intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá Bàng

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

214
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình tổng hợp hạt nano bạc từ dịch chiết nước lá bàng; đưa ra phương pháp tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hóa học xanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá Bàng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> HUỲNH THỊ MỸ LINH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HẠT NANO BẠC TỪ<br /> DUNG DỊCH BẠC NITRAT BẰNG TÁC NHÂN KHỬ<br /> DỊCH CHIẾT NƯỚC LÁ BÀNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Hóa hữu cơ<br /> Mã số<br /> <br /> : 60 44 27<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2013<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Trần Mạnh Lục<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Lê Thị Liên Thanh<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng<br /> 5 năm 2013.<br /> <br /> * Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng.<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Từ lâu loài người đã biết đến tác dụng sát khuẩn mạnh của bạc,<br /> những chén bát, thìa nĩa, nồi niêu của người La Mã cổ, của các vua<br /> chúa phong kiến,.. đã chứng minh điều đó. Trong chiến tranh thế giới<br /> thứ nhất, người ta thậm chí còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều<br /> trị nhiễm trùng trước khi thuốc kháng sinh ra đời. Tuy nhiên, tác dụng<br /> này của bạc không được ứng dụng rộng rãi do giá thành cao. Những<br /> năm gần đây, công nghệ nano ra đời, con người đã chế tạo được bạc ở<br /> kích thước nano, và ứng dụng của bạc cũng được đưa lên một tầm cao<br /> mới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ở kích thước nano (từ 1 đến 100<br /> nm), hoạt tính sát khuẩn của bạc tăng lên khoảng 50000 lần so với bạc<br /> dạng khối, như vậy 1 gam bạc nano có thể sát khuẩn cho hàng trăm<br /> mét vuông chất nền [23]. Điều này sẽ giúp cho khối lượng bạc sử<br /> dụng trong các sản phẩm sẽ giảm rất mạnh, nên tỷ trọng của bạc trong<br /> giá thành trở nên không đáng kể. Sở dĩ nano bạc được nghiên cứu ứng<br /> dụng vào việc kháng khuẩn vì bạc có tính kháng khuẩn mạnh và<br /> không gây tác dụng phụ, không gây độc cho người và vật nuôi khi<br /> nhiễm lượng nano bạc bằng nồng độ diệt khuẩn (khoảng nồng độ nhỏ<br /> hơn 100 ppm), không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, giới<br /> khoa học đang đầu tư nghiên cứu tổng hợp nano bạc để phục vụ cho<br /> các ứng dụng trong y học, nhất là khi hiện tượng vi khuẩn kháng<br /> kháng sinh ngày càng phổ biến như ngày nay.<br /> Bằng cách nào mà chúng lại có thể diệt được vi khuẩn? Cho tới<br /> nay, cơ chế kháng vi sinh vật của nano bạc thực sự vẫn chưa được<br /> hiểu biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả vi<br /> khuẩn sử dụng enzyme như một lớp “phổi hóa học” để chuyển hóa<br /> oxy. Các ion bạc phân hủy enzyme và ngăn chặn quá trình hút oxy.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tác động này làm chết tất cả các vi khuẩn, tiêu diệt chúng trong vòng<br /> vài phút. Ngoài ra, các hạt bạc có kích thước nhỏ chui vào trong tế<br /> bào, kết hợp với các enzyme hay DNA có chứa nhóm sunfua hoặc<br /> phosphate gây bất hoạt enzyme hay DNA dẫn đến gây chết tế bào.<br /> Điều chế bạc nano có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng<br /> phương pháp hóa học được xem là rẻ tiền và ít rủi ro nhất. Tăng<br /> cường mối quan tâm đến vấn đề môi trường, trong đề tài này, chúng<br /> tôi hướng đến phương pháp tổng hợp hạt nano bạc bằng cách sử dụng<br /> các chất chiết xuất từ thực vật. Quá trình điều chế hạt nano là lành<br /> tính, không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào.<br /> Cây bàng – tên khoa học là Terminalia catappa L, thuộc họ Bàng<br /> Combretaceae. Trên thế giới việc nghiên cứu cây bàng đã dần được<br /> chú trọng. Tính đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về<br /> cây bàng bao gồm các lĩnh vực chiết tách, xác định thành phần hóa<br /> học các hợp chất hữu cơ, ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và<br /> công nghệ dược phẩm. Cây bàng được biết đến từ lâu bởi các giá<br /> trị điều trị của nó và đã được nghiên cứu nhiều như chống ung<br /> thư, điều trị lão hóa da, kích ứng, tăng sắc tố và dị ứng, và hen<br /> phế quản ở trẻ em, giảm đau chống viêm, và chúng có hoạt tính<br /> kháng khuẩn chống lại loài corynebacteria, tụ cầu, liên cầu khuẩn,<br /> vi khuẩn ruột, Escherichia, Salmonela và Shigela.<br /> Ở Việt Nam, cây bàng dễ trồng, phát triển tốt và có mặt ở hầu hết<br /> các địa bàn trong cả nước. Người dân từ xưa đã dùng lá bàng để chữa<br /> cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Dùng búp lá non phơi khô,<br /> tán bột rắc trị ghẻ, và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Bên cạnh đó, dùng vỏ<br /> thân bàng dạng thuốc sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết<br /> thương. Đặc biệt, nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là<br /> một thứ thuốc để chữa bệnh hủi. Hạt nấu chín uống dùng để chữa đi<br /> <br /> 3<br /> <br /> cầu ra máu [3]. Đây là những vấn đề rất đáng được quan tâm nghiên<br /> cứu nhằm góp phần quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng dụng các<br /> sản phẩm của cây bàng một cách có hiệu quả, khoa học hơn.<br /> Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội<br /> dung "Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch bạc nitrat<br /> bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá Bàng"<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Xây dựng quy trình tổng hợp hạt nano bạc từ dịch chiết nước lá<br /> bàng.<br /> - Đưa ra phương pháp tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hóa<br /> học xanh.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Lá bàng (Leaves of Terminalia catappa L) thu hái tại thành phố<br /> Đà Nẵng.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu lý thuyết<br /> - Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.<br /> - Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực<br /> hiện trong quá trình thực nghiệm.<br /> Phương pháp thực nghiệm<br /> - Phương pháp chiết tách<br /> - Phương pháp xác định các thông số hóa lý<br /> - Phương pháp phân tích công cụ: phương pháp quang phổ hấp thụ<br /> phân tử (UV-Vis), phương pháp phổ hồng ngoại chuyển hóa Fourier<br /> (FTIR), phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.<br /> - Phương pháp đo TEM, EDX, XRD.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2