intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chương 3: Những biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội làng Bảo Nham.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> --------------------<br /> <br /> LÊ NGUYỄN LÊ<br /> <br /> PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br /> XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO<br /> TRƯỜNG HỢP LÀNG CÔNG GIÁO BẢO NHAM, XÃ YÊN THÀNH,<br /> HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br /> <br /> Hà Nội 2008<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> Dẫn luận<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1. Ý nghĩa của đề tài<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2.1. Phạm vi<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2.2. Đối tượng<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5. Bố cục luận văn<br /> <br /> 7<br /> <br /> Chương I. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề<br /> lý thuyết liên quan đến đề tài<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1.1.2. Tình hình dân cư và văn hóa - xã hội<br /> <br /> 13<br /> <br /> 1.1.3. Tình hình kinh tế<br /> <br /> 23<br /> <br /> 1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài<br /> <br /> 27<br /> <br /> 1.2.1. Các khái niệm<br /> <br /> 27<br /> <br /> 1.2.2. Quan niệm về vai trò của người phụ nữ<br /> <br /> 30<br /> <br /> Chương II. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển<br /> kinh tế, xóa đói giảm nghèo<br /> <br /> 33<br /> <br /> 2.1. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,<br /> xóa đói giảm nghèo<br /> <br /> 33<br /> <br /> 2.1.1. Phát triển nông nghiệp truyền thống<br /> <br /> 33<br /> <br /> 2.1.2. Buôn bán trao đổi<br /> <br /> 44<br /> <br /> 2.1.3. Một số hoạt động kinh tế khác<br /> <br /> 48<br /> <br /> 2.2. Các chương trình hỗ trợ phụ nữ làng Bảo Nham phát triển<br /> kinh tế, xóa đói giảm nghèo<br /> <br /> 49<br /> <br /> 2.2.1 Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương<br /> <br /> 50<br /> <br /> 2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ của của các hội đoàn bên Công giáo<br /> <br /> 60<br /> <br /> 2.3. Kết quả và tồn đọng của hoạt động kinh tế<br /> <br /> 62<br /> <br /> Chương III. Những biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội<br /> làng Công giáo Bảo Nham<br /> <br /> 68<br /> <br /> 3.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế<br /> <br /> 68<br /> <br /> 3.1.1. Mức độ phát triển kinh tế<br /> <br /> 68<br /> <br /> 3.1.2. Thay đổi phân công lao động<br /> <br /> 69<br /> <br /> 3.1.3. Biến đổi trong tập quán sản xuất<br /> <br /> 72<br /> <br /> 3.1.4. Thay đổi về cơ cấu kinh tế<br /> <br /> 76<br /> <br /> 3.1.5. Mức sống cư dân làng Bảo Nham<br /> <br /> 77<br /> <br /> 3.2. Biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội dưới tác động<br /> của phát triển kinh tế<br /> <br /> 78<br /> <br /> 3.2.1. Vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội<br /> <br /> 78<br /> <br /> 3.2.2. Quan hệ lương giáo<br /> <br /> 85<br /> <br /> 3.2.3. Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa<br /> <br /> 87<br /> <br /> 3.3.3. Một số bất cập và những khuyến nghị khắc phục<br /> <br /> 89<br /> <br /> Kết luận<br /> <br /> 97<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> Phụ lục<br /> <br /> DẪN LUẬN<br /> 1. Ý nghĩa của đề tài<br /> Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa<br /> đói giảm nghèo”, với trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành,<br /> huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chúng tôi hướng tới ý nghĩa của vấn đề trên cả<br /> bình diện lý thuyết và thực tiễn.<br /> Trước hết phải thấy, đối với bất kỳ xã hội nào, kinh tế luôn giữ vai trò<br /> trọng yếu. Như vậy phát triển kinh tế cũng luôn giữ vai trò đặc biệt trong xã hội.