intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng số phức trong các bài toán sơ cấp

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

125
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm nghiên cứu các ứng dụng của số phức trong việc giải một số dạng toán thường gặp trong các đề thi cao đẳng, đại học cũng như thi học sinh giỏi. Phân tích cách giải có sử dụng số phức và so sánh với những cách giải không sử dụng số phức để rút ra ưu, nhược điểm trong từng cách giải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng số phức trong các bài toán sơ cấp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> ____________________<br /> <br /> NGUYỄN MINH HOÀNG<br /> <br /> ỨNG DỤNG SỐ PHỨC TRONG CÁC<br /> BÀI TOÁN SƠ CẤP<br /> <br /> Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP<br /> Mã số: 60.46.01.13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoàng Trí<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyên Duy Thái Sơn<br /> Phản biện 2: TS. Hoàng Quang Tuyến<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học<br /> họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 8 năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại :<br /> Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> Thư viện trường Đại học Sư phạm , Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong các ngành của toán học thì số phức xuất hiện khá muộn kể từ thế kỷ XVI<br /> khi các nhà toán học nghiên cứu về các phương trình đại số. Mặc dù sinh sau nhưng<br /> số phức có rất nhiều đóng góp trong các ngành toán học như đại số, giải tích , lượng<br /> giác, hình học…<br /> Ở trường phổ thông thì học sinh chỉ được tiếp xúc với số phức khi học đến lớp<br /> 12. Số phức là một nội dung khá mới mẻ, thời lượng không nhiều, học sinh chỉ mới<br /> biết được những kiến thức cơ bản của số phức, việc khai thác các ứng dụng của số<br /> phức còn khá hạn chế, đặc biệt là khai thác số phức để giải quyết các bài toán sơ cấp<br /> khó.<br /> Nhằm mục đích đào sâu tìm hiểu về số phức, các ứng dụng của số phức trong<br /> việc giải các bài toán sơ cấp và đáp ứng mong muốn của bản thân về một đề tài phù<br /> hợp mà sau này có thể phục vụ cho việc giảng dạy của mình ở trường trung học phổ<br /> thông nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng số phức trong các bài<br /> toán sơ cấp”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nhằm nghiên cứu các ứng dụng của số phức trong việc giải một số dạng toán<br /> thường gặp trong các đề thi cao đẳng, đại học cũng như thi học sinh giỏi. Phân tích<br /> cách giải có sử dụng số phức và so sánh với những cách giải không sử dụng số phức<br /> để rút ra ưu, nhược điểm trong từng cách giải.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các ứng dụng của số phức trong các bài toán sơ cấp<br /> phổ thông : đại số, giải tích, lượng giác, hình học.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Từ các nguồn tài liệu, giáo trình của các thầy, cô có<br /> nhiều kinh nghiệm trên cùng lĩnh vực, các tài liệu trên mạng và các tài liệu ôn thi cao<br /> đẳng, đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi, các tạp chí toán học…<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Cơ bản sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (sách, báo và các tài liệu trên<br /> internet có liên quan đến đề tài của luận văn) để thu thập thông tin và tập hợp các bài<br /> toán phục vụ cho yêu cầu của đề tài.<br /> - Trao đổi, thảo luận với Thầy hướng dẫn khoa học.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học<br /> Xây dựng được một đề tài phù hợp cho việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi<br /> toán ở bậc trung học phổ thông. Góp phần thiết thực cho việc dạy và học toán ở nhà<br /> trường, đem lại niềm say mê, hứng thú, sáng tạo cho giáo viên và học sinh.<br /> 6. Cấu trúc luận văn<br /> Dự kiến cấu trúc của luận văn gồm:<br /> Chương 1: Số phức và các khái niệm cơ bản<br /> Chương 2: Ứng dụng của số phức trong lượng giác, đại số<br /> Chương 3: Ứng dụng của số phức trong hình học<br /> Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có<br /> hạn, chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi các thiếu sót, tác giả rất mong nhận<br /> được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp, tác giả xin chân<br /> thành cảm ơn!<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> <br /> SỐ PHỨC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br /> <br /> 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM SỐ PHỨC<br /> Tương truyền vào những năm đầu thế kỉ XVI, có lẽ trên thế giới chưa ai biết cách<br /> giải phương trình bậc 3. Có nguồn tin nói rằng một giáo sư toán trường ĐH Bologne<br /> (Ý) tên là Scipione del Ferro ( 1465-1526) đã biết cách giải phương trình x 3  px  q ,<br /> nhưng ông không hề công bố, người ra nghĩ rằng cách giải của ông chưa hoàn chỉnh.<br /> Mãi đến khi ông sắp qua đời, ông mới truyền lại cách giải (chưa hoàn chỉnh) cho học<br /> trò ông là một nhà toán học ít tên tuổi là Antonio Mario Fior.<br /> Nhưng dù có nguồn tin như vậy, Tartaglia vẫn tìm ra cách giải một độc lập.<br /> Nhưng Fior không tin, tìm cách giảm uy tín của Tartaglia bèn thách thức Tartaglia giả<br /> 30 phương trình bậc 3 trong 2h. Ngược lại , Fior cũng nhận thách thức sẽ giải 30<br /> phương trình bậc 3 do Tartaglia đặt ra.<br /> Thời bấy giờ, việc giải các phương trình bậc 3 nói trên đều được làm một cách<br /> mò mẫm. Trong đêm 12 sáng ngày 13 tháng hai năm 1535 là hạn cuối cùng cuộc thi<br /> giữa Tartaglia và Fior thì Tartaglia đã tìm ra cách giải tổng quát 30 phương trình mà<br /> Fior đã ra cho ông trong khi đó thì Fior đang bí và chỉ giải được một phương trình mà<br /> thôi vì vậy chi sau vài giờ là Tartaglia đã giải xong toàn bộ để lãnh thưởng là 30 bữa<br /> tiệc liên tiếp. Ông giữ kín phương pháp giải, hy vọng còn dự thi lần nữa để lấy<br /> thưởng.<br /> Cardano (1501-1576) lúc này cũng chưa tìm ra cách giải phương trình bậc 3<br /> trong trường hợp tổng quát. Khi nghe tin Tartaglia thắng Fior , Cardano muốn gặp<br /> ngay Tartaglia. Tháng 3 năm 1539 nhân gặp Tartaglia ở Milan, Cardano bèn chớp cơ<br /> hội nhơ Tartaglia bày cho mình cách giải tổng quát phương trình bậc 3. Cardano phải<br /> thề thốt rằng sẽ không bao giờ truyền cho ai “bí mật” này hoặc công bố trên sách, báo<br /> chí. Nhưng sau đó nghe loáng thoáng rằng giáo sư Scipione del Ferro đã tìm ra cách<br /> giải trước Tartaglia nên Cardano đã không giữ lời hứa với Tartaglia bèn cho công bố<br /> trong tác phẩm của ông là Ars magna vào năm 1545.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0