intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010 đến 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định thực trạng một số chỉ số hình thái - thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội từ năm 2010-2013; đánh giá mức độ phát triển thể chất của sinh viên K43 trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội sau bốn năm học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010 đến 2013

  1. MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên con đường đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để theo kịp và hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào đủ năng lực trí tuệ, xã hội phải có những con người có trình độ học vấn, hiểu biết mọi lĩnh vực. Đào tạo ra những con người có sức khỏe, có trình độ cao về khoa học kĩ thuật và công nghệ đáp ứng được yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Vì thế nghị quyết TW2 khóa VIII năm 1996 và các nghị quyết, văn kiện của Đảng trong các kì đại hội đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” do đó mục tiêu của giáo dục và đào tạo ở nước ta đã xác định là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều 2- luật giáo dục 2012]. Vì vậy việc nâng cao sức khỏe thể chất cho thanh niên sẽ góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hoặc tật nguyền” (WHO). Như vậy, một cơ thể khỏe mạnh trước hết phải có thể chất tốt, sức khỏe về mặt thể chất phản ánh một phần thực trạng sức khỏe nói chung và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động và thẩm mỹ của con người. Do đó vấn đề phát triển thể chất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên là một trong những vấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của mỗi quốc gia.
  2. “Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên” [Điều 20, Mục 2 - Luật Thể dục, thể thao 2006]. Để đạt được những mục tiêu này, vai trò cũng như chất lượng của giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường là một yếu tố hết sức quan trọng, nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là hướng dẫn học sinh tham gia các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe đồng thời phát hiện, đào tạo các vận động viên năng khiếu. Từ sau năm 1975 đến nay đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu trên đối tượng sinh viên chuyên ngành Thể dục thể thao. Tuy nhiên những nghiên cứu dọc về hình thái - thể lực của sinh viên sư phạm Thể dục thể thao giai đoạn từ 18 đến 21 tuổi chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010-2013” nhằm đạt các mục tiêu sau: - Xác định thực trạng một số chỉ số hình thái - thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội từ năm 2010-2013. - Đánh giá mức độ phát triển thể chất của sinh viên K43 trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội sau bốn năm học tập.
  3. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI - THỂ LỰC, CHỨC NĂNG SINH LÍ CƠ THỂ NGƯỜI 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Hình thái và thể lực là những đặc điểm sinh học quan trọng, phản ánh một phần thực trạng sức khỏe và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người. Vì vậy, đã từ lâu hình thái - thể lực được các nhà y học, hình thái học quan tâm nghiên cứu. Quyển sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao ở người (Wachstum der Menschen in die Lange) của A.Stoeller được xuất bản ở Magdeburg (Đức) vào năm 1729. Tuy nhiên, trong cuốn sách này chưa có các số liệu đo đạc cụ thể. Nghiên cứu về sự tăng trưởng ở người thực sự được trình bày trong luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức) năm 1754, trong đó trình bày các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao đứng và các chỉ tiêu sinh học khác của một loạt bé trai, bé gái và thanh niên từ 1-25 tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức. Công trình này được xem là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em [dẫn theo 30]. Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đứng được thực hiện bởi Philibert Guénneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777. Trong 18 năm liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6 tháng. Đây là một trong số những nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỷ XIX [dẫn theo 17].
  4. Người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân trắc học người Đức Rudolf Martin. Vào năm 1919, Rudolf Martin đã đề xuất các phương pháp và dụng cụ đo đạc kích thước cơ thể người một cách hệ thống qua hai tác phẩm “Giáo trình về nhân học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lí thống kê” [dẫn theo 22]. Từ đó đến nay Nhân trắc học đã trở thành một môn khoa học độc lập và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:tìm hiều các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình thái cơ thể, bệnh lý (trong y học), thiết kế công nghiệp (trong ecgonomi). Năm 1925, R. Martin đưa ra phương pháp đánh giá mới về thể lực. Ông lập bảng chuẩn nhiều đặc điểm hình thái cơ thể, đối với mỗi đặc điểm lại chia làm nhiều loại. Phương pháp này sau đó được Stephenco bổ sung, ông coi chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba đặc điểm biến đổi độc lập trong khi thực tế chỉ có chiều cao đứng là biến đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực thì biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng [dẫn theo 12]. Trong những năm 60 của thế kỉ XX,trong chương trình nghiên cứu sinh học thế giới do UNESSCO chủ trì, nhân trắc học được đặc biệt chú ý và các dụng cụ đo đạc nhân trắc học đã được chuẩn hóa và sản xuất ở nhiều nước. Năm 1961, Nold và Volsuski nghiên cứu ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Cũng trong thời gian này, Graef và Cone đã thống kê nhiều số liệu chứng minh rằng tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng các kích thước và chỉ số cơ thể, đặc biệt là chiều cao và cân nặng. Năm 1962, Baskirov đã xuất bản cuốn “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” trong đó tác giả nêu một số quy luật phát triển cơ thể dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống khác nhau [dẫn theo 44].
  5. Năm 1964, F.Vandervael một thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa“Nhân trắc học”và đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình cộng ( X ) và độ lệch chuẩn (SD) [dẫn theo 29]. Cũng giống như chiều cao, cân nặng, vòng ngực là chỉ tiêu thường được sử dụng trong các nghiên cứu cơ bản về hình thái người. Vòng ngực được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ XIX, đến cuối thế kỉ XIXvòng ngực trở thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực sau chiều cao, cân nặng. Việc đánh giá thể lực chỉ dựa trên một trong các chỉ tiêu như cân nặng, chiều cao đứng hay vòng ngực đều không cho kết quả mong muốn. Vì vậy, người ta đã hợp nhất nhiều số đo vào một chỉ số chung để đánh giá thể lực. Ban đầu là những chỉ số dùng 2 kích thước (cân nặng và chiều cao) như chỉ số Broca, chỉ số Quetelet, chỉ số Kaup, Rohrer và Livi, v.v. sau đó là những chỉ số được hợp nhất từ 3 kích thước trở lên như chỉ số Pignet, chỉ số Vervaek, chỉ số Pimo, v.v. Nhìn chung, một chỉ số được xác định từ nhiều thông số khác nhau thì chỉ số đó càng chính xác nhưng việc đo đạc và tính toán càng cồng kềnh và phức tạp. Trong thế kỉ XIX, các công trình nghiên cứu về nhân trắc học còn hạn chế về số lượng, kích thước chưa thống nhất, phương pháp đo lường và các tính toán thống kê còn đơn giản. Trong vòng 50 năm trở lại đây, một số nước trên thế giới đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về nhân trắc học như: Đức, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Nhật, Rumani... Các công trình này đề cập nhiều tới sự tăng trưởng các kích thước cơ thể và sự phát triển cơ thể của học sinh ở các lứa tuổi. Các nhà khoa học nhận thấy trong thời gian gần đây, có sự gia tăng về các số đo cơ thể của
  6. thanh thiếu niên. Đặc biệt tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật các nhà khoa học đã xác định được một cách đầy đủ, hoàn thiện các chỉ số thể lực để đánh giá thực trạng và mức tăng trưởng thể lực của dân tộc qua những giai đoạn khác nhau [53, 56]. Một chỉ tiêu khác được nhiều nhà khoa học quan tâm là huyết áp động mạch. Huyết áp động mạch được nghiên cứu từ thế kỉ XIX do nhiều tác giả tiến hành. Huyết áp được Korotkov xác định bằng phương pháp đo gián tiếp, phương pháp này hiện nay vẫn được dùng rất phổ biến. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, huyết áp của nam và nữ từ 5 tuổi trở nên đã có sự khác biệt rõ, trong đó huyết áp của nam thường cao hơn của nữ và còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sống [54, 55]. 1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam Hình thái - thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em. Vào những năm 30 của thế kỉ XX tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, sau đó là trường Đại học Y khoa Đông Dương (1936- 1944) đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn đề này [dẫn theo 41]. Ở Việt Nam, từ lâu một số tác giả như Đỗ Xuân Hợp (1943), Trần Nhật Úc (1959), Ngô Thế Phương (1960), Nguyễn Quang Quyền (1960-1975) đã có những nghiên cứu có giá trị về thể lực người Việt Nam trưởng thành. Đặc biệt, từ sau năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu về tầm vóc - thể lực người Việt Nam trên các nhóm đối tượng như sinh viên, nông dân, công nhân…với những phương pháp chuẩn xác đã đưa ra các kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục phần nào cho thấy sự thay đổi về hình thái, thể lực của người Việt Nam theo thời gian [dẫn theo 22]. Sau hai Hội nghị về hằng số sinh học năm 1967 và 1972, một tập thể các tác giả do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đã biên soạn cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975). Trong công trình này, các tác giả
  7. đã tập hợp đầy đủ nhất về các chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em và người trưởng thành. Đây là công trình nghiên cứu thể hiện những chỉ số hình thái, thể lực điển hình của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi [43]. Năm 1986, cuốn “Atlat Nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” là công trình nghiên cứu trên người trưởng thành do Giáo sư Võ Hưng làm chủ biên được xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 1981 đến 1984 trên 13.233 người (6.493 nữ và 6.730 nam) ở 15 tỉnh trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Năm nhóm tuổi được nghiên cứu là 17-19, 20-29, 30-39, 40-49 và 50-55 tuổi. Kết quả của công trình này được xem như là mẫu chuẩn thứ hai sau “Hằng số sinh học, 1975”, tuy nhiên đây là công trình ứng dụng vào ergonomie (thiết kế dụng cụ và nơi làm việc) nên đối tượng nghiên cứu đa số là công nhân, tập trung chủ yếu là ở nhóm tuổi 30-39 do đó đối tượng ít nhiều có sự chọn lọc, chưa mang tính đại diện [47]. Năm 1987, trong luận án phó tiến sĩ sinh học “Góp phần nghiên cứu các đặc điểm hình thái thể lực người Việt lứa tuổi trưởng thành”, Trịnh Hữu Vách đã nêu lên một số kết luận đáng chú ý trong quá trình nghiên cứu trên 4.510 người Việt và so sánh với 428 người Chill (Lâm Đồng) và người Mường (Thanh Hóa), trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng thiếu dinh dưỡng về cả chất lượng lẫn số lượng trong thời gian dài đã ảnh hưởng tới tầm vóc, thể lực của người Việt Nam và hạn chế quy luật gia tăng theo thời gian [45]. Năm 1979, Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Tuyết Lan và Cs đã tiến hành nghiên cứu thể lực của 767 sinh viên (476 nam và 300 nữ) có độ tuổi từ 18-26 của hai trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh là Trường Đại học Y Dược và Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt về một số chỉ số thể lực giữa sinh viên miền Nam so với “Hằng số sinh học, 1975”. Các số liệu cũng cho thấy có sự tăng trưởng vượt trội vào giai đoạn 18
  8. lên 19 tuổi (từ năm thứ nhất lên năm thứ hai đại học) của một số chỉ số thể lực [23]. Năm 1980-1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp tiến hành nghiên cứu dọc trên 101 học sinh phổ thông ở Hà Nội từ 6-17 tuổi với 31 chỉ tiêu sinh học và đưa ra nhận xét: chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11-12 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam, cân nặng phát triển mạnh nhất ở nữ lúc 13 tuổi và ở nam lúc 14 tuổi, có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi học sinh. Quy luật phát triển các đoạn chi phù hợp quy luật phát triển chiều cao, học sinh thành phố có chiều cao lớn hơn so với học sinh vùng nông thôn [12]. Năm 1991, Đào Huy Khuê nghiên cứu cắt ngang gần 50 chỉ tiêu nhân trắc và mô tả của 1.478 học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi ở thị xã Hà Đông, bao gồm các đặc điểm hình thái, bề dày lớp mỡ dưới da và đặc điểm phát dục. Tác giả nhận thấy: hầu hết các chỉ tiêu hình thái tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng trưởng không đồng đều. Từ 6-9 tuổi các kích thước cơ thể của nam và của nữ không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 10-15 tuổi kích thước của nữ thường vượt nam và đến 16-17 tuổi các kích thước của nam lại vượt lên trước nữ. Ông cũng rút ra nhận xét, có sự gia tăng về chiều cao của người Việt Nam so với các thập kỉ trước [24]. Năm 1995, Nguyễn Yên và cộng sự đã nghiên cứu trên 2.033 người thuộc các lứa tuổi 1-5 và 18-55 tuổi của 3 nhóm dân tộc Việt, Mường, Dao ở tỉnh Hà Tây. Tác giả kết luận tầm vóc, thể lực của người Việt tốt nhất, sau đến người Mường và cuối cùng là người Dao [dẫn theo 30]. Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thế Hùng (1996) khi nghiên cứu, so sánh thể lực của 495 sinh viên Đại học Y Hải Phòng (264 nam và 231 nữ) trong ba năm, từ 1992-1994 đã kết luận: Thể lực của sinh viên Đại học Y Hải Phòng trong các năm 1992-1994 có cải thiện so với thể lực người Việt Nam trưởng
  9. thành trong “Hằng số sinh học, 1975”, thể lực của nam sinh viên phát triển mạnh hơn nữ sinh viên cùng lứa tuổi [19]. Cũng theo Nguyễn Hữu Chỉnh,sinh viên lớp tuổi 18-25 ở khu vực Kiến An, thành phố Hải Phòng vẫn có sự tăng trưởng. Song khác biệt về các chỉ số sinh học giữa các lớp tuổi không có ý nghĩa thống kê [8]. Trong hai năm 1998 và 1999, Vũ Thị Thanh Bình và Cs đã nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên K30 trường Cao đẳng sư phạm thể dục TW1 và kết luận: sinh viên trường Cao đẳng sư phạm thể dục TW1 có thể lực tốt hơn sinh viên các trường đại học khác và thuộc loại tốt so với thanh niên Việt Nam nói chung. Những khác biệt này là do đặc trưng về thể lực của sinh viên năng khiếu Thể dục thể thao và tác động của việc rèn luyện thể chất ở cường độ cao [2, 3]. Năm 2003, Mai Văn Hưng nghiên cứu trên sinh viên một số trường đại học phía Bắc Việt Nam cho thấy, vẫn có sự tăng trưởng về hình thái và một số chỉtiêu sinh lý ở độ tuổi 18-25. Chiều cao đứng của nam đạt giá trị cao nhất là năm 23 tuổi và nữ là năm 21 tuổi, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội II có chiều cao và trọng lượng trung bình lớn nhất, tiếp đó là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội I và thấp nhất là sinh viên Đại học Hồng Đức.Tác giả giải thích sự khác biệt này là do điều kiện kinh tế - xã hội. Điểm đáng chú ý là các chỉ tiêu về chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của sinh viên ở 3 trường không có sự khác biệt [22]. Năm 2001, dự án điều tra, đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam do Ủy ban khoa học Thể dục thể thao chủ trì đã tiến hành điều tra giai đoạn I với 13 kích thước hình thái và chỉ số thể lực được nghiên cứu trên 47.846 người Việt Nam từ 6-20 tuổi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam trong đó có 8.400 sinh viên có độ tuổi từ 18-20 thuộc 17 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Kết quả
  10. điều tra cho thấy, chiều cao trung bình của nam, nữ 20 tuổi tại thời điểm năm 2001 đã tăng lần lượt là 6,14 cm và 4,88 cm so với số liệu về chiều cao trong “Hằng số sinh học, 1975”. Cân nặng trung bình cũng tăng lần lượt là 8,19 kg và 3,02 kg. Trên cơ sở kết quả điều tra, Ủy ban Thể dục thể thao đã đề ra hệ thống tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát triển thể chất cho mọi đối tượng nhân dân theo tuổi và giới tính. Hệ thống tiêu chuẩn này có giá trị sử dụng trong vòng 10 năm [48]. Sau khi hoàn thành giai đoạn I, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT đã có quyết định số 1532/2002/QĐ-UBTDTT, ngày 27 tháng 9 năm 2002 giao cho Viện Khoa học TDTT tiếp tục triển khai giai đoạn II “Điều tra, đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 21-60 tuổi”. Điều tra giai đoạn II thực hiện trên 31.125 người từ 21-60 tuổi trong đó tập trung vào giai đoạn 21-40 tuổi. Dựa trên kết quả điều tra, dự án đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho người Việt Nam từ 21 đến 60 tuổi đồng thời lựa chọn được những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho tất cả các nhóm đối tượng [49]. Năm 2003, trong khuôn khổ đề tài “Phân tích thực trạng hình thái, thể lực của nam thanh niên Việt Nam qua số liệu khám tuyển quân, tuyển sinh từ 1987-2003”, Trần Thị Trung Chiến, Lê Quang Bách và Cs đã tiến hành nghiên cứu tầm vóc, thể lực của 334.728 thanh niên từ 17-27 tuổi trong đó nghiên cứu hồi cứu là 314.289 người và nghiên cứu cắt ngang là 20.439 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm vóc, thể lực của thanh niên trong nghiên cứu đã tăng lên một cách rõ rệt qua từng thời kì, tuy nhiên chỉ số BMI không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và giữa các giai đoạn [44]. Năm 2003, Bộ Y tế đã công bố cuốn sách “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [1]. Các vấn đề về tầm vóc,
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Trường An (2009),“Giá trị của vòng cánh tay và vòng đùi trong đánh giá suy dinh dưỡng của thanh niên 18-25 tuổi”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, (55), Tr. 15-26. 2. Vũ Thị Thanh Bình, Đào Ngọc Dũng (1998), “Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên K30 Trường Cao đẳng sư phạm thể dục TWI”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, Tr.115- 117. 3. Vũ Thị Thanh Bình, Đào Ngọc Dũng, Phạm Khắc Học (1999), “Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và sinh lý của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm thể dục TWI”, Thông báo khoa học Trường Cao đẳng sư phạm thể dục TWI (99), Hà Tây, Tr.55-63. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ BGDĐT ngày 18/9/2008, Quy định về đánh giá và phân loại thể lực học sinh, sinh viên 5. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Bộ Y tế (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Nxb Y học, Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Chỉnh (1998), “Một số chỉ số nhân trắc cư dân huyện An Hải, thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, T1, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.24-31. 8. Nguyễn Hữu Chỉnh (1998), “Một số nhận xét về các chỉ số thể lực và hình thái của sinh viên khu vưc Kiến An, Hải Phòng”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục Thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT Hà Nội, Tr.192-199.
  12. 9. Nguyễn Đình Chung (2007) “Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái của sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao I”, Tạp chí khoa học thể thao, (2), Tr. 19-28. 10. Trần Thị Hạnh Dung, Quách Văn Tỉnh (2010), Giải phẫu học Thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 11. Đại học Y Hà Nội (2000), Báo cáo toàn văn dự án Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỉ 90, Nxb Y học, Hà Nội. 12. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một số trường phổ thông cơ sở Hà Nội. Luận án PTS khoa học y dược, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, 1992. 13. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs (1996), “Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1-55 tuổi”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.68-71. 14. Phạm Thị Minh Đức (1998), “Huyết áp động mạch”, Chuyên đề sinh lý học T1, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.51-60. 15. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Hùng Cường, Ngô Sách Thọ (2006), “Đặc điểm các chỉ số chức năng tâm - sinh lý của sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học TDTT I”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006, Nxb TDTT I, Hà Nội, Tr.415-421. 16. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Hùng Cường (2007), “Đặc điểm các chỉ số chức năng tâm - sinh lý của sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học TDTT I”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006, Nxb TDTT I, Hà Nội, Tr.357-365. 17. Nguyễn Đức Hinh (2010), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở Hà Nội năm 2010”, Nxb Đại học Y Hà Nội.
  13. 18. Nông Thị Hồng (2005), Y học thể dục thể thao, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hữu Chỉnh (1996), So sánh thể lực của sinh viên Đại học Y Hải Phòng vào và ra trường trong ba năm (1992-1994). Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.86-90. 20. Lê Hữu Hưng (2006), “Nghiên cứu diễn biến chức năng tim mạch của sinh viên khóa 39 Trường Đại học TDTT I sau 3 năm tập luyện”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006, Nxb TDTT, Hà Nội, Tr.467- 472. 21. Lê Hữu Hưng (2007), “Nghiên cứu diễn biến chức năng tim mạch của sinh viên khóa 39 Trường Đại học TDTT I sau 4 năm tập luyện”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2007, Nxb TDTT, Hà Nội, Tr.382- 389. 22. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên một số Trường đại học phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan, Trần Liên Minh (1979), “Một số đặc điểm về thể lực của sinh viên học tại thành phố Hồ Chí Minh, 1979”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, 1996, Tr.93-96. 24. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 -17 tuổi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình, Luận án PTS Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 25. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (2010), Giải phẫu sinh lý, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
  14. 26. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2011), Sinh lí học trẻ em, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Trần Thị Loan (2002), “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6-17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 28. Đào Mai Luyến (2001), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Êđê và người Kinh định cư ở Đăklắk”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Mậu (1995), Một số nhận xét về thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 30. Trần Thị Minh (2010), “Đặc điểm hình thái, thể lực và dậy thì của học sinh 9-17 tuổi dân tộc Kinh và Thái ở tỉnh Điện Biên“, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 31. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương, Ngô Thị Kim và cs (1998), “Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái thể lực người Miền Bắc Việt Nam trưởng thành trong thập niên 90”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học T1, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.1-15. 32. Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Quỳnh Thơ, Tô Như Khuê (2002), “Nghiên cứu đặc điểm mạch, huyết áp và điện tim của vận động viên ở một số môn thể thao gắng sức”, Tạp chí Sinh lý học, 6 (2), Tr.51-56. 33. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và nặng lực trí tuệ của học sinh miền núi từ 11 đến 17 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 34. Vũ Thị Nho (1999), “Những đặc điểm phát triển tâm lý tuổi học sinh đầu tuổi thanh niên”, Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội, Tr.116-122.
  15. 35. Vũ Thị Nho (1999), “Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của thanh niên sinh viên (từ 19 đến 25 tuổi)”, Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội, Tr.137-149. 36. Đào Ngọc Phong (2002), “Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y học”, Nxb Y học, Hà Nội. 37. Phạm Tuấn Phượng (1994), Đo đạc thể hình, Nxb TDTT, Hà Nội. 38. Nguyễn Quang Quyền, Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, 1974. 39. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 40. Phạm Thị Thiệu (2005), Sinh lý học Thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Thoa (2011), “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của sinh viên một số chuyên ngành Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 42. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 641/TTg ngày 28/04/2011, Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030. 43. Nguyễn Tấn Gi Trọng, Vũ Triệu An, Trần Thị Ân (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 44. UBDSGĐ&TE (2003), “Phân tích thực trạng hình thái, thể lực của nam thanh niên Việt Nam qua số liệu khám tuyển quân, tuyển sinh từ 1987- 2003”. Nxb Học Viện Quân Y. 45. Trịnh Hữu Vách (1987), Góp phần nghiên cứu các đặc điểm hình thái thể lực người Việt lứa tuổi trưởng thành, Luận án PTS Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  16. 46. Giang Thị Khánh Vân (2006), “Đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân - Hà Nội”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006, Nxb TDTT, Hà Nội, Tr.300-308. 47. Viện nghiên cứu Bảo hộ lao động (1986), Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 48. Viện Khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội. 49. Viện Khoa học TDTT (2005), Điều tra đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam, giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi, Nxb TDTT, Hà Nội. 50. Trần Sinh Vương (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực, dinh dưỡng người Việt trưởng thành ở một số tỉnh đồng bẳng Bắc Bộ”, Luận án Tiến Sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 51. Nguyễn Kim Xuân,“Bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu về hình thái, thể lực của sinh viên trường Đại học TDTT I”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2004, Nxb TDTT, Hà Nội, Tr. 103-109. 52. Nguyễn Văn Yên (2000), Sinh học người, Nxb ĐHQG Hà Nội. TIẾNG ANH 53. Bickman. E, Henriksson G.K (1988), Skeletal muscle characteristic on children 9-15 yearls old: force, relaxation rate contraction time, Clinical physiology, England, pp. 521-527. 54. Mc Donald, D.A (1974), Blood flow in arteries. 2nd Edition, Vol 2. Williams & Wilkins, Bantimore. 55. Rodkiewicz, C.M (1983), Arteries and arterial blood flow. Springer - Verlag, New York. 56. Wilmorre T.H, Behnke A.R (1969), Anthropometric estimation of body density and lean body weight in young men, J.appl physiol, pp. 25-27.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2