intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Thể tài du ký trong văn xuôi trung đại Việt Nam (qua Thượng Kinh ký sự, Tây hành Kiến văn kỉ lược, Giá viên biệt lục)

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi sâu phân tích các khía cạnh thuộc phương diện nội dung và hình thức của thể tài du kí trung đại qua những sáng tác tiêu biểu, chỉ ra những nét riêng, những điểm mới của thể tài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Thể tài du ký trong văn xuôi trung đại Việt Nam (qua Thượng Kinh ký sự, Tây hành Kiến văn kỉ lược, Giá viên biệt lục)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TRẦN THỊ MỸ HẠNH<br /> <br /> THỂ TÀI DU KÝ TRONG<br /> VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM<br /> (QUA THƯỢNG KINH KÝ SỰ, TÂY HÀNH<br /> KIẾN VĂN KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN BIỆT LỤC)<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số:<br /> <br /> 60.22.34<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> Đà Nẵng, năm 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM<br /> <br /> Phản biện 1: TS. HÀ NGỌC HÕA<br /> <br /> Phản biện 2: TS. TÔN THẤT DỤNG<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận<br /> văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp<br /> tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 6 năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 1.1. Là một bộ phận của loại hình ký, du ký nước ta đã định<br /> hình thành một thể tài riêng ngay từ thời trung đại. Sáng tác du ký ra<br /> đời từ các chuyến viễn du nên nội dung hướng đến việc ghi chép<br /> những tri thức, hiểu biết về vùng đất mới lạ, kì thú cùng những cảm<br /> nhận, bình giá mang tính cá nhân. Sự hình thành và phát triển của thể<br /> tài du kí đã góp phần quan trọng làm phong phú và hoàn thiện kí<br /> trung đại.<br /> 1.2. Những tác phẩm đầu tiên của du kí Việt Nam được viết<br /> bằng văn vần song thành tựu của thể tài lại kết tinh ở các sáng tác<br /> văn xuôi. Trong đó mảng du kí trường thiên đã làm nên diện mạo<br /> cho du kí trung đại với nhiều tác phẩm khá “dày dặn”. Thượng kinh<br /> kí sự của Lê Hữu Trác là tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên<br /> của Việt Nam và cũng là một thiên du kí đúng nghĩa. Tây hành kiến<br /> văn kỷ lược của Lý Văn Phức là tập du kí có vai trò quan trọng bởi<br /> nó mở đầu cho các sáng tác viết về thế giới bên ngoài Việt Nam và<br /> Trung Hoa. Nhóm sứ đoàn nhà Nguyễn có nhiều phát hiện mới mẻ<br /> về một chân trời ngoại quốc ngoài Trung Hoa ở cuốn nhật ký du kí<br /> Giá Viên biệt lục.<br /> Như vậy, các tác phẩm du ký văn xuôi chữ Hán đã đạt được<br /> nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tiếp cận với sáng tác du ký văn<br /> xuôi chữ Hán chính là nhằm nhận diện một thể tài văn học, xác<br /> định những đặc điểm và đóng góp quan trọng của nó trong tiến<br /> trình văn học dân tộc.<br /> 1.3. Thể tài du kí cùng các tác phẩm du ký chữ Hán trong văn<br /> xuôi trung đại Việt Nam là một mảng độc đáo, thú vị song hiện nay,<br /> việc nghiên cứu vẫn còn ít ỏi. Chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu thể<br /> <br /> 2<br /> <br /> tài du kí trong văn xuôi trung đại qua các tác phẩm mang tính “hoa<br /> tiêu” là việc làm cần thiết và khoa học. Nghiên cứu vấn đề, Luận văn<br /> nhằm xác định đặc điểm của thể tài du kí trung đại về phương diện<br /> nội dung và hình thức nghệ thuật, nhận thức giá trị thẩm mỹ và<br /> những đóng góp của thể tài trong bức tranh toàn cảnh của văn học<br /> dân tộc.<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> Tính đến nay, việc tìm hiểu thể tài du kí nói chung và du kí<br /> trong văn xuôi trung đại Việt Nam nói riêng chưa được các nhà<br /> nghiên cứu quan tâm đúng mức.<br /> Về những công trình nghiên cứu có luận bàn lý thuyết chung<br /> về thể tài du kí.<br /> Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cho ra mắt bạn<br /> đọc cuốn Du kí Việt Nam. Ở Lời giới thiệu sách, tác giả có đánh giá<br /> tình hình nghiên cứu du kí hiện nay, lí giải cơ sở hình thành, quá<br /> trình vận động của thể tài du kí và đặc biệt nhấn mạnh sự hỗn dung<br /> độc đáo trong loại thể của thể tài qua một số du kí tiêu biểu.<br /> Với bài Du kí như một thể tài, Phạm Xuân Nguyên có nhiều ý<br /> kiến xác đáng trong việc mở rộng phạm vi thể tài và xếp những sáng<br /> tác khi đi xa đều thuộc du kí.<br /> Trong bài viết Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của<br /> Trương Vĩnh Kí nhìn từ bình diện thể tài văn học, nhà nghiên cứu<br /> Nguyễn Phong Nam đã dành hẳn một mục để định danh thể tài với tư<br /> cách là thuật ngữ nghiên cứu văn học.<br /> Về ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài, chúng tôi thấy có<br /> các công trình sau:<br /> Trong bài viết Kí Việt Nam thời trung đại, quá trình hình<br /> thành, phát triển và đặc trưng thể loại, Nguyễn Đăng Na tuy không<br /> <br /> 3<br /> <br /> lấy du kí là đối tượng nghiên cứu chính, song đã căn cứ vào đặc<br /> điểm thể tài du kí khi khảo sát một số tác phẩm.<br /> Bài Thể tài văn xuôi du kí chữ Hán thế kỉ XVIII - XIX và<br /> những đường biên thể loại của Nguyễn Hữu Sơn là một trong những<br /> công trình ít ỏi nghiên cứu chuyên sâu về thể tài du kí trong văn xuôi<br /> trung đại. Ở bài viết, tác giả đặt vấn đề về sự giao thoa, đan xen,<br /> thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại với mức độ<br /> khác nhau của thể tài ở một số các sáng tác du kí tiêu biểu.<br /> Tìm hiểu các công trình trên, chúng tôi nhận thấy rằng:<br /> Số lượng các công trình nghiên cứu về thể tài du kí chưa<br /> nhiều, về thể tài du kí trong văn xuôi trung đại còn ít ỏi hơn nữa,<br /> dung lượng thường là những bài viết ngắn, phạm vi nghiên cứu hẹp,<br /> tính hệ thống của vấn đề chưa cao.<br /> Du kí đã được các nhà nghiên cứu minh định với các khía<br /> cạnh về nội dung và hình thức. Tuy thống nhất về cách định danh<br /> thuật ngữ rằng du kí là một thể tài văn học song có những quan niệm<br /> khác nhau về phạm vi rộng, hẹp của thể tài này.<br /> Việc nghiên cứu còn dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát về<br /> đặc điểm thể tài mà chưa có công trình nào nghiên cứu riêng rẽ và có<br /> hệ thống về vấn đề này.<br /> Đối với thể tài du kí trong văn xuôi trung đại, các công trình<br /> đã có nhiều kết luận xác đáng. Tuy nhiên, vấn đề còn giới hạn ở một<br /> mức độ nhất định mà chưa đi vào nghiên cứu một cách toàn diện.<br /> Tóm lại, vấn đề thể tài du kí trong văn xuôi trung đại vẫn còn<br /> nhiều điều bỏ ngỏ cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong khi thực hiện<br /> đề tài, chúng tôi tiếp thu những kết quả nghiên cứu đã có, xem đó là<br /> gợi ý quí báu để vấn đề được xem xét thấu đáo và có hệ thống hơn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2