<br /> Kinh tế ở trình độ nào ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của cư dân. Đối với đất<br /> nước ta, kinh tế càng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là những khu vực nông<br /> thôn, nơi đói nghèo vẫn còn tồn tại. Như vậy, nghiên cứu về các khía cạnh của<br /> kinh tế và hỗ trợ kinh tế phát triển là một nghiên cứu cấp thiết, cần được ưu tiên.<br /> Đối tượng kinh tế của đề tài này là phụ nữ. Phụ nữ, trong những năm qua,<br /> cũng là một đề tài rất được quan tâm. Nói tới phụ nữ là nói tới một nửa dân cư,<br /> một lực lượng lao động rất lớn, đồng thời, cũng ngay lập tức gợi lên một vấn đề<br /> xã hội bức thiết là bình đẳng giới. Tuy rằng, luôn là người đóng góp chính vào<br /> thu nhập gia đình, luôn có vai trò xã hội rất quan trọng, nhưng phụ nữ vốn vẫn<br /> phải chịu những định kiến, bất công. Khắc phục định kiến, bất công đó cần có<br /> tổng hòa nhiều biện pháp, trong đó nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ mà<br /> một biện pháp đặc biệt quan trọng. Chỉ khi nắm được bình đẳng về kinh tế,<br /> người phụ nữ mới có được những bình đẳng khác. Và những nỗ lực cho tiến bộ<br /> phụ nữ trước hết tác động tới chính cuộc sống của phụ nữ, nhưng đó không phải<br /> là kết quả duy nhất. Khi xã hội dần tiến tới bình đẳng hơn, xã hội sẽ ổn định và<br /> phát triển bền vững hơn. Như vậy, nâng cao vai trò của phụ nữ chính là nhân tố<br /> quan trọng đối với tiến bộ xã hội.<br /> Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là một làng Công giáo. Trong<br /> bối cảnh đất nước ta, các vấn đề liên quan tới Công giáo, cho đến nay, vẫn luôn<br /> là vấn đề thời sự. Ổn định cuộc sống kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân theo<br /> đạo sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định đất nước.<br /> <br /> Đối với làng Công giáo, cuộc sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng của<br /> các vấn đề lịch sử còn tồn đọng. Rất nhiều vấn đề trong số đó hiện nay còn tồn<br /> tại, hoặc còn để lại hệ quả lớn. Việc tiếp cận với địa bàn nghiên cứu này vẫn là<br /> một thách thức, khi mà vẫn tồn tại một số định kiến giữa người theo đạo và<br /> không theo đạo. Tuy nhiên, cũng chính vì thế việc tìm hiểu được các khía cạnh<br /> trên sẽ các có giá trị, góp phần mở nút những khó khăn tồn tại, tăng cường đoàn<br /> kết lương giáo.<br /> Dưới tác động phát triển kinh tế, những biến đổi xã hội trở nên hết sức sâu<br /> sắc, rõ rệt, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Biến đổi về văn hóa cũng song song<br /> diễn ra với nhiều khía cạnh đáng quan tâm. Nhận thức được dòng lưu chuyển,<br /> biến đổi này, hẳn sẽ góp được đôi phần giúp củng cố tính ổn định trong cộng<br /> đồng Công giáo.<br /> Trong những năm qua, các chương trình hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, xóa<br /> đói giảm nghèo luôn là trọng tâm được Nhà nước đầu tư. Các chương trình đó<br /> cũng đã gõ vào cánh cửa của làng Công giáo, đưa người phụ nữ ở đây hòa nhập<br /> vào dòng chảy kinh tế chung, hưởng những lợi ích xã hội chung. Những nỗ lực<br /> phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ, các chương trình liên quan,<br /> các kết quả và tồn đọng, thực sự đang ảnh hưởng rất lớn tớn toàn thể đời sống<br /> kinh tế - xã hội các làng Công giáo. Nghiên cứu để có định hướng đúng đắn, để<br /> nhìn nhận tổng quát tấm ảnh hưởng. để nâng cao những tác động tích cực, giải<br /> quyết những khúc mắc, sửa chữa những sai lầm nếu có, là một vấn đề cấp thiết.<br /> Với những đánh giá đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này.<br /> 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 2.1. Phạm vi<br /> Nghiên cứu của chúng tôi chọn một địa điểm cụ thể là làng Công giáo<br /> Bảo Nham, thuộc xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tất cả mọi<br /> vấn đề sẽ được phân tích dựa trên nền tảng tự nhiên – xã hội – con người của<br /> làng này.<br /> Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những liên hệ so sánh với các vùng lân cận,<br /> đặc biệt là với các làng không có dân cư theo đạo, để thấy được những tương<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2