với các gen liên quan đến khả năng tập chống chịu ở Arabidopsis thaliana Kết quả đánh giá khả năng tập chống chịu thông qua các chỉ số nuôi cấy mô, hàm lượng Chl. và proline cho biết nồng độ sorbitol trong môi trường là 50 mM mang lại hiệu quả tập chống chịu hạn cao nhất cho khoai tây HH7. Tiến hành xác định biểu hiện của một số gen mã hóa yếu tố phiên mã trong cây con khoai tây thu được từ môi trường MS có bổ sung 50 mM sorbitol (mẫu TN) và môi trường không có sorbitol ( mẫu ĐC). 8
- 2.2.5.1.Thu mẫu Chồi khoai tây in vitro giống HH7 được cấy chuyển đồng thời trên môi trường MS không có sorbitol và môi trường MS có bổ sung 50 mM sorbitol. Thu mẫu ở 10 mốc thời gian: 0h, 1h, 2h, 4h, 6h, 8h, 12h, 24h, 72h và 120h. 2.2.5.2.Tách RNA tổng số RNA tổng số được tách bằng TRIzol. RNA trong pha nước được hút ra sau đó tủa bằng isopropanol và NaCl 2M, li tâm và rửa lại bằng ethalnol 70% và sau đó thu hồi RNA tinh khiết. 2.2.5.3.Kiểm tra, định lượng và xác định độ tinh sạch RNA tổng số RNA được kiểm tra sơ bộ bằng kỹ thuật điện di trên gel agarose. Hàm lượng RNA tổng số được xác định bằng máy đo quang phổ định lượng và chất lượng được đánh giá sơ bộ qua đường cong hấp thụ. Các mẫu RNA có giá trị A260/280 trong khoảng 2,0 và giá trị A260/230 > 1,8 là những mẫu RNA đạt tiêu chuẩn. 2.2.5.4.Xử lý DNA Để đảm bảo không còn lẫn DNA hệ gen trong cDNA sau này, mẫu được xử lý bằng DNAse. 2.2.5.5.Tổng hợp cDNA cDNA được tổng hợp theo bộ kit The Thermo Scientific RevertAid First Strand cDNA Synthesis Kit. 2.2.5.6.Kiểm tra chất lượng cDNA Chất lượng cDNA được kiểm tra bằng qPCR. Cặp mồi được sử dụng để kiểm tra chất lượng cDNA là cặp mồi GAPDH 3’ (G3) và GAPDH 5’ (G5). 2.2.5.7.Chọn gen đích 2.2.5.8.Thiết kế mồi 2.2.5.9.Xác định tương quan mức độ biểu hiện Gen tham chiếu và gen đích đã chọn được tiến hành qPCR với các cặp mồi tương ứng. 2.2.5.10. Xử lý số liệu Sử dụng phương pháp 2-ΔΔCt của Livak và cs 2001 để xác định tương quan mức độ biểu hiện giữa mẫu TN và mẫu ĐC. 9
- CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của sorbitol đến tỷ lệ nảy mầm của hạt khoai tây Hồng Hà 7 Kết quả cho thấy giống khoai tây đang nghiên cứu chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện hạn. Khả năng nảy mầm của hạt giảm khi nồng độ sorbitol tăng (Hình 3.1). Hình 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt khoai tây HH7 sau 30 ngày gieo trên môi trường có bổ sung sorbitol 10
- Hình 3.2. Cây khoai tây trên đĩa thạch sau 30 ngày gieo hạt Quan sát các cây con khoai tây sau 30 ngày gieo hạt, ta thấy các cây con trong môi trường có nồng độ sorbitol cao hơn nảy mầm chậm hơn và có thân ngắn hơn (hình 3.2). 3.2. Đánh giá các chỉ số nuôi cấy mô sau giai đoạn tập chống chịu 3.2.1. Hệ số nhân chồi Hệ số nhân chồi chịu ảnh hưởng không nhỏ của hàm lượng sorbitol tăng cao trong môi trường nuôi cấy. Các mẫu chưa qua tập chống chịu khi chuyển sang các môi trường có nồng độ sorbitol tăng có hệ số nhân chồi giảm dần. Các mẫu đã qua tập chống chịu không thể hiện khả năng nhân chồi trong nuôi cấy khi được chuyển sang các môi trường tiếp tục duy trì mức độ hạn nhân tạo hoặc nâng cao mức hạn. 11
- 7 4 tuần 6 6 tuần Hệ số nhân chồi (lần) 5 4 3 2 1 0 Nồng độ sorbitol trong các công thức chuyển môi trƣờng (mM) Hình 3.3: Hệ số nhân chồi của khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm 3.2.2. Chiều cao chồi 12 4 tuần Chiều cao chồi trung bình (cm) 10 6 tuần 8 6 4 2 0 Nồng độ sorbitol trong các công thức chuyển môi trƣờng (mM) Hình 3.4. Chiều cao chồi của khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm Ở những mẫu chưa qua tập chống chịu, chiều cao chồi trung bình chịu ảnh hưởng lớn bởi hàm lượng sorbitol trong môi trường. Những mẫu đã qua tập 12
- chống chịu trong các môi trường chứa sorbitol không thể hiện rõ sự phát triển về chiều cao chồi. Nhìn chung có thể nhận thấy các công thức TN có hệ số nhân tương đối cao thì chiều cao chồi thấp và ngược lại. Điều này thể hiện sinh khối của mẫu in vitro có những giới hạn nhất định trong điều kiện hạn. Việc đánh giá khối lượng mẫu sẽ cho thông tin quan trọng hơn về sinh trưởng của khoai tây trong điều kiện hạn nhân tạo. 3.2.3. Số lá Trong môi trường không có sorbitol, số lá trung bình của mẫu đạt giá trị thấp nhất sau cả 4 tuần và 6 tuần (Hình 3.5). Ở những mẫu đã qua tập chống chịu, trong các công thức 50-50, 100-100, 100-200 và 200-200, cho số lá trung bình lớn hơn so với những mẫu chưa qua tập chống chịu khi được cấy chuyển sang môi trường có nồng độ sorbitol tương đương hoặc cao hơn cả sau 4 tuần và 6 tuần. Tuy nhiên sự khác biệt này tương đối nhỏ. Hình 3.5. Số lá trung bình của khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm 3.2.4. Số rễ 13
