TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
KHOA ĐỊA LÝ<br />
<br />
NGÔ VĂN BÌNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN HÓA<br />
TƢ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI<br />
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai<br />
Mã số<br />
<br />
: 60.85.01.03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được công bố tại:<br />
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Thị Bảo Hoa<br />
Phản biện 1: TS Bùi Quang Thành<br />
Phản biện 2: TS Bùi Ngọc Quý<br />
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự<br />
Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội vào hồi 18h ngày 15/12/2016<br />
<br />
Có thể tìm tại:<br />
- Trung tâm thư viên Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay việc hoàn thiện được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai chính xác còn phụ thuộc vào nguồn<br />
tư liệu địa chính, qua quá trình thu thập và phân tích thông tin thì thực trạng hiện nay các nguồn tư liệu về<br />
địa chính phục vụ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang còn được thể hiện về<br />
mặt pháp lý ở nhiều khuôn dạng khác nhau qua các văn bản pháp lý ở từng thời kì khác nhau, cụ thể đối<br />
với hệ thống bản đồ địa chính là tư liệu để công nhận tính pháp lý của thửa đất đối với đối tượng sử dụng<br />
đất thì lại được lưu và sử dụng ở trên nhiều nền bản đồ khác nhau như bản đồ lâm nghiệp, bản đồ giấy,<br />
bản đồ với hệ tọa độ giả định, bản đồ khu dự án được vẽ trên giấy đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng<br />
đất mà chưa cập nhật vào một nền bản đồ địa chính chính quy thống nhất, bản đồ giải thửa theo chỉ thị<br />
<br />
299/TTg, một số bản đồ vẫn để ở hệ tọa độ HN-72 chưa quy đổi về hệ tọa độ VN-2000, các dữ liệu thuộc<br />
tính vẫn để theo quy định văn bản cũ mà chưa được cập nhật...Hay hệ thống tư liệu hồ sơ địa chính qua<br />
các thời kì ở nhiều địa phương vẫn chưa quản lý một cách khoa học không cập nhật biến động kịp thời<br />
biến động vào sổ bộ hồ sơ địa chính dẫn tới không khớp với tình hình quản lý đất đai thực tế, hoặc đã thất<br />
lạc trong quá trình quản lý và sử dụng, không chính xác và ít khả năng sử dụng, từ yêu cầu hiện trạng trên<br />
cần phải thống nhất các nguồn tư liệu địa chính về một nguồn để đáp ứng kịp thời công tác xây dựng cơ<br />
sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.<br />
Từ khóa: CSDL đất đai, Chuẩn hóa, giải pháp, tƣ liệu địa chính, thành phố Bắc Giang.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Các chính sách luật về quản lý đất đai liên tục sửa đổi theo thực tế để đi vào hoàn thiện, kèm theo<br />
đó là một hệ lụy các văn bản pháp lý đi kèm, cải cách thủ tục hành chính, dẫn tới kết quả hiện tại là các<br />
nguồn tư liệu đã không còn đồng nhất, dù đã được đầu tư lớn trong ngành quản lý về tư liệu địa chính<br />
nhưng vẫn còn rất khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng;<br />
Quy định chuẩn hóa tư liệu địa chính một cách thống nhất với mục đích để thực hiện xây dựng cơ sở dữ<br />
liệu đất đai nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động từ nguồn<br />
dữ liệu đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương, một hệ thống thông tin đất đai hiện đại sẽ đảm<br />
bảo quyền lợi hợp lý trong quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, một hệ thống quản lý công<br />
khai minh bạch sẽ góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý nhà nước, nâng cao hiệu<br />
quả trong sử dụng, giải quyết tranh chấp, khướu nại, tố cáo về đất đai làm người dân tin tưởng hơn vào<br />
mọi hoạt động phát triển có liên quan tới sử dụng đất, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với hệ<br />
thống quản lý của nhà nước, đơn giản hóa thủ tục khi thực hiện giao dịch về đất đai, xin phép xây dựng về<br />
nhà ở, tài sản gắn liền với sử dụng đất.<br />
Tuy nhiên hiện nay thực trạng các nguồn tư liệu địa chính không còn được đồng nhất vì vậy để hoàn thiện<br />
cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang, trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ<br />
sở dữ liệu, cần thiết phải đề xuất quy trình chuẩn hóa đi với đó là ứng dụng công nghệ thông tin để chuẩn<br />
hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết và phù hợp với đặc<br />
thù công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, học<br />
viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tƣ liệu địa chính phục<br />
vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực trạng nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn. Phân tích, đánh giá tồn tại, khó khăn từ các<br />
nguồn tư liệu địa chính từ đó đề xuất giải pháp chuẩn hóa nguồn tư liệu một cách thống nhất, khoa học<br />
phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện chất lượng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đi<br />
vào vận hành.<br />
<br />
3. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp luận nghiên cứu<br />
3.1. Cơ sở tài liệu<br />
<br />
a) Tài liệu khoa học: Bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu trong nước và quốc<br />
tế liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài<br />
b) Các văn bản pháp lý liên quan tới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm: Luật Đất đai năm 2003,<br />
2013 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về<br />
hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai.<br />
c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương gồm: Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự<br />
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất đai tại địa phương.<br />
d) Các bản đồ gồm: Bản đồ qua các thời kỳ; Các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ sử dụng đất, bản đồ<br />
quy hoạch sử dụng đất...<br />
e) Công cụ thực hiện gồm:Các phần mềm Microstation, ViLIS 2.0, GIS, FME và các ứng dụng được<br />
nghiên cứu.<br />
3.2. Phương pháp luận nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra các tài liệu, số liệu báo cáo, thống kê tình trạng, các<br />
nguồn tư liệu địa chính, phù hợp thống nhất với các văn bản pháp lý về quản lý đất đai hiện hành, đánh<br />
giá được nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
công tác quản lý nhà nước về đất đai.<br />
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Tiến hành thu thập tham khảo các nguồn tài liệu trong và<br />
ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để chắt lọc những ý có đủ điều kiện về cơ sở<br />
khoa học và đủ tính trạng pháp lý để hoàn thiện cho vấn đề nghiên cứu.<br />
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của một số chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm<br />
chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu, tham vấn trực tiếp và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ đề tài.<br />
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các dữ liệu thu thập được và khả năng ứng dụng<br />
công nghệ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để đánh giá<br />
hoàn thiện nội dụng nghiên cứu.<br />
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý: Nghiên cứu cơ sở hình thành các nền bản đồ<br />
qua các thời kỳ khác nhau, nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý tìm hiểu khai thác hệ thống bản đồ đưa<br />
vào vận hành.<br />
- Phương pháp công nghệ tin học: Để xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu<br />
thập, kiểm tra, chuẩn hóa chất lượng dữ liệu thì cần phải chọn ngôn ngữ lập trình tạo ra sản phẩm đi vào<br />
thực tiễn...Lựa chọn ngôn ngữ lập trình C# trong Microsoft visual studio để nghiên cứu ứng dụng.<br />
- Phương pháp thử nghiệm: Để kiểm chứng kết quả nghiên cứu trên địa bàn và có thể nhân rộng<br />
phạm vi ứng dụng.<br />
<br />
4. Kết quả và thảo luận<br />
4.1. Chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai thành phố Bắc Giang,<br />
tỉnh Bắc Giang<br />
<br />
a) Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang<br />
Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2010 về việc điều chỉnh<br />
địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc<br />
Giang, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên 6.677,36 ha, bao gồm 07 phường và 9 xã. Thành phố<br />
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông,<br />
với các vị trí tiếp giáp như sau:<br />
- Phía Bắc giáp huyện Tân Yên;<br />
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;<br />
- Phía Nam giáp huyện Yên Dũng;<br />
- Phía Tây giáp huyện Việt Yên.<br />
Thành phố Bắc Giang là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh và là đô thị hạt nhân<br />
trong hệ thống các đô thị của tỉnh, có vị trí thuận lợi về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ),<br />
cách Thủ đô Hà Nội 50km theo quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng<br />
Đăng chạy qua, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lược 2 hành<br />
lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc; Đặc biệt hành lang<br />
kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất<br />
hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.<br />
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua thành phố Bắc Giang với tổng chiều dài khoảng 9,8km.<br />
Đường sông có sông Thương chảy qua với chiều dài 10km tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là<br />
những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và giao lưu với các huyện trong và<br />
ngoài tỉnh.<br />
Thành phố Bắc Giang là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển<br />
kinh tế xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm<br />
công nghiệp lớn của Tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập<br />
trung tiềm lực khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả<br />
nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng<br />
hoá và các hàng tiêu dùng khác.<br />
b) Thực trạng tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang<br />
Thực trạng về tư liệu bản đồ địa chính<br />
<br />
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Bắc Giang mới tổ chức đo đạc bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn<br />
thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang) và trong những năm tiếp theo tập trung vào việc đo đạc<br />
lập bản đồ địa chính để phục vụ phát triển kinh tế và công tác quản lý về đất đai.<br />
<br />