BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
<br />
ĐINH THÁNH ĐUA<br />
<br />
VỀ MỘT SỐ LỚP<br />
BẤT PHƢƠNG TRÌNH HÀM<br />
<br />
Chuyên ngành: Phƣơng pháp Toán sơ cấp<br />
Mã số: 60.46.01.13<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ĐÀO CHIẾN<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Châu<br />
Phản biện 2: GS. TSKH. Nguyễn Văn Mậu<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Phương pháp Toán sơ cấp<br />
tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 8 năm 2016.<br />
<br />
Tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cùng với phương trình hàm, bất phương trình hàm là dạng toán<br />
thường có mặt trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp và<br />
Olympic toán quốc tế. Đây là những dạng toán thường là rất khó.<br />
Những dạng toán tìm các hàm số thỏa mãn những bất đẳng thức<br />
hàm cho trước được xem là những bài toán giải bất phương trình<br />
hàm.<br />
Lý thuyết và các bài giảng về bất phương trình hàm sẽ được đề<br />
cập sâu hơn ở các giáo trình cơ bản bậc đại học. Tuy nhiên, các tài<br />
liệu về bất phương trình hàm như là một chuyên đề chọn lọc cho<br />
giáo viên và học sinh chuyên toán bậc trung học phổ thông, ngoài tài<br />
liệu [3], vẫn chưa có nhiều, còn chưa được hệ thống theo dạng toán<br />
cũng như phương pháp giải.<br />
Năm 2011, luận văn thạc sĩ [2] (cùng người hướng dẫn khoa học<br />
luận văn này) đã được bảo vệ, chủ yếu đề cập đến một số dạng bất<br />
phương trình hàm cơ bản, tương tự như những dạng phương trình<br />
hàm Cauchy. Nhiều dạng toán tổng hợp khác, liên quan đến bất<br />
phương trình hàm chưa được đề cập. Luận văn [2] cũng chưa khảo<br />
sát các dạng toán liên quan trên tập số nguyên.<br />
Tiếp nối hướng nghiên cứu ấy, luận văn này tiếp tục khai thác<br />
các dạng tổng hợp khác của các bài toán giải bất phương trình hàm.<br />
Các dạng toán liên quan trên tập số nguyên cũng sẽ được luận văn<br />
nghiên cứu. Nhiều phương pháp giải các bài toán khó trong các đề<br />
thi học sinh giỏi các cấp và Olympic Toán quốc tế đã được đề cập.<br />
<br />
2<br />
<br />
Do đó, đề tài là có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn đối với<br />
chương trình toán học phổ thông, đặc biệt đối với hệ Chuyên Toán,<br />
phù hợp với chuyên ngành Phương pháp Toán sơ cấp.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài sẽ đề cập đến một số lớp bất phương trình hàm trên tập số<br />
thực và trên tập số nguyên, cùng với những áp dụng của chúng trong<br />
việc giải nhiều dạng toán khó, thường xuất hiện trong các đề thi học<br />
sinh giỏi các cấp và Olympic Toán quốc tế. Nhiều dạng toán và các<br />
phương pháp giải khác nhau sẽ được trình bày trong luận văn.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Một số lớp bất phương trình hàm trên tập số thực và tập số<br />
nguyên.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Thuộc chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Từ các tài liệu sưu tầm được, dưới sự định hướng của người<br />
hướng dẫn khoa học, luận văn sẽ đề cập đến một số lớp bất phương<br />
trình hàm trên tập số thực và trên tập số nguyên, cùng với những áp<br />
dụng của chúng.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu của luận văn<br />
là có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn và phù hợp với chuyên<br />
ngành Phương pháp Toán sơ cấp.<br />
Có thể sử dụng luận văn như là tài liệu tham khảo cho giáo viên,<br />
học sinh và bạn đọc quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
3<br />
<br />
6. Cấu trúc luận văn<br />
Với mục đích nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu<br />
tham khảo theo quy định, nội dung chính của luận văn được chia<br />
thành 3 chương sau đây:<br />
Chương 1: Một số dạng bất phƣơng trình hàm<br />
Nội dung chương này chủ yếu đề cập đến một số dạng bất<br />
phương trình hàm một biến và nhiều biến tự do, cùng một số định lý<br />
và hệ quả có liên quan, áp dụng cho việc giải các bài tập cụ thể.<br />
Chương 2: Một số hệ bất phƣơng trình hàm dạng tuyến tính<br />
Chương này ta chủ yếu trình bày các định lý và hệ quả liên<br />
quan, được xem như những bài tập dạng tổng quát của hệ bất phương<br />
trình hàm tuyến tính, từ đó có thể giải được các bài tập cụ thể.<br />
Chương 3: Một số bất phƣơng trình hàm trên tập số nguyên<br />
Nội dung của chương này là trình bày một số bài toán trên tập số<br />
nguyên và các phương pháp giải đặc trưng trên tập số nguyên.<br />
<br />