- 4.5 4 tuần 4 6 tuần 3.5 Số rễ trung bình (rễ) 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Nồng độ sorbitol trong các công thức chuyển môi trƣờng (mM) Hình 3.6. Số rễ trung bình của khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm Biểu đồ về số rễ của mẫu chồi nuôi cấy cho thấy có xu hướng tăng khi hàm lượng sorbitol trong môi trường tăng ở những mẫu đã qua tập chống chịu so với những mẫu chưa qua tập chống chịu trong cùng môi trường nuôi cấy. Đặc biệt là, những mẫu đã qua tập chống chịu ở ngưỡng 50 mM và 100 mM sorbitol trong các công thức chuyển môi trường 50-50 và 100-100 có số rễ trung bình cao hơn cả mẫu trong điều kiện môi trường không bị hạn. 3.2.5. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô 14
- Hình 3.7. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của chồi khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm (đánh giá sau 6 tuần nuôi cấy) Trọng lượng tươi của khoai tây HH7 chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện hạn. Khi chuyển cây con nảy mầm sau 30 ngày sang các môi trường có chứa sorbitol, hàm lượng sorbitol càng cao thì trọng lượng tươi của mẫu càng giảm. Trong khi đó trọng lượng khô có giảm khi chuyển cây sang các điều kiện hạn tăng cao nhưng mức giảm là tương đối ít so với biến động của trọng lượng tươi (Hình 3.7). Kết quả cho thấy điều kiện hạn trong nuôi cấy đã làm giảm nhanh khả năng hấp thu nước của khoai tây in vitro nhưng không làm giảm khả năng tích lũy chất khô. Và, nếu các chồi khoai tây đã qua giai đoạn tập chống chịu khi nảy mầm thì khả năng tích lũy chất khô của chúng được cải thiện đáng kể. 15
- 3.3. Hàm lƣợng chlorophyll ở khoai tây HH7 đã qua giai đoạn tập chống chịu 4 Chla Chlb 3.5 3 Hàm lƣợng Chl. (µg/mg) 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Nồng độ sorbitol trong các công thức chuyển môi trƣờng (mM) Hình 3.8. Hàm lượng chlorophyll trong lá khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm (đánh giá sau 6 tuần nuôi cấy) Kết quả nghiên cứu cho thấy, những mẫu đã qua tập chống chịu đều có hàm lượng Chl. cao hơn so với những mẫu chưa qua tập chống chịu và cao hơn so với môi trường đối chứng 0-0. Đặc biệt trong môi trường tiếp xúc hạn ở ngưỡng 50 mM sorbitol cho thấy sự tăng về cả hàm lượng Chl a, Chlb và tăng cả về tỷ lệ hàm lượng Chla/ Chlb. 16
- 3.4. Hàm lƣợng proline 1.2 Hàm lƣợng proline (µg/mg) 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 Nồng độ sorbitol trong các công thức chuyển môi trƣờng (mM) Hình 3.9. Hàm lượng proline trong thân và lá khoai tây HH7 trên môi trường có các nồng độ sorbitol khác nhau sau khi tập chống chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm (đánh giá sau 4 tuần) Xét tính tập chống chịu, hầu hết những mẫu đã qua tập chống chịu đều có hàm lượng proline cao hơn so với những mẫu chưa qua tập chống chịu. Hàm lượng proline đã thể hiện rất rõ ràng vai trò của giai đoạn tập chống chịu với độ hạn thấp (50mM sorbitol) và vừa (100mM sorbitol) của cây con khoai tây đã gia tăng hàm lượng proline ở tất cả các các điều kiện hạn ngang mức và cao hơn. 17
- 3.5. Mức độ biểu hiện của một số gen yếu tố phiên mã liên quan đến tính chịu hạn của khoai tây 3.5.1. Hàm lượng và độ tinh sạch của RNA tổng số Bảng 3.1. Hàm lượng RNA tổng số và các giá trị đánh giá mức độ tinh sạch Mẫu Hàm lƣợng (ng/µl) A260/280 A260/230 0 2963,7 1,9 1,99 1h0 854,1 2,03 2,32 1h50 1158,67 2,01 2,22 2h0 1075,19 2,03 2,04 2h50 1226,52 2,01 1,82 4h0 1260,5 2,05 2,13 4h50 1193,56 2,03 2,19 6h0 544,03 2 1,5 6h50 985,77 2,03 2,14 8h0 837,12 2,03 1,86 8h50 916,73 2,04 2,16 12h0 1286,44 2 2,17 12h50 1870,35 2 2,22 24h0 1177,5 2,02 2,3 24h50 1125 2,03 2,29 72h0 557,4 2,04 2,06 72h50 700,48 2,06 1,86 120h0 1407,28 2,02 2,2 120h50 568,8 2,02 1,99 RNA tổng số thu được hầu hết đều đạt chất lượng tốt ngoại trừ mẫu 6h0 có chỉ số A260/230 thấp. